Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hạ Long giai đoạn 2008 đến nay (Trang 31)

4. Yêu cầu của đề tài

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

- Điều kiện tự nhiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3.2. Sơ lược về hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý nhà nước về đất đai của thành phố Hạ Long đất đai của thành phố Hạ Long

- Hiện trạng sử dụng đất - Hệ thống cán bộ địa chính

- Tình hình quản lý nhà nước về đất đai của thành phố.

2.3.3. Sơ lược về văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hạ Long

2.3.3.1. Giới thiệu chung

2.3.3.2. Quá trình hình thành và phát triển

2.3.3.3. Vị trí và chức năng, nhiệm vụ của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố

2.3.4. Đánh giá thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hạ Long dụng đất thành phố Hạ Long

- Đánh giá về việc thực hiện các thủ tục về cấp giấy chứng nhận quyền sủ dụng đất trên địa bàn thành phố đối với hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

- Đánh giá việc đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý biến động về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đối với cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

- Đánh giá công tác lưu trữ, quản lý và chỉnh lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu thuộc tính địa chính đối với tất cả các thửa đất trên địa bàn thành phố; gủi thông báo chỉnh lý biến động cho UBND cấp tỉnh và UBND các phường, xã để chỉnh lý hồ sơ địa chính đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền, kiểm tra việc cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính của UBND cấp xã.

- Đánh giá việc cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan chức năng xác định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đai và tài sản gắn liền với đất là cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

- Đánh giá công tác thống kê, kiểm kê.

2.4. Phƣơng pháp thực hiện

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập, xử lý số liệu thứ cấp

+ Phòng Tài nguyên và Môi trường: Thu thập các tài liệu số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất của thành phố Hạ Long.

+ Phòng Kinh tế, Phòng Thống kê.. Thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của thành phố, nghiên cứu, số liệu thống kê về kinh tế xã hội từ năm 2008 đến 2013.

+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất: Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm 2008 - 2013.

- Thu thập thông tin bằng nguồn sơ cấp:

+ Các thông tin thu được từ nguồn sơ cấp qua phương pháp phỏng vấn và quan sát.

+ Phỏng vấn là một phương pháp thường được dùng để thu thập thông tin từ mọi người. Và đối tượng được phỏng vấn trong nghiên cứu này là các chuyên gia, cán bộ có trình độ chuyên môn và một số người dân đang đi làm những thủ tục hành chính có liên quan.

+ Quan sát là một phương pháp mang tính lựa chọn, hệ thống và có mục đích để tìm hiểu, nhìn nhận và lắng nghe một tương tác hay một hiện tượng khi nó xảy ra.

2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp và khảo sát thực địa

- Khảo sát thực địa thu thập số liệu sơ cấp nhằm kiểm chứng các thông tin, số liệu đã thu thập được từ điều tra nội nghiệp. Phỏng vấn trực tiếp 200 đối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tượng trên địa bàn 20 phường theo mẫu phiếu soạn sẵn. Nội dung thông tin được thu thập bằng bảng hỏi bao gồm: Số khẩu, trình độ, tình hình sử dụng đất, hiện trạng về các giấy tờ pháp lý có liên quan, nhận xét về thực hiện thủ tục hành chính... Thông qua đó có thể nhận định được về mức độ công khai, thời hạn thực hiện, thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ làm việc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

2.4.3. Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan

Trên cơ sở các tài liệu, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các báo cáo tổng kết của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài được chọn lọc và xử lý theo yêu cầu đề tài.

2.4.4. Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình thực hiện luận văn, tổ chức hội thảo, trao đổi thông tin với các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký đất đai trao đổi về cách nhìn nhận, đánh giá cũng như những gợi ý đề xuất và giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình này.

2.3.5. Phương pháp phân tích tổng hợp

Tổng hợp và phân tích số liệu, kết hợp các yếu tố định tính với định lượng, các vấn đề vĩ mô và vi mô trong phân tích, mô tả, so sánh và đánh giá quy trình, để làm rõ những đặc điểm ưu việt và hiệu quả trong việc thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hạ Long giai đoạn 2008 đến nay (Trang 31)