C. Ghi nhớ:
4. Thi công dây nhánh:
4.1. Thi công dây nhánh 1 đoạn (theo bản vẽ kỹ thuật Hình 1.1.1):Thi công dây nhánh 1 đoạn thực hiện theo các bước sau: Thi công dây nhánh 1 đoạn thực hiện theo các bước sau:
1. Cắt dây cước PA, đường kính 1,8 mm thành những đoạn dài 25,12 m bằng kìm cắt dây cước.
2. Cắt ống lót nhựa, đường kính 2 mm thành những đoạn dài 15 mm. Luồn "lốc" và ống lót vào dây.
3. Luồn đầu dây vào khoen của ma ní xoay.
4. Uốn cong đầu dây nhánh và luồn ngược lại vào "lốc" để tạo khuyết.
5. Dập "lốc" để cố định khuyết, dùng bàn dập với khuôn/lỗ dập thích hợp.
6. Lập lại các thao tác từ 1 đến 5 cho đầu còn lại của dây nhánh, chỉ khác thao tác 3 ở chỗ luồn đầu dây nhánh vào khoen của lưỡi câu.
Hình 1.3.6. Thi công dây nhánh 1 đoạn
4.2. Thi công dây nhánh 2 đoạn:
Do phần dây nhánh gần lưỡi câu dễ bị sờn, đứt do sự dẫy dụa của cá khi cắn câu. Nếu là dây nhánh 1 đoạn, thì khi phần dây gần lưỡi bị sờn, đứt thì phải thay cả dây nhánh, như vậy rất lãng phí. Để khắc phục sự lãng phí này, người ta dùng dây nhánh 2 đoạn, khi cần chỉ thay đoạn 2 là đoạn có chiều dài từ 0,5–2 m.
Để thi công dây nhánh 2 đoạn ta làm như sau:
- Thi công dây nhánh 2 đoạn như mục 4.1; chỉ khác, đầu liên kết với lưỡi câu thay bằng liên kết với ma ní xoay thứ 2.
- Tạo khuyết đầu đoạn dây 2, sau khi luồn qua khoen của ma ní 2, cách làm như thao tác từ 1 đến 5 của mục 4.1.
4.3. Thi công dây nhánh 3 đoạn:
Để chống lại cá mập khi cắn câu, có thể làm đứt dây câu do răng cá mập rất bén, người ta dùng dây nhánh 3 đoạn: đoạn 1 bằng cước PA; đoạn 2 bằng dây hỗn hợp giữa dây cáp và dây nhựa tổng hợp, dài 0,5-2 m; đoạn 3 bằng dây cáp, dài 0,3-1 m.
Để thi công dây nhánh 3 đoạn, ta làm như sau:
- Thi công đoạn 1 và đoạn 2 như mục 4.2; chỉ khác đầu dưới của đoạn 2 là một khuyết có chu vi 90 mm.
- Thi công đoạn 3: đầu trên của đoạn 3 là khuyết có chu vi 90 mm, đầu dưới của đoạn 3 liên kết với lưỡi câu.
- Liên kết giữa đầu dưới của đoạn 2 và đầu trên của đoạn 3, bằng cách tròng 2 đầu khuyết vào nhau như nút dẹt.
Hình 1.3.7. Liên kết giữa đoạn 2 và 3 của dây nhánh bằng khuyết
1. Đoạn 2 của dây nhánh 2. Đoạn 3 của dây nhánh
3. Liên kết giữa đoạn 2 và 3 của dây nhánh bằng khuyết
Hình 1.3.8. Cách liên kết giữa đoạn 2 và 3 của dây nhánh bằng khuyết
4.4. Những lưu ý:
- Để tạo khuyết ở đầu dây cước bằng cách sử dụng "lốc", ta luồn đầu dây động (là đầu dây ta thực hiện thao tác để tạo khuyết) qua lốc, uốn dây tạo thành khuyết và luồn đầu dây động trở lại lốc theo hướng ngược lại, chú ý để đầu dây
động nhô ra ngoài lốc. Điều chỉnh kích thước khuyết bằng cách điều chỉnh phần dây tĩnh (đầu dây còn lại). Sau đó dùng bàn dập lốc để cố định lốc với dây. Như vậy ta đã tạo thành khuyết đầu dây.
- Đầu dây động chỉ nên nhô ra khỏi lốc khoảng 1 mm. Nếu kết dài hơn sẽ gây vướng víu khi thao tác hoặc gây thương tích cho bàn tay ngư dân. Nếu đầu dây động không nhô ra khỏi lốc, khuyết có thể bị tuột.