b. Ngành nghề kinh doanh
3.2.1. Xác định chính xác nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết
Công ty cần xác định chính xác nhu cầu VLĐ cho quá trình sản xuất kinh doanh.Việc xác định chính xác nhu cầu VLĐ sẽ tạo điều kiện để công ty tổ chức huy động các nguồn vốn cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp với cơ cấu hợp lý, đem lại lợi ích tối ưu cho công ty.Tại thời điểm cuối năm 2014, VLĐ của công ty là (1,047,227,156) đồng, so với thời điểm đầu năm 2014 và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Công ty cần xem xét tỷ trọng giữa vốn lưu động và vốn cố định phù hợp với từng thời kỳ sao cho không lãng phí do thừa vốn hoặc thiếu vốn, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục.
Để xác định nhu cầu vốn lưu động, công ty có thể áp dụng phương pháp “ tỷ lệ phần trăm trên doanh thu”.
Có thể xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty năm 2015theo các chỉ tiêu đã biết của năm 2014 như sau:
• Xác định số dư bình quân các khoản vốn năm 2014: + Hàng tồn kho bình quân: 58,805,489,229.5 đồng.
+ Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân:(5,657,962,186) đồng. + Nợ phải trả nhà cung cấp bình quân:33,502,725,014.5 đồng.
• Xác định tỷ lệ các khoản vốn so với doanh thu thuần: DTT năm 20141 là 116,623,737,697 đồng.
+ Tỷ lệ hàng tồn kho bình quân so với DTT: 50.42%
+ Tỉ lệ các khoản nợ phải thu bình quân so với DTT: (4.85)%
+ Tỷ lệ các khoản nợ phải trả nhà cung cấp bình quân so với DTT: 28.73% Tỉ lệ nhu cầu VLĐ so với DTT = 50.42% -4.85% - 28.73% = 16.84%.
Như vậy cứ 100 đồng DTT tăng lên thì công ty cần bổ sung 16.84 đồng VLĐ. Với việc phải bổ sung thêm vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi công ty phải tìm kiếm các nguồn tài trợ tốt nhất với chi phí sử dụng vốn là thấp nhất. Tuy nhiên, công ty cần lưu ý thời gian vay và lãi suất 150
cho vay để có thể đảm bảo thanh toán nợ đúng hạn với các ngân hàng, tránh làm mất uy tín đã xây dựng được từ trước tới nay.