Bài 1 : Chuẩn bị thi công vàng câu
6. Chuẩn bị mặt bằng thi công:
6.1. Tìm hiểu:
Khi thi công vàng câu, không cần mặt bằng lớn lắm, chỉ cần diện tích khoảng 20 mét vuông là được. Tuy nhiên, nếu điều kiện không cho phép có mặt bằng lớn hơn để thi công, có thể sử dụng mặt boong tàu để thi công.
6.2. Cách chuẩn bị mặt bằng:
- Dọn mặt bằng thật trống, bằng phẳng, không có chướng ngại vật, có mái che.
- Đưa dụng cụ cần dùng vào vị trí làm việc. - Đưa vật tư vào vị trí làm việc.
- Nếu có nhiều người làm cùng lúc, nên sắp xếp dây chuyền hợp lý theo vị trí làm việc. Ví dụ: người giữ cuộn dây cước → người đo chiều dài dây chính → người cắt dây chính → người tạo khuyết dây chính.
6.3. Những lưu ý:
- Không để vật không có liên quan đến công việc ở mặt bằng thi công;
- Trước khi thi công cần sử dụng bảo hộ lao động như găng tay, áo không nút;
- Tuân thủ quy định an toàn lao động khi chuẩn bị mặt bằng thi công như: độ sáng, độ thông gió, nhiệt độ...
B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Các câu hỏi:
1.1. Mô tả các bộ phận của vàng câu theo bản vẽ kỹ thuật?
1.3. Giải thích các ký hiệu 50.00PAMONOΦ2,8; 25.00PAMONOΦ2,8; 25.00PPΦ5?
2. Các bài thực hành:
2.1. Bài thực hành số 1.1.1: Lập bảng kê quy cách và số lượng vật tư vàng câu theo bản vẽ kỹ thuật đã cho
- Mục tiêu: Lập được bảng kê quy cách và số lượng vật tư vàng câu theo bản vẽ kỹ thuật đã cho.
- Nguồn lực: Phòng học 35 học viên/tàu/xưởng ngư cụ; Giáo trình Thi công vàng câu; bản vẽ kỹ thuật vàng câu, máy tính, … projector, laptop.
- Cách thức tiến hành: Giáo viên hướng dẫn, sau đó mỗi học viên sử dụng Giáo trình Thi công vàng câu; bản vẽ kỹ thuật vàng câu, máy tính, … để tính toán và lập bảng kê quy cách và số lượng vật tư vàng câu theo bản vẽ kỹ thuật đã cho.
- Nhiệm vụ của cá nhân khi thực hiện bài tập: Căn cứ vào bản vẽ kỹ thuật của vàng câu để tính toán và lập bảng kê quy cách và số lượng vật tư vàng câu theo bản vẽ kỹ thuật đã cho.
- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/học viên cho lần đầu và 3 giờ/học viên cho lần 2 và 2 giờ/học viên cho lần 3.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Bảng quy cách và số lượng vật tư vàng câu theo bản vẽ kỹ thuật, đúng về chủng loại, đủ về số lượng.
C. Ghi nhớ:
1. Bản vẽ kỹ thuật được thuyền trưởng giao trước khi thi công. 2. Phải đọc kỹ bản vẽ trước khi thi công, phải hiểu đúng và tuân thủ các yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật trong suốt quá trình thi công.
3. Lập được bảng kê quy cách và số lượng vật tư vàng câu đúng theo bản vẽ kỹ thuật là yêu cầu cơ bản của bài học này.
Bài 2: Thi công dây chính (dây triên) Mã bài MĐ01-02
Mục tiêu:
- Mô tả được cấu tạo, công dụng của dây chính; - Thi công được dây chính theo bản vẽ kỹ thuật.
