C. Ghi nhớ:
3. Chọn phao:
3.1. Tìm hiểu về phao sử dụng cho vàng câu cá ngừ:
Dây phao và phao có công dụng treo vàng câu trong nước ở độ sâu mong muốn và định hình vàng câu khi nó làm việc. Để tăng hay giảm độ sâu làm việc của vàng câu, người ta tăng hay giảm chiều dài dây phao.
Ngoài ra, người ta còn sử dụng phao cờ, phao vô tuyến, để dễ phát hiện vàng câu khi nó đang hoạt động, đặc biệt là khi vàng câu bị đứt.
3.2. Chọn phao tròn:
Khi chọn phao tròn căn cứ vào các yếu tố sau: Vật liệu, độ sâu làm việc, đường kính, trọng lượng, sức nổi.
Phao tròn dùng cho vàng câu cá ngừ đại dương thường làm bằng plastic cứng, có độ sâu làm việc khoảng 300 m, đường kính từ 210 đến 300 mm, trọng lượng từ 1 kg đến 2,3 kg và sức nổi từ 2,6 kg đến 11,9 kg.
Hình 1.4.2. Phao tròn 1 quay Hình 1.4.3. Phao tròn 2 quay
Cách chọn phao tròn như sau: - Chọn vật liệu làm phao.
- Chọn độ sâu làm việc của phao. - Chọn đường kính phao.
- Chọn trọng lượng phao. - Chọn sức nổi phao.
Theo bản vẽ kỹ thuật Hình 1.1.1, ta chọn phao tròn có các đặc tính kỹ thuật như sau: - Vật liệu plastic cứng. - Độ sâu làm việc 300 m. - Đường kính phao 300 mm. - Trọng lượng phao 2,3 kg. - Sức nổi phao 11,9 kg. - Loại phao có 01 quay.
Số lượng phao cho toàn vàng câu: 30 x 6 + 1 = 181 phao.
3.3. Chọn phao ganh:
Theo bản vẽ Hình 1.1.1, ta thấy giữa 2 phao tròn có 5 dây nhánh. Các dây nhánh này tuy có chiều dài như nhau, nhưng do dây nhánh có độ võng khi hoạt động trong nước, vì vậy độ sâu làm việc của các dây nhánh là khác nhau (dây nhánh ở giữa có độ sâu làm việc lớn nhất), điều này ảnh hưởng đến năng suất đánh bắt của vàng câu.
Hình 1.4.4. Độ võng của vàng câu khi làm việc
Để khắc phục nhược điểm này, người ta treo thêm phao nhỏ ở giữa 2 phao tròn, số lượng tối đa là 2 phao nhỏ/3 dây nhánh.
Chọn phao nhỏ sử dụng cho nghề Câu cá ngừ đại dương như sau: - Vật liệu: nhựa PVC.
- Đường kính 100 mm. - Chiều dài 350 mm.
Hình 1.4.5. Phao nhỏ
Dây dùng cho phao nhỏ chỉ khác dây phao ở 1 điểm là đầu liên kết với phao có khuyết lớn hơn 100 mm để có thể luồn phao nhỏ qua khuyết khi lắp phao nhỏ với dây phao.
3.4. Chọn phao đèn:
Phao đèn giúp cho việc theo dõi hoạt động của vàng câu vào ban đêm được dễ dàng hơn. Người ta lắp phao đèn dọc theo vàng câu, với khoảng cách 6 km/phao đèn.
Chọn phao đèn với các thông số như sau: - Tầm nhìn thấy.
- Thời gian sử dụng pin. - Chu kỳ chớp của đèn. - Kích thước phao. - Trọng lượng phao. - Chiều cao phao.
Hình 1.4.6. Phao đèn DYF-600 Hình 1.4.7. Phao đèn DYF-800
Các thông số kỹ thuật của 2 loại phao đèn nói trên:
Tầm nhìn thấy
Thời gian sử dụng pin Chu kỳ chớp của đèn Kích thước phao Trọng lượng phao Chiều cao phao
6 km 20 ngày 2,5 giây Đường kính 360 mm 4,1 kg 650 mm 6 km 90 ngày 2,5 giây Đường kính 280 mm 6,4 kg 820 mm
Nếu không sử dụng phao đèn, có thể dán những miếng vải phản quang lên phao tròn hoặc phao ganh, điều này có thể giúp cho việc quan sát vàng câu khi hoạt động, bằng đèn pha có hiệu quả hơn.
3.5. Chọn phao vô tuyến:
Để theo dõi hoạt động của những vàng câu dài, người ta dùng phao vô tuyến có cự ly quan sát từ 50-120 km.
Phao vô tuyến là phao phát ra sóng vô tuyến. Trên tàu phải có máy vô tuyến tầm phương để nhận sóng vô tuyến từ các phao phát ra. Khi máy vô tuyến tầm phương nhận sóng vô tuyến từ phao vô tuyến, máy sẽ cho ta biết khoảng cách và vị trí của phao so với tàu.
Người ta thường lắp phao vô tuyến ở giữa vàng câu và ở phần cuối vàng câu, nơi xa tàu nhất.
Chọn phao vô tuyến căn cứ vào: - Tầm hoạt động.
- Thời gian sử dụng pin. - Trọng lượng phao. - Giá thành.
Các thông số kỹ thuật của phao: - Tầm hoạt động: 50 - 120 km - Thời gian sử dụng pin: 7.300 giờ - Trọng lượng: 22 kg
Hình 1.4.8. Phao vô tuyến PR-30