C. Ghi nhớ:
5. Kiểm tra sau khi thi công dây nhánh:
Mục đích kiểm tra là để xem việc thi công dây nhánh có đảm bảo đúng theo bản vẽ hay không.
Cách kiểm tra như sau:
- Kiểm tra các bộ phận của dây nhánh.
- Kiểm tra vật liệu, dụng cụ tạo ra dây nhánh.
- Kiểm tra kích thước dây nhánh và các dụng cụ kèm theo. - Kiểm tra các khuyết đầu dây xem có chắc chắn hay không. - Kiểm tra các liên kết giữa các bộ phận, các phần của dây nhánh.
Qua kiểm tra, nếu thấy chỗ nào không thực hiện đúng theo bản vẽ kỹ thuật, phải làm lại cho đúng.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Các câu hỏi:
1.1. Mô tả các bộ phận và công dụng của dây nhánh? 1.2. Kể tên các loại vật tư làm dây nhánh?
2. Các bài thực hành:
2.1. Bài thực hành 1.3.1: Thi công một dây nhánh 1 đoạn theo bản vẽ - Mục tiêu: Thi công được 1 đoạn dây nhánh theo bản vẽ.
- Nguồn lực:
+ Phòng học 35 học viên/tàu/xưởng ngư cụ; Giáo trình Thi công vàng câu; bản vẽ kỹ thuật vàng câu, … projector, laptop.
+ Dụng cụ cho mỗi học viên: 1 kìm cắt cước, 1 bàn/kìm dập “lốc”, 1 bộ trang bị bảo hộ lao động cá nhân.
+ Vật tư: 78 m dây cước PA đường kính 1,8 mm; “lốc” đơn 6 cái; ống lót nhựa 6 cái, ma ní xoay 3 cái, kẹp móc 3 cái.
- Cách thức tiến hành: Giáo viên hướng dẫn, sau đó mỗi học viên sử dụng bản vẽ kỹ thuật vàng câu, dụng cụ, vật tư để thi công 1 đoạn dây nhánh, làm 3 lần.
+ Đọc bản vẽ.
+ Chọn vật tư theo bản vẽ. + Đo dây cước.
+ Cắt dây cước.
+ Tạo khuyết dây nhánh (khi liên kết với ma ní xoay và lưỡi câu). + Liên kết dây nhánh với ma ní xoay
+ Liên kết dây nhánh với lưỡi câu.
- Thời gian hoàn thành: 3 giờ/học viên cho lần đầu; 2,5 giờ/học viên cho lần 2 và 2 giờ/học viên cho lần 3.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 1 đoạn dây nhánh đạt yêu cầu theo bản vẽ nhất.
2.2. Bài thực hành 1.3.2: Thi công một dây nhánh 3 đoạn theo bản vẽ - Mục tiêu: Thi công được 1 đoạn dây nhánh 3 đoạn theo bản vẽ. - Nguồn lực:
+ Phòng học 35 học viên/tàu/xưởng ngư cụ; Giáo trình Thi công vàng câu; bản vẽ kỹ thuật vàng câu, … projector, laptop.
+ Dụng cụ cho mỗi học viên: 1 kìm cắt cước, 1 kìm cắt cáp, 1 bàn/kìm dập “lốc”, 1 bộ trang bị bảo hộ lao động cá nhân.
+ Vật tư: 26 m dây cước PA đường kính 1,8 mm; dây cáp 1, 5 m, đường kính 1,6 mm; “lốc” đơn 6 cái; ống lót nhựa 6 cái, ma ní xoay 3 cái, kẹp móc 1 cái, lưỡi câu 1 cái.
- Cách thức tiến hành: Giáo viên hướng dẫn, sau đó mỗi học viên sử dụng bản vẽ kỹ thuật vàng câu, dụng cụ, vật tư để thi công 1 đoạn dây nhánh, làm 3 lần.
- Nhiệm vụ của cá nhân khi thực hiện bài tập: + Đọc bản vẽ.
+ Chọn vật tư theo bản vẽ. + Đo dây cước.
+ Cắt dây cước.
+ Tạo khuyết dây nhánh đoạn 1 (khi liên kết với kẹp móc và ma ní xoay). + Tạo khuyết dây nhánh đoạn 2 (khi liên kết ma ní xoay).
+ Đo và cắt dây cáp.
- Thời gian hoàn thành: 1 giờ/học viên, làm 1 lần.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 1 đoạn dây nhánh 3 đoạn, đạt yêu cầu theo bản vẽ.
