4. Yêu cầu của đề tài
2.3.4. Đánh giá thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền
2.3.3.1. Giới thiệu chung
2.3.3.2. Quá trình hình thành và phát triển
2.3.3.3. Vị trí và chức năng, nhiệm vụ của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố
2.3.4. Đánh giá thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Hạ Long dụng đất thành phố Hạ Long
- Đánh giá về việc thực hiện các thủ tục về cấp giấy chứng nhận quyền sủ dụng đất trên địa bàn thành phố đối với hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Đánh giá việc đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý biến động về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đối với cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
- Đánh giá công tác lưu trữ, quản lý và chỉnh lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu thuộc tính địa chính đối với tất cả các thửa đất trên địa bàn thành phố; gủi thông báo chỉnh lý biến động cho UBND cấp tỉnh và UBND các phường, xã để chỉnh lý hồ sơ địa chính đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền, kiểm tra việc cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính của UBND cấp xã.
- Đánh giá việc cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan chức năng xác định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đai và tài sản gắn liền với đất là cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
- Đánh giá công tác thống kê, kiểm kê.
2.4. Phƣơng pháp thực hiện
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập, xử lý số liệu thứ cấp
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường: Thu thập các tài liệu số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất của thành phố Hạ Long.
+ Phòng Kinh tế, Phòng Thống kê.. Thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của thành phố, nghiên cứu, số liệu thống kê về kinh tế xã hội từ năm 2008 đến 2013.
+ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất: Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm 2008 - 2013.
- Thu thập thông tin bằng nguồn sơ cấp:
+ Các thông tin thu được từ nguồn sơ cấp qua phương pháp phỏng vấn và quan sát.
+ Phỏng vấn là một phương pháp thường được dùng để thu thập thông tin từ mọi người. Và đối tượng được phỏng vấn trong nghiên cứu này là các chuyên gia, cán bộ có trình độ chuyên môn và một số người dân đang đi làm những thủ tục hành chính có liên quan.
+ Quan sát là một phương pháp mang tính lựa chọn, hệ thống và có mục đích để tìm hiểu, nhìn nhận và lắng nghe một tương tác hay một hiện tượng khi nó xảy ra.
2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp và khảo sát thực địa
- Khảo sát thực địa thu thập số liệu sơ cấp nhằm kiểm chứng các thông tin, số liệu đã thu thập được từ điều tra nội nghiệp. Phỏng vấn trực tiếp 200 đối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tượng trên địa bàn 20 phường theo mẫu phiếu soạn sẵn. Nội dung thông tin được thu thập bằng bảng hỏi bao gồm: Số khẩu, trình độ, tình hình sử dụng đất, hiện trạng về các giấy tờ pháp lý có liên quan, nhận xét về thực hiện thủ tục hành chính... Thông qua đó có thể nhận định được về mức độ công khai, thời hạn thực hiện, thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ làm việc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
2.4.3. Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan
Trên cơ sở các tài liệu, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các báo cáo tổng kết của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài được chọn lọc và xử lý theo yêu cầu đề tài.
2.4.4. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình thực hiện luận văn, tổ chức hội thảo, trao đổi thông tin với các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký đất đai trao đổi về cách nhìn nhận, đánh giá cũng như những gợi ý đề xuất và giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình này.
2.3.5. Phương pháp phân tích tổng hợp
Tổng hợp và phân tích số liệu, kết hợp các yếu tố định tính với định lượng, các vấn đề vĩ mô và vi mô trong phân tích, mô tả, so sánh và đánh giá quy trình, để làm rõ những đặc điểm ưu việt và hiệu quả trong việc thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Ngày 27/12/1993, thành phố Hạ Long được chính thức thành lập trên cơ sở của thị xã Hồng Gai. Ngày 16/8/2001, hai xã Việt Hưng và Đại Yên của huyện Hoành Bồ được sáp nhập về thành phố Hạ Long theo Nghị định số 51/2001/NĐ-CP của Chính phủ, làm cho Thành phố trải dài từ Yên Lập (sát với địa phận thị xã Quảng Yên) tới Đèo Bụt (sát với địa phận thành phố Cẩm Phả) như hiện nay. Như vậy thành phố Hạ Long có vị trí địa lý:
Từ 20055’ đến 21005’ vĩ độ Bắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thành phố Hạ Long nằm ở vị trí Tây bắc vịnh Bắc bộ, có trục Quốc lộ 18A đi qua; cách Hà Nội 165 km về phía Tây, cách cửa khẩu Quốc tế Móng Cái 180km về phía Tây nam, với bờ biển dài trên 50 km.
Phía Bắc và Tây bắc giáp huyện Hoành Bồ.
Phía Nam thông ra biển qua vịnh Hạ Long và thành phố Hải Phòng. Phía Đông và Đông bắc giáp thành phố Cẩm Phả.