A. Nội dung:
1. Tìm hiểu về dây chính:
Vàng câu cá ngừ sử dụng một đường dây chính (dây triên) dài, được gắn với hàng trăm hoặc hàng ngàn dây nhánh (dây thẻo), mỗi đầu dây nhánh có lưỡi câu được móc mồi. Dây chính có thể dài từ 5 đến 100 hải lý # 10 đến 180 km. Dây chính được treo trong nước bởi dây phao và phao, có thể có cờ phao, phao đèn hoặc phao radio. Công dụng của dây chính là liên kết tất cả các bộ phận của vàng câu và giữ cho các dây nhánh có cùng độ sâu làm việc.
Hình 1.2.1. Dây chính (1) và dây nhánh (2)
Chiều dài vàng câu là tổng chiều dài các đoạn dây chính. Ở Việt Nam hiện nay, trên các tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân, chiều dài toàn bộ vàng câu từ 30 đến 60 km, trên các tàu câu cá ngừ đại dương của các công ty, chiều dài toàn bộ vàng câu có thể đến 120 km.
2. Chọn dây chính:
2.1. Tìm hiểu về vật liệu làm dây chính:
Vật liệu trong nghề cá nói chung và nghề câu nói riêng gồm: polyamit (PA), polyetylen (PE), polypropylen (PP). ....
Trong các loại nói trên thì PA có ưu điểm là bền, chịu lực lớn, ít bị tổn hại do vi sinh vật; tuy nhiên dễ bị ảnh hưởng xấu khi để trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời...
Polyamit trên thị trường có 2 dạng sản phẩm là: dây thừng PA (nylon, kapron, chilon...) còn gọi là "nylon tơ" và dây sợi đơn PA hay còn gọi là sợi cước.
Dây cước PA Dây thừng PA Hình 1.2.2. Vật liệu làm dây chính
2.2. Cách chọn vật liệu dây chính:
Dùng dây thừng PA có đặc điểm là mềm, dễ bị rối khi thu, thả. Do đó dây phải nhuộm hắc ín trước khi sử dụng, đây là điều bất tiện so với dây cước.
Dây cước có ưu điểm là cứng, ít bị rối khi thu và thả. Tuy nhiên do dây cứng nên khi bảo quản khó xếp gọn được.
Ở Việt Nam hiện nay vật liệu làm dây chính được chọn chủ yếu là cước PA.
Theo bản vẽ kỹ thuật ở Bài 1 (Hình 1.1.1.) ta chọn vật liệu dây chính là sợi cước PA.
Hình 1.2.3. Trích bản vẽ kỹ thuật ở Hình 1.1.1.
Chú thích: 1. Dây chính; PA MONO: Vật liệu là dây cước polyamit
2.3. Những lưu ý:
- Vật liệu làm dây chính phải có các đặc điểm chung như: lực đứt lớn, bền trong môi trường hoạt động, giá thành rẻ.
- Vật liệu không gây trở ngại trong quá trình hoạt động của dây chính như: thu, thả và bảo quản.
- Tuân thủ theo yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật (nếu có).
3. Cắt dây cước thành những đoạn dây chính:
3.1. Tìm hiểu về chiều dài của 1 đoạn dây chính:
Chiều dài toàn bộ vàng câu là tổng chiều dài của những đoạn dây chính và những đoạn dây nối. Chiều dài của mỗi đoạn dây chính từ 50-70 m. Thường chiều dài mỗi đoạn dây chính gấp 2 lần chiều dài dây nhánh. Cách tính chiều dài này của đoạn dây chính, đảm bảo cho lưỡi câu của 2 dây nhánh liền kề nhau không bị móc vào nhau.
Dụng cụ, vật tư cần thiết để thực hiện: thước đo, kìm cắt dây cước (Hình
1.1.5. đến Hình 1.1.10.)
3.2. Cách xác định chiều dài dây chính:
- Xác định chiều dài dây chính theo bản vẽ: Như bản vẽ kỹ thuật vàng câu,
Hình 1.1.1; ta có mỗi đoạn dây chính dài 50 m.