C. Ghi nhớ:
1. Các bộ phận chính của dây nhánh gồm: kẹp móc, ma ní xoay, dây nhánh, lưỡi câu.
2. Vật tư thi công dây nhánh gồm: cước PA, kẹp móc, ma ní xoay, lưỡi câu, ống lót...
Bài 4: Thi công dây phao Mã bài MĐ01-04 Mục tiêu:
- Mô tả được chức năng dây phao, phao;
- Thi công được dây phao theo bản vẽ kỹ thuật.
A. Nội dung: 1. Chọn dây phao:
1.1. Tìm hiểu vật liệu làm dây phao:
Dây phao chịu lực không lớn, do đó việc chọn vật liệu làm dây phao không đòi hỏi khe khắt. Người ta có thể dùng dây thừng PA, PE, PP để làm dây phao. Tuy nhiên hiện nay dây phao được dùng phổ biến bằng vật liệu PP vì rẻ tiền.
Theo bản vẽ kỹ thuật Hình 1.1.1, dây phao được sử dụng là dây thừng PP, có đường kính 5 mm.
1.2. Xác định chiều dài dây phao:
Chiều dài dây phao được xác định căn cứ vào 2 điều kiện cơ bản là: độ sâu làm việc của vàng câu và vàng câu không vướng vào tàu khi tàu đi ngang qua vàng câu. Thông thường, chiều dài dây phao nằm trong khoảng từ 10 đến 40 m.
Theo bản vẽ kỹ thuật Hình 1.1.1, dây phao có chiều dài 25 m, tuy nhiên do 2 đầu dây phao cần tạo khuyết để liên kết với kẹp móc + ma ní xoay và với phao. Như vậy chiều dài dây thừng để làm 1 dây phao được xác định như sau:
- Xác định theo bản vẽ, chiều dài dây phao là 25 m.
- Xác định chiều dài dây cần có thêm để tạo khuyết ở 2 đầu dây phao, mỗi đầu thêm cần thêm 1 đoạn dây 60 mm (để tạo được khuyết có thể luồn được kẹp móc có bề rộng là 20 mm).
- Xác định chiều dài dây thừng cần có để làm 1 dây phao: 25 m + 2 x 60 mm = 25,12 m.
1.3. Những lưu ý:
- Do yêu cầu chịu lực của dây phao không lớn, do đó nên chọn vật liệu dây phao là loại vật liệu rẻ tiền.
- Mỗi dây phao cần thêm khoảng 0,12 m dây để tạo khuyết ở 2 đầu dây phao.
2. Thi công dây phao:
2.1. Tìm hiểu việc thi công dây phao:
Sau khi thi công dây phao, sản phẩm là dây phao dài 25 m, có khuyết ở hai đầu, chiều rộng khuyết khoảng 30 mm.
Để tạo khuyết đầu dây có thể làm bằng cách thắt nút, hoặc chầu. Chầu dây có ưu điểm hơn thắt nút là dây không bị nổi cộm cục bộ, không gây khó khăn cho thao tác.
2.2. Chầu khuyết đầu dây phao:
Quy trình như sau:
- Cắt dây thừng PP đường kính 5 mm thành những đoạn dây dài 25,12 m.
- Đo từ đầu dây trở vào 1 đoạn 60 mm. - Mở 3 tao ở đầu dây vào 1 đoạn 30 mm. - Xuyên các tao vào thân dây, các tao xuyên ngược chiều với thớ xoắn của dây.
- Xuyên tiếp tục các tao vào thân dây theo nguyên tắc "đè 1 tao kế nó, xuyên 1 tao tiếp theo".
- Cắt phần thừa của mỗi tao sau khi chầu xong.
Hình 1.4.1. Dây phao sau khi làm xong
Để tạo khuyết đầu còn lại, cách làm tương tự.
2.3. Những lưu ý:
- Rút chặt tao sau mỗi lần xuyên.
- Xuyên đúng khi ta thấy các tao đè lên 1 tao và xuyên dưới 1 tao một cách đều đặn.
- Chú ý phải xuyên đủ từ 5 đến 6 lần thì mới đảm bảo độ bền của khuyết.
3. Chọn phao:
3.1. Tìm hiểu về phao sử dụng cho vàng câu cá ngừ:
Dây phao và phao có công dụng treo vàng câu trong nước ở độ sâu mong muốn và định hình vàng câu khi nó làm việc. Để tăng hay giảm độ sâu làm việc của vàng câu, người ta tăng hay giảm chiều dài dây phao.
Ngoài ra, người ta còn sử dụng phao cờ, phao vô tuyến, để dễ phát hiện vàng câu khi nó đang hoạt động, đặc biệt là khi vàng câu bị đứt.
3.2. Chọn phao tròn:
Khi chọn phao tròn căn cứ vào các yếu tố sau: Vật liệu, độ sâu làm việc, đường kính, trọng lượng, sức nổi.
