Quan điểm đề xuất phát triển kênh phân phối sản phẩm xi măng tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển kênh phân phối sản phẩm xi măng của công ty TNHH MTV xi măng vicem Hoàng Thạch trên thị trường Hà Nội (Trang 44)

nhà chủ yếu đều tự mình lựa chọn nguyên vật liệu, tự mua vật tư, trong số đó chỉ có 1% là do được người bán giới thiệu. Họ mua sản phẩm xi măng xây nhà với tiêu chí lựa chon hàng đầu đó là uy tín thương hiệu sau đó mới là chất lượng phù hợp với công trình. Bên cạnh đó thì các nhà thầu xây dựng lại đưa ra những tiêu chí để lựa chọn mua xi măng ở các đại lý như: tính thuận tiện, sự sẵn sang, dịch vụ giao hàng và quan hệ với đại lý đó.

Hệ thống kênh phân phối phải được tổ chức một cách linh động và hợp lý, thích ứng được với biến động của thị trường, tạo được sự gắn kết giữa các kênh đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài. Mỗi thành tố trong kênh phân phối đều có những tác động nhất định đến toàn bộ hệ thống kênh. Vậy nên cần có những phương thức hữu hiệu hơn trong công tác quản lý kênh phân phối nhằm thực hiện đúng chức năng vốn có của nó như việc ứng dụng công nghệ quản lý tin học hóa quản lý hệ thống kênh phân phối, hỗ trợ công tác phát triển thị trường, đào tạo quản lý tại các nhà phân phối, phát triển thị trường…Vì vậy công ty cần nắm bắt thực trạng để hoạch định và làm tốt hơn nữa việc hoàn thiện và phát triển kênh phân phối của mình.

4.2.2 Quan điểm đề xuất phát triển kênh phân phối sản phẩm xi măng tại Việt Nam. Nam.

Phát triển kênh phân phối phải xây dựng dựa trên lợi ích khách hàng và lấy khách hàng làm trung tâm, phải gắn liền lợi ích của khách hàng với lợi ích của doanh nghiệp, phải dựa trên quan điểm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh làm góp phần nâng cao hiệu quả.

Việc phát triển kênh phân phối đặt trong mối quan hệ với các yếu tố marketing – mix , chiến lược phát triển marketing, chiến lược phát triển của công ty nhằm góp

phần thúc đẩy sự phát triển của ngành xi măng Việt Nam và có đóng góp vào sự phát triển chung của ngành kinh tế.

Việc phát triển hệ thống kênh phân phối góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh, tăng doanh số và hiệu quả kinh doanh của công ty và phải đảm bảo tuân thủ theo các quy định chung của nhà nước, phải cạnh tranh lành mạnh trong khuôn khổ cho phép của nhà nước và phải phù hợp với quá trình và sự phát triển của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển kênh phân phối sản phẩm xi măng của công ty TNHH MTV xi măng vicem Hoàng Thạch trên thị trường Hà Nội (Trang 44)