Phía Tây và Tây nam giáp thị xã Quảng Yên
Với vị trí “đắc địa”, thuận lợi cả giao thông thuỷ, bộ và các điều kiện tự nhiên - xã hội, Hạ Long là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, tập trung các cơ quan đầu não của tỉnh; các công trình kiến trúc lớn, đẹp, hiện đại, đặc trưng cho nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử.
Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Hạ Long là 27.195,03 ha. Có Quốc lộ 18A chạy qua, có cảng biển, có bờ biển dài 50 km, có vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, với diện tích 434 km2
. [26]
Thành phố Hạ Long gồm có 20 phường, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 165 km về phía Tây theo Quốc lộ 18A, cách trung tâm thành phố cảng biển Hải Phòng 70 km về phía Nam theo Quốc lộ 10, cách cửa khẩu Quốc tế Móng Cái 180 km về phía Đông theo Quốc lộ 18A. [26]
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
- Hạ Long là thành phố ven biển vịnh Bắc bộ, có địa hình đa dạng và phức tạp, gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt như sau:
+ Vùng đồi núi:
Đây là cánh cung bao bọc toàn bộ phía Bắc và Đông bắc Quốc lộ 18A) chiếm 70% diện tích đất Thành phố, gồm các dải đồi cao trung bình từ 150 - 250m, ngọn núi cao nhất 504m, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, thấp dần về phía biển, độ dốc trung bình từ 15 - 20% xen giữa đồi núi là những thung lũng nhỏ, hẹp. [26]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Vùng ven biển:
Bao gồm địa phận ở phía Nam Quốc lộ 18A, đây là dải đất hẹp, đất bồi tụ chân núi và bãi bồi ven biển, tuy là vùng đất thấp nhưng không được bằng phẳng, độ cao trung bình từ 0,5 - 5m.
+ Vùng hải đảo:
Đây là toàn bộ diện tích vùng vịnh thuộc Thành phố, gồm khoảng trên 750 hòn đảo lớn, nhỏ, chủ yếu là đảo núi đá. Riêng đảo Tuần Châu nằm phía Tây nam Thành phố đã được nối với đất liền bằng đường ra đảo dài 2 km, diện tích đảo trên 400 ha. [26]
3.1.1.3. Khí hậu
Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, một năm có 2 mùa, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Là vùng ven biển với hệ thống đảo và đồi núi nên khí hậu của Hạ Long bị chi phối mạnh mẽ của biển.
a. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình năm 23,70C dao động từ 16,70
C - 28,60C. Nhiệt độ trung bình cao nhất 34,90C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối lên tới 380C, mùa đông nhiệt độ trung bình thấp nhất 13,70C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 50
C. [26]
b. Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm là 1832 mm, phân bố không đều trong năm và chia thành 2 mùa.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm từ 80 - 85% tổng lượng mưa cả năm, cao nhất là tháng 7 và tháng 8 đạt 350 mm.
- Mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ đạt từ 15 - 20% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1 từ 4 - 40 mm. [26]
c. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%. Cao nhất có tháng lên tới 90% và thấp nhất là 68%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Do đặc điểm vị trí địa lý, ở Hạ Long có 2 loại gió: gió mùa Đông bắc và gió Tây nam. Tốc độ gió trung bình năm 2,8 m/s, hướng gió mạnh nhất là Tây nam 45 m/s. Là vùng biển kín, Hạ Long ít chịu ảnh hưởng của các cơn bão lớn, sức gió mạnh nhất là cấp 9. Tuy nhiên những trận mưa bão lớn thường gây ra thiệt hại, đặc biệt là các khu vực ven biển. [26]
e. Sương muối, sương mù
Mùa đông thường có sương mù dày đặc, sương muối thường xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, tập trung nhiều ở những vùng đồi núi.
f. Thuỷ văn
a. Hệ thống sông chính
Các sông chính chảy qua địa phận Thành phố gồm có sông Diễn Vọng, sông Vũ Oai, sông Man, sông Trới đổ vào vịnh Cửa Lục và sông Míp đổ vào hồ Yên Lập.
Ngoài ra còn có các dòng suối nhỏ và ngắn chảy dọc sườn núi phía nam từ Hồng Gai ra Hà Tu, Hà Phong. Sông, suối chảy trên địa phận Hạ Long nhỏ và ngắn, lưu lượng nước không nhiều và phân bố không đều trong năm, do địa hình dốc nên mực nước dâng lên nhanh và thoát cũng nhanh.
b. Chế độ thuỷ triều.