Phao tròn dùng cho vàng câu cá ngừ đại dương thường làm bằng plastic cứng, có độ sâu làm việc khoảng 300 m, đường kính từ 210 đến 300 mm, trọng lượng từ 1 kg đến 2,3 kg và sức nổi từ 2,6 kg đến 11,9 kg.
Hình 1.4.2. Phao tròn 1 quay Hình 1.4.3. Phao tròn 2 quay
Cách chọn phao tròn như sau: - Chọn vật liệu làm phao.
- Chọn độ sâu làm việc của phao. - Chọn đường kính phao.
- Chọn trọng lượng phao. - Chọn sức nổi phao.
Theo bản vẽ kỹ thuật Hình 1.1.1, ta chọn phao tròn có các đặc tính kỹ thuật như sau: - Vật liệu plastic cứng. - Độ sâu làm việc 300 m. - Đường kính phao 300 mm. - Trọng lượng phao 2,3 kg. - Sức nổi phao 11,9 kg. - Loại phao có 01 quay.
Số lượng phao cho toàn vàng câu: 30 x 6 + 1 = 181 phao.
3.3. Chọn phao ganh:
Theo bản vẽ Hình 1.1.1, ta thấy giữa 2 phao tròn có 5 dây nhánh. Các dây nhánh này tuy có chiều dài như nhau, nhưng do dây nhánh có độ võng khi hoạt động trong nước, vì vậy độ sâu làm việc của các dây nhánh là khác nhau (dây nhánh ở giữa có độ sâu làm việc lớn nhất), điều này ảnh hưởng đến năng suất đánh bắt của vàng câu.
Hình 1.4.4. Độ võng của vàng câu khi làm việc
Để khắc phục nhược điểm này, người ta treo thêm phao nhỏ ở giữa 2 phao tròn, số lượng tối đa là 2 phao nhỏ/3 dây nhánh.
Chọn phao nhỏ sử dụng cho nghề Câu cá ngừ đại dương như sau: - Vật liệu: nhựa PVC.
- Đường kính 100 mm. - Chiều dài 350 mm.
Hình 1.4.5. Phao nhỏ
Dây dùng cho phao nhỏ chỉ khác dây phao ở 1 điểm là đầu liên kết với phao có khuyết lớn hơn 100 mm để có thể luồn phao nhỏ qua khuyết khi lắp phao nhỏ với dây phao.
3.4. Chọn phao đèn:
Phao đèn giúp cho việc theo dõi hoạt động của vàng câu vào ban đêm được dễ dàng hơn. Người ta lắp phao đèn dọc theo vàng câu, với khoảng cách 6 km/phao đèn.
Chọn phao đèn với các thông số như sau: - Tầm nhìn thấy.
- Thời gian sử dụng pin. - Chu kỳ chớp của đèn. - Kích thước phao. - Trọng lượng phao. - Chiều cao phao.
Hình 1.4.6. Phao đèn DYF-600 Hình 1.4.7. Phao đèn DYF-800
Các thông số kỹ thuật của 2 loại phao đèn nói trên:
Tầm nhìn thấy
Thời gian sử dụng pin Chu kỳ chớp của đèn Kích thước phao Trọng lượng phao Chiều cao phao
6 km 20 ngày 2,5 giây Đường kính 360 mm 4,1 kg 650 mm 6 km 90 ngày 2,5 giây Đường kính 280 mm 6,4 kg 820 mm
Nếu không sử dụng phao đèn, có thể dán những miếng vải phản quang lên phao tròn hoặc phao ganh, điều này có thể giúp cho việc quan sát vàng câu khi hoạt động, bằng đèn pha có hiệu quả hơn.
3.5. Chọn phao vô tuyến:
Để theo dõi hoạt động của những vàng câu dài, người ta dùng phao vô tuyến có cự ly quan sát từ 50-120 km.
Phao vô tuyến là phao phát ra sóng vô tuyến. Trên tàu phải có máy vô tuyến tầm phương để nhận sóng vô tuyến từ các phao phát ra. Khi máy vô tuyến tầm phương nhận sóng vô tuyến từ phao vô tuyến, máy sẽ cho ta biết khoảng cách và vị trí của phao so với tàu.
Người ta thường lắp phao vô tuyến ở giữa vàng câu và ở phần cuối vàng câu, nơi xa tàu nhất.
Chọn phao vô tuyến căn cứ vào: - Tầm hoạt động.
- Thời gian sử dụng pin. - Trọng lượng phao. - Giá thành.
