Bài 1 : Chuẩn bị thi công vàng câu
4. Tạo khuyết dây chính:
4.1. Tìm hiểu về tạo khuyết đầu dây chính:
Tạo khuyết ở 2 đầu dây chính là nhằm mục đích dễ liên kết dây chính với dây nối, và khi có 1 đoạn dây chính bị hư thì cũng dễ sửa chữa, thay thế.
Việc tạo khuyết cho dây cước khó thực hiện bằng cách dùng nút dây vì dây cước cứng. Thông thường để tạo khuyết cho dây người ta dùng ống nhôm dài 2 cm, có đường kính trong khoảng 2 lần đường kính dây cước. Ống nhôm này được gói là "lốc". Để hạn chế sự mòn của đầu khuyết dây chính (do ma sát) người ta dùng ống lót tròng vào dây cước trước khi tạo khuyết.
Dưới đây là kích thước và các cỡ "lốc" đơn thông dụng:
Kích thước "lốc" Các cỡ "lốc" Hình 1.2.6. kích thước và các cỡ "lốc" đơn thông dụng
Để ép "lốc" và dây cước dính chặt vào nhau, người ta dùng dụng cụ đó là bàn dập "lốc" hay kìm ép (Hình 1.1.6 và Hình 1.1.7)
Dụng cụ cần có: Bàn hoặc kìm dập "lốc", kéo cắt cước.
Vật tư cần có cho một đoạn dây chính: Dây cước PAMONOΦ 2.8 mỗi dây dài 50,14 m; "lốc" cỡ B, ống lót Φ3,0 x L100.
Hình 1.2.7. Vật tư cần có cho một đoạn dây chính 1. Dây cước; 2. Ống lót; 3. "lốc"; 4. Ma ní xoay
4.2. Quy trình tạo khuyết dây chính:
Quy trình tạo khuyết dây chính được thực hiện theo thứ thự các bước như
hình 1.2.8. dưới đây:
1. Xỏ đầu dây cước vào "lốc" và ống lót.
2. Xỏ đầu dây cước vào ma ní xoay.
3. Quay đầu dây cước xỏ lại vào "lốc".
4. Đưa vào bàn dập cố định khuyết.
1. Đưa khuyết vào bàn dập 2. Dập cố định khuyết
5. Dập xong khuyết.
Hình 1.2.8. Quy trình tạo khuyết dây chính
4.3. Những lưu ý:
- Kích cỡ dây cước, "lốc", ống lót phải phù hợp với nhau;
- Dùng bàn dập "lốc" (hoặc kìm ép "lốc") phải phù hợp với cỡ "lốc";
- Đối với bàn dập "lốc" trợ lực 1 lỗ, khi thay đổi cỡ "lốc" thì phải thay đổi khuôn cho phù hợp;
- Khuyết sau khi tạo xong, đầu dây cước nhô ra khỏi "lốc" chỉ nên 2mm, nếu nhô ra nhiều sẽ bị vướng khi thao tác;
- Tuân thủ theo yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật (nếu có).