Vùng biển Hạ Long chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3,6 m. [26]
Nhiệt độ lớp bề mặt trung bình 180C đến 30,80C. Độ mặn nước biển (Nacl) trung bình 21,6‰ (tháng7) đến 32,4‰ (tháng 2 và 3). Biển ở Hạ Long thường có biểu hiện xâm thực đáy của các cửa sông và biển gây xói lở biến dạng bờ biển. [26]
3.1.2. Các nguồn tài nguyên
3.1.2.1. Tài nguyên đất
Căn cứ vào đặc điểm địa hình, sự hình thành và cấu tạo của đất, đất đai thuộc thành phố Hạ Long được phân thành các nhóm đất chính như sau: Đất cát ven biển (C), đất mặn (M), đất phù sa (P), đất mùn vàng đỏ trên núi (HV),
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đất vàng đỏ (FV), đất Gơlây (G), đất xám (X), đất nhân tác (NT) [26]
3.1.2.2. Tài nguyên nước a. Tài nguyên nước mặt.
Hạ Long nằm trong vùng có mưa lớn bình quân 1800 - 2000 mm/năm, do địa hình dốc, các sông suối nhỏ và ngắn đều từ trên núi cao đổ thẳng xuống vịnh Hạ Long nên nguồn nước mặt phụ thuộc rất lớn vào các mùa trong năm, về mùa khô nguồn nước dễ bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt. [26]
b. Tài nguyên nước ngầm.
Theo kết quả báo cáo đánh giá nguồn nước ngầm do Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Địa chất - Trường Đại học Mỏ Địa chất thực hiện thì nước ngầm ở thành phố Hạ Long có trữ lượng không lớn, tầng chứa nước hệ Trias T3 (n - r).
Có thể khai thác nguồn nước ngầm bằng cách khoan giếng ở độ sâu từ 100 - 130 m, lượng nước khai thác cao nhất đạt tới 20.626 m3/ngày đêm, vượt quá mức dự báo của khu vực, dẫn tới nguy cơ nhiều giếng bị sập, hỏng và có xu hướng độ nhiễm mặn của giếng nước tăng làm hư hại tới nguồn nước. Hiện chỉ còn có 6 giếng hoạt động. [26]
3.1.2.3. Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê đất đai tính đến 01/01/2011, diện tích đất có rừng của thành phố Hạ Long 7.002,20 ha trong đó: rừng phòng hộ là 3.948,86 ha; rừng ngập mặn (phòng hộ ven biển) 610,99 ha; rừng sản xuất 1.678,74 ha; rừng đặc dụng 297,48 ha. [26]
Rừng tự nhiên: bao gồm rừng nghèo, rừng phục hồi và rừng ngập mặn. Rừng trồng: với các loài cây chủ yếu là thông, keo, bạch đàn và vườn rừng trồng xen cây ăn quả. [26]
3.1.2.4. Tài nguyên biển
Biển ở Hạ Long có những đặc điểm riêng biệt về địa hình địa mạo, không những có tiềm năng lớn về du lịch mà còn là vùng biển có tiềm năng phong phú về khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, phát triển cảng biển, giao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thông đường thuỷ và công nghiệp sửa chữa đóng mới tàu biển.
- Về thuỷ sản: Biển vùng vịnh Hạ Long là vùng biển kín, nhiều cồn rạn nên vùng biển Hạ Long có nhiều loại hải sản cư trú và sinh sống. Với 950 loài cá, 500 loại động vật thân mềm và 400 loài giáp xác trong đó có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như cá thu, nhụ, song, hồi, tráp, chim, bơn khế, hồng nục gia, lương mồi, má nhòng, tôm, mực, ngọc trai, bào ngư, sò huyết, các dải đá ngầm san hô trong vịnh cũng khá phong phú với 117 loài thuộc 40 họ, 12 nhóm. Ngoài khơi thuộc vùng biển Hạ Long là 1 trong 4 ngư trường lớn của nước ta. [26]
- Ngoài nguồn lợi thuỷ sản mà vùng biển mang lại, còn cho phép phát triển ngành cảng biển như cảng nước sâu Cái Lân, cảng du lịch, cảng than và một số cảng nhỏ khác. Cùng với sự phát triển của cảng biển, ngành đóng tàu cũng được phát triển mạnh mẽ tạo nên một nền kinh tế biển đa dạng, phong phú với quy mô lớn. [26]
3.1.2.5. Tài nguyên khoáng sản
Thành phố Hạ Long có nhiều loại tài nguyên khoáng sản, tập trung chủ yếu là than đá và một số vật liệu xây dựng khác như đá vôi, đất sét và cao lanh. [26]
3.1.2.6. Tài nguyên nhân văn
Thành phố Hạ Long là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, nằm trong cái nôi sản sinh ra giai cấp công nhân Việt Nam, có tinh thần hiếu học, năng động, sáng tạo, có nguồn lao động dồi dào, có đội ngũ khoa học lớn mạnh, công nhân có tay nghề cao nòng cốt tiếp thu khoa học công nghệ mới áp dụng sản xuất. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung đã xây dựng nên truyền thống văn hiến, nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, các giá trị nhân văn cũng đang được phục hồi và phát triển. Việc thực hiện nếp sống văn hoá khu du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ với khẩu hiệu “Người Hạ Long nói lời