- Kéo đầu dây cước/dây thừng ra khỏi cuộn dây.
- Đo chiều dài đoạn dây bằng cách dùng thước hoặc sải tay.
- Cắt dây thành mỗi đoạn dài 50 m + 0,14 m = 50,14 m (0,14 m là phần để tạo khuyết ở 2 đầu dây).
Hình 1.2.4. Cách kéo đầu dây ra khỏi cuộn dây của ngư dân
Hình 1.2.5. Cách đo chiều dài dây bằng sải tay
3.3. Những lưu ý:
- Để kéo đầu dây cước ra khỏi cuộn dây cước không bị rối, ta đặt cuộn dây cước bên ngoài một vật hình trụ có đường kính nhỏ hơn đường kính trong của cuộn dây cước; và kéo đầu dây bên trong cuộn cước ra (kéo đầu dây bên ngoài cuộn cước sẽ dễ bị rối).
- Thông thường để đo chiều dài dây được nhanh, người ta dùng sải tay để đo, mỗi sải tay của người Việt Nam dài khoảng 1,5-1,6 m.
- Cần chú ý thêm mỗi đầu dây 7 cm để tạo khuyết cho 2 đầu dây chính. - Tuân thủ theo yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật (nếu có).
4. Tạo khuyết dây chính:
4.1. Tìm hiểu về tạo khuyết đầu dây chính:
Tạo khuyết ở 2 đầu dây chính là nhằm mục đích dễ liên kết dây chính với dây nối, và khi có 1 đoạn dây chính bị hư thì cũng dễ sửa chữa, thay thế.
Việc tạo khuyết cho dây cước khó thực hiện bằng cách dùng nút dây vì dây cước cứng. Thông thường để tạo khuyết cho dây người ta dùng ống nhôm dài 2 cm, có đường kính trong khoảng 2 lần đường kính dây cước. Ống nhôm này được gói là "lốc". Để hạn chế sự mòn của đầu khuyết dây chính (do ma sát) người ta dùng ống lót tròng vào dây cước trước khi tạo khuyết.
Dưới đây là kích thước và các cỡ "lốc" đơn thông dụng:
Kích thước "lốc" Các cỡ "lốc" Hình 1.2.6. kích thước và các cỡ "lốc" đơn thông dụng
Để ép "lốc" và dây cước dính chặt vào nhau, người ta dùng dụng cụ đó là bàn dập "lốc" hay kìm ép (Hình 1.1.6 và Hình 1.1.7)
Dụng cụ cần có: Bàn hoặc kìm dập "lốc", kéo cắt cước.
Vật tư cần có cho một đoạn dây chính: Dây cước PAMONOΦ 2.8 mỗi dây dài 50,14 m; "lốc" cỡ B, ống lót Φ3,0 x L100.
Hình 1.2.7. Vật tư cần có cho một đoạn dây chính 1. Dây cước; 2. Ống lót; 3. "lốc"; 4. Ma ní xoay
4.2. Quy trình tạo khuyết dây chính:
Quy trình tạo khuyết dây chính được thực hiện theo thứ thự các bước như
hình 1.2.8. dưới đây:
1. Xỏ đầu dây cước vào "lốc" và ống lót.
2. Xỏ đầu dây cước vào ma ní xoay.
3. Quay đầu dây cước xỏ lại vào "lốc".
4. Đưa vào bàn dập cố định khuyết.
1. Đưa khuyết vào bàn dập 2. Dập cố định khuyết
5. Dập xong khuyết.
Hình 1.2.8. Quy trình tạo khuyết dây chính
4.3. Những lưu ý:
- Kích cỡ dây cước, "lốc", ống lót phải phù hợp với nhau;
- Dùng bàn dập "lốc" (hoặc kìm ép "lốc") phải phù hợp với cỡ "lốc";
- Đối với bàn dập "lốc" trợ lực 1 lỗ, khi thay đổi cỡ "lốc" thì phải thay đổi khuôn cho phù hợp;
- Khuyết sau khi tạo xong, đầu dây cước nhô ra khỏi "lốc" chỉ nên 2mm, nếu nhô ra nhiều sẽ bị vướng khi thao tác;
- Tuân thủ theo yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật (nếu có).
