Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực (đào tạo, bồi dưỡng cán bộ)

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hạ Long giai đoạn 2008 đến nay (Trang 89)

4. Yêu cầu của đề tài

3.2.4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực (đào tạo, bồi dưỡng cán bộ)

Phát triển nguồn nhân lực hoạt động trong bộ máy tổ chức VPĐK là một trong những yêu cầu cấp bách nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động và nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động:

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm việc tại VPĐK. Hiện tại, một số công chức, viên chức còn một số mặt hạn chế về năng lực chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, phương pháp làm việc và tinh thần trách nhiệm còn thiếu thực tế. Vì vậy, giải pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức VPĐK là rất quan trọng. Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải đạt được là tạo ra một đội ngũ cán bộ có kiến thức chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, có khả năng chủ động giải quyết công việc được giao, năng động trong xử lý tình huống. Đồng thời đội ngũ cán bộ này phải thường xuyên thực hiện công tác tổng kết, đánh giá, phát hiện vấn đề, đề xuất cái mới.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân; Việc đào tạo nâng cao nằn lực của đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã có ý nghĩa rất rất quan trọng bởi các quan hệ đất đai đều được xác lập từ cơ sở, mọi biến động đều phát sinh trên những thửa đất cụ thể và con người cụ thể chính vì vậy cần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ địa chính cấp phường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Thành phố Hạ Long là một vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh, trong những năm vừa qua, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ đã dẫn đến nhiều biến động về sử dụng đất. Nên cần phải hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Qua điều tra, nghiên cứu đề tài cho thấy: Kết quả hoạt động của VPĐK đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong tiến độ và kết quả thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đạt 95,49% số Giấy chứng nhận cần cấp), trong công tác chỉnh lý biến động khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất, cụ thể:

+ 100% ý kiến cho rằng thủ tục tiếp nhận hồ sơ tại VPĐK thành phố Hạ Long được công khai, minh bạch, rõ ràng, thuận lợi.

+ 70% ý kiến cho rằng thủ tục được giải quyết qua VPĐK thành phố Hạ Long là nhanh; 25% cho là bình thường và vẫn còn 5% ý kiến cho rằng chậm.

+ 95% ý kiến cho rằng cán bộ tận tình, chu đáo; 5% cho là bình thường. + 97,5% ý kiến cho rằng được hướng dẫn thủ tục hành chính đầy đủ; 2,5% ý kiến cho rằng không đầy đủ;

Hoạt động của VPĐK cũng còn một số hạn chế, tổ chức bộ máy của VPĐK còn chậm củng cố; việc quản lý điều hành hoạt động có khi còn chưa sâu sát, trách nhiệm chưa được phân định rõ ràng dẫn đến chồng chéo trong giải quyết công việc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Từ thực trạng hoạt động của VPĐK thành phố Hạ Long đã đưa ra một số giải pháp về chính sách pháp luật, tổ chức, nhân lực, kỹ thuật, nghiệp vụ, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ chế.

2. Đề nghị

- Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh

+ Ban hành các văn bản hướng dẫn địa phương kịp thời đúng quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình địa phương, song phải có hướng tháo gỡ những tồn tại và vướng mắc nhằm hoàn thiện hồ sơ địa chính tại thời điểm thực hiện các thủ tục hành chính;

+ Đầu tư kinh phí đo đạc bản đồ trong giai đoạn mới do hồ sơ chỉnh lý biến động quá nhiều, hoàn thiện hồ sơ địa chính cho các loại đất; đầu tư trang thiết bị máy móc cho các cơ quan quản lí đất đai cấp huyện và cấp xã.

+ Bổ sung hoàn thiện đội ngũ cán bộ địa chính cấp huyện và cấp phường giúp UBND các cấp thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về đất đai nói chung và quản lý hệ thống HSĐC nói riêng.

+ Mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và chuyên ngành nhằm nâng cao trình độ của các cán bộ chuyên môn. Đào tạo, tập huấn cho cán bộ địa chính thành phố, cấp huyện và xã, thị trấn nâng cao trình độ tin học và quản lý hệ thống thông tin đất đai.

- Đối với Ủy ban nhân thành phố Hạ Long

+ Kiện toàn tổ chức bộ máy của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; quy định cơ chế hoạt động, quy chế phối hợp giữa các phòng ban khi thực hiện kỹ thuật, nghiệp vụ.

+ Tăng cường nguồn nhân lực đối với Văn phòng đăng ký QSD đất thành phố, đi đôi với chất lượng và năng lực cán bộ chuyên môn, đảm bảo các yêu cầu về trình độ và phẩm chất cán bộ.

+ Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật - công nghệ như máy tính, máy in, hệ thống mạng và các phần mềm chuyên ngành,…để tạo hạ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tầng kỹ thuật cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và hệ thống thông tin đất đai của thành phố.

+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để tìm ra những hạn chế, đề xuất về cơ chế chính sách và giải pháp cho kịp thời.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo VietNamnet (2004), “Cải cách hành chính đang vướng ở đâu, cải cách hành chính phải gắn với thực tiễn và chiến lược phát triển kinh tế” báo điện tử Dân trí, báo điện tử của Trung ương hội khuyến học việt nam 2011 “ …về một số nỗi khổ của người dân khi xin cấp GCN - Bạn đọc hiến kế trong thực hiện thủ tục cấp GCN’’.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Khoa học Môi trường

.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ (2004), Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT-BTNMT-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

4. Bộ Tài chính, Bộ tài nguyên và Môi trường (2005), Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT/BTC-BTNMT hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.

5. Nguyễn Đình Bồng, (2010), Quản lý thị trường bất động sản, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Giáo trình (dụ thảo).

6. Nguyễn Đình Bồng, (1.2006), Nghiên cứu đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành thị trường bất động sản Việt Nam DTĐL.CNN. 2002/15, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Điều tra quy hoạch đất đai.

7. (2001), 181/2004/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

9. Nguyễn Văn Chiến (2006), Nghiên cứu các mô hình và phương thức hoạt động của tổ chức đăng ký đất đai của một số nước trong khu vực và một số nước phát triển.

10. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, năm 1992. 11. Hiệp định ngăn ngừa sa mạc hóa - LHQ (1994).

12. Tôn Gia Huyên, Nguyễn Đình Bồng (2007), Quản lý đất đai và thị trường bất động sản, NXB Bản đồ.

13. Luật dân sự năm 2005. 14. Luật Đất đai năm (1988). 15. Luật Đất đai năm (1993).

16. Luật Sửa đổi bổ sung một số điều Luật Đất đai (1998). 17. Luật Sửa đổi bổ sung một số điều Luật Đất đai (2001). 18. Luật Đất đai năm 2003, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia. 19. Luật Đất đai năm 2013, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.

20. Tổng cục Quản lý đất đai (2009), “Báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp trong cả nước”, Hà Nội.

21. Tổng cục Quản lý đất đai (2009), “Tài liệu hội thảo đăng ký đất đai ở Pháp”, Hà Nội.

22. Nguyễn Thanh Trà & Nguyễn Đình Bồng (2005), Quản lý thị trường bất động sản, NXB Nông nghiệp.

23. Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh (2011), Báo cáo Kết quả cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (theo Nghị định số 88/2009/NĐ-CP đến 31/12/2011).

24. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX (2001), NXB chính trị Quốc gia.

25. Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh (2011), Báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai 2003 trên địa bàn thành phố Hạ Long.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

26. Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh (2013), Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

27. Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh (2013), Báo cáo Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (tính đến tháng 12/2013).

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hạ Long giai đoạn 2008 đến nay (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)