Các thông số kỹ thuật của phao: - Tầm hoạt động: 50 - 120 km - Thời gian sử dụng pin: 7.300 giờ - Trọng lượng: 22 kg
Hình 1.4.8. Phao vô tuyến PR-30
4. Thi công phao cờ:
4.1. Tìm hiểu về phao cờ:
Phao cờ là một phao tròn gắn với một thanh tre dài khoảng 4 m, đường kính khoảng 40 mm, trên đỉnh thanh tre có gắn 1 lá cờ bằng vải màu cam hình
tam giác, kích thước 0,3 m x 0,4 m. Để thanh tre có thể nổi thẳng đứng, tại đầu không có treo cờ, người ta liên kết với 1 khối xi măng nặng khoảng 2 kg, cách đầu này 1,5 m, người ta gắn phao vào thanh tre.
Phao cờ có 2 công dụng:
- Giúp theo dõi hoạt động vàng câu vào ban ngày được thuận lợi.
- Làm mốc để chia vàng câu thành các giỏ câu, thường thì cứ thả hết 1 giỏ câu, người ta thả 1 phao cờ.
4.2. Thi công phao cờ:
- Chọn cây tre thẳng, chắc, suôn, đường kính khoảng 40 mm.
- Cắt 2 đầu cây tre để chiều dài cây tre còn lại là 4 m.
- Róc thân tre cho nhẵn.
- Đóng đinh vào đầu gốc vào sâu khoảng 1 cm, thân đinh nhô ra khoảng 2 cm.
- Cắt nửa phao ganh, đặt đầu gốc có đóng đinh vào, đổ xi măng đã trộn vào cho đầy, để xi măng cứng là sử dụng được.
- Lắp phao tròn có đường kính 350 mm vào thân tre, cách đầu gốc 1,5 m.
- Treo cờ tam giác màu cam vào đầu
ngọn của cây tre. Hình 1.4.9. Phao cờ
4.3. Những lưu ý:
- Phải làm cho thân tre suôn và nhẵn để không bị vướng khi thao tác.
- Cần có 1/2 phao ganh để định hình và bảo vệ cho khối xi măng ở đầu gốc cây tre.
- Cây tre càng cao, càng dễ quan sát, tuy nhiên cây dài quá sẽ khó thao tác.
5. Liên kết dây phao với phao:
5.1. Liên kết dây phao với kẹp móc:
Liên kết giữa dây phao với kẹp móc như sau:
- Tạo khuyết 2 đầu dây phao, gọi là khuyết A và khuyết B.
- Luồn đầu khuyết A vào khoen của ma ní xoay gắn liền với kẹp móc. - Luồn đầu khuyết B qua đầu khuyết A.
- Kéo thẳng dây phao.
5.2. Liên kết dây phao với phao:
Tạo liên kết như sau:
- Luồn đầu khuyết B vào khoen của phao. - Luồn kẹp móc qua đầu khuyết B.
- Kéo thẳng dây.
Liên kết này được thực hiện cho phao tròn, phao ganh, phao đèn.
Hình 1.4.10. Liên kết dây phao với kẹp móc
Hình 1.4.11. Liên kết dây phao với phao cờ
5.3. Liên kết dây phao với phao vô tuyến:
Do phao vô tuyến có trọng lượng lớn và giá trị cao, nên dây liên kết với phao vô tuyến phải có đường kính lớn hơn (khoảng 12 mm với dây thừng PP, hoặc 6,4 mm với dây từng PA tẩm dầu) để đảm bảo sự bền chắc.
Dây phao có dạng chữ Y: 1 đầu khuyết (A) liên kết với kẹp móc, 2 đầu khuyết còn lại (B và C) liên kết với đế phao và thân phao.
Hình 1.4.12. Liên kết dây phao vô tuyến
Quy trình làm dây phao như sau:
- Luồn đầu dây qua khoen của ma ní xoay và tạo khuyết A. - Luồn đầu dây còn lại qua khoen của đế phao và tạo khuyết B.
- Lấy 1 dây khác cùng cỡ, loại; luồn 1 đầu của dây này qua khoen của thân phao và tạo khuyết C. Đầu còn lại của dây chầu với dây A, B tại điểm I, sao cho IB = IC (cách chầu tương tự chầu khuyết).
5.4. Những lưu ý:
- Có thể liên kết dây phao và dây nhánh bằng nút dẹt đôi, tuy nhiên việc liên kết giữa dây phao với dây nhánh bằng kẹp móc là thao tác được thuận tiện và nhanh chóng hơn.
- Khi chiều dài vàng câu từ 50 km trở lên, nên trang bị ít nhất 1 phao vô tuyến để việc quan sát vàng câu thuận tiện hơn, đặc biệt là khi vàng câu bị đứt.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Các câu hỏi:
1.1. Mô tả chức năng của dây phao-phao?
1.2. Kể tên các loại phao dùng trong vàng câu cá ngừ đại dương?
2. Các bài thực hành:
2.1. Bài thực hành 1.4.1: Thi công một dây phao theo bản vẽ - Mục tiêu: Thi công được dây phao theo bản vẽ.