5. Thi công dây nối:
5.1. Tìm hiểu về dây nối:
Dây nối là đoạn dây nối liền các đoạn dây chính với nhau, đồng thời đây cũng là nơi liên kết dây nhánh, dây phao với dây chính. Dây nối thường có màu xanh hoặc đỏ để dễ nhận thấy trong quá trình thu, thả câu.
Vật liệu dùng để thi công 1 dây nối: dây thừng PA 3 tao, có đường kính 8- 10 mm, dài 1,14 m (chiều dài dây nối 1m và 0,14 m để tạo khuyết 2 đầu dây) hoặc dây tết PE, có đường kính và chiều dài như trên; ma ní 2 đầu xoay (loại chịu lực lớn).
Dụng cụ dùng để thi công: dùi, so chầu dây; kéo cắt dây.
5.2. Quy trình thi công:
Quy trình thi công dây nối bằng dây tết được hiện thứ tự theo hình 1.2.9.
1. Cắt dây tết thành những đoạn dài 1,14 m. Hơ lửa đầu dây để khỏi bị bung.
2. Luồn đầu dây đã hơ lửa qua khoen của ma ní xoay.
3. Dùi lên thân dây để tạo ra lỗ trống trên thân dây (dùng dùi gỗ).
4. Lật ngược mặt dây và dùi 1 lỗ dọc theo bên trong ruột dây, cách lỗ dùi trước đó 2 cm.
5. Xuyên đầu dây vào lỗ này cho đến hết.
Hình 1.2.9. Quy trình tạo dây nối bằng dây tết
Nếu dùng dây thừng, ta tạo khuyết đầu dây thừng như sau: - Đo, cắt dây thừng thành những đoạn dài 1,14 m.
- Luồn 1 đầu dây thừng vào mắt của ma ní xoay đã liên kết với 1 đoạn dây chính và chầu khuyết đầu dây này với đường kính khuyết khoảng 20 mm.
- Luồn đầu dây thừng còn lại vào mắt của ma ní xoay đã liên kết với 1 đoạn dây chính khác và chầu khuyết đầu dây này với đường kính khuyết khoảng 20 mm.
Cách chầu khuyết dây thừng 3 tao như sau: 1. Quấn chỉ nhỏ buộc chặt trên thân
dây, cách đầu dây 1 đoạn bằng 6 lần đường kính dây.
2. Gỡ rời 3 tao, lấy chỉ nhỏ buộc chặt các đầu tao.
3. Gập cong đầu dây, để nút buộc 4 sát vào thân dây, điều chỉnh để hình thành mắt khuyết có đường kính khoảng 20 mm.
4. Xuyên tao thứ 1 vào thân dây.
Chú thích:
1. Tao thứ 1 2. Tao thứ 2 3. Tao thứ 3 4. Chỗ buộc chỉ nhỏ
5. Xuyên tao thứ 2.
6. Lật mặt sau của khuyết và xuyên tao thứ 3.
Chú ý cả 3 tao xuyên ngược chiều với thớ xoắn của dây.
7. Xuyên tiếp các tao vào thân dây theo nguyên tắc: đè 1 tao kế, xuyên 1 tao tiếp theo và ngược chiều với thớ xoắn của dây.
Chú ý: Sau khi xuyên xong lần thứ 3, để mối chầu được nhỏ, ta cắt bớt mỗi tao 1/2 số sợi.
.
8. Xuyên tiếp các tao thêm 2 lần nữa. 9. Cắt bỏ phần thừa của các đầu tao.
Hình 1.2.10. Quy trình chầu dây thừng 3 tao
5.3. Những lưu ý:
- Nhớ luồn ma ní vào trước khi tạo khuyết;
- Dây chính chịu lực rất lớn, do đó các mối chầu phải thực hiện cẩn thận, đúng kỹ thuật để đảm bảo sự chắc chắn;
- Tuân thủ theo yêu cầu của bản vẽ kỹ thuật (nếu có);
- Sản phẩm hoàn thành là những đoạn dây chính và dây nối xen kẽ nối tiếp nhau; liên kết giữa chúng là các ma ní 2 đầu xoay, chịu lực.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Các câu hỏi:
1.1. Kể tên các dụng cụ thi công dây chính, dây nối?
1.2. Kể tên và quy cách các loại vật tư làm dây chính, dây nhánh? 1.3. Vai trò của dây nối?
2. Các bài thực hành:
2.1. Bài thực hành 1.2.1: Thi công 1 đoạn dây chính theo bản vẽ - Mục tiêu: Thi công được 1 đoạn dây chính theo bản vẽ.
+ Phòng học 35 học viên/tàu/xưởng ngư cụ; Giáo trình Thi công vàng câu; bản vẽ kỹ thuật vàng câu, … projector, laptop.
+ Dụng cụ cho mỗi học viên: 1 kìm cắt cước, 1 bàn/kìm dập “lốc”, 1 bộ trang bị bảo hộ lao động cá nhân.
+ Vật tư: 152 m dây cước PA đường kính 2,8 mm; “lốc” đơn 6 cái; ống lót nhựa 6 cái.
- Cách thức tiến hành: Giáo viên hướng dẫn, sau đó mỗi học viên sử dụng bản vẽ kỹ thuật vàng câu, dụng cụ, vật tư để thi công 1 đoạn dây chính, làm 3 lần.
- Nhiệm vụ của cá nhân khi thực hiện bài tập: + Đọc bản vẽ.
+ Chọn vật tư theo bản vẽ. + Đo dây cước.
+ Cắt dây cước.
+ Tạo khuyết dây chính.
- Thời gian hoàn thành: 3 giờ/học viên cho lần đầu; 2,5 giờ/học viên cho lần 2 và 2 giờ/học viên cho lần 3.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 1 đoạn dây chính đạt yêu cầu theo bản vẽ nhất.
2.2. Bài thực hành 1.2.2: Thi công 1 đoạn dây nối theo bản vẽ - Mục tiêu: Thi công được 1 đoạn dây nối theo bản vẽ.
- Nguồn lực:
+ Phòng học 35 học viên/tàu/xưởng ngư cụ; Giáo trình Thi công vàng câu; bản vẽ kỹ thuật vàng câu, … projector, laptop.
+ Dụng cụ cho mỗi học viên: kìm/kéo cắt dây, 1 bộ trang bị bảo hộ lao động cá nhân.
+ Vật tư: 6 m dây thừng PA đường kính 6 mm hoặc dây tết PE đường kính 6 mm.
- Cách thức tiến hành: Giáo viên hướng dẫn, sau đó mỗi học viên sử dụng bản vẽ kỹ thuật vàng câu, dụng cụ, vật tư để thi công 1 đoạn dây nối, làm 3 lần.
- Nhiệm vụ của cá nhân khi thực hiện bài tập: + Đọc bản vẽ.
+ Chọn vật tư theo bản vẽ. + Đo dây tết PE.
+ Tạo khuyết dây nối.
- Thời gian hoàn thành: 3 giờ/học viên cho lần đầu; 2,5 giờ/học viên cho lần 2 và 2 giờ/học viên cho lần 3.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 1 đoạn dây nối đạt yêu cầu theo bản vẽ nhất.
C. Ghi nhớ:
1. Dụng cụ thi công dây chính, dây nối gồm: bàn dập "lốc", kìm cắt, kéo, dùi, so.
2. Vật tư thi công dây nối, dây chính gồm: cước, dây thừng PA, dây tết