Định hƣớng phát triển thị trƣờng giáo dục đại học ở Việt Nam trong

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến phát triển thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 59)

3.1. Định hƣớng phát triển thị trƣờng giáo dục đại học ở Việt Nam trong thời gian tới thời gian tới

3.1.1. Bối cảnh mới ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng giáo dục đại học Việt Nam

Thị trường giáo dục đại học Việt Nam trong những năm gần đây phát triển trong bối cảnh:

Đất nước ta đang trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước một cách toàn diện, tập trung chọn lọc phát triển một số ngành công

nghiệp với công nghệ cao, trang bị kỹ thuật cho công nghiệp, đưa khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp. Trang bị nhiều thiết bị hiện đại cho nhu cầu an ninh quốc phòng đưa đất nước phát triển lên thành một nước công nghiệp. Chất lượng đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân được nâng lên một mức đáng kể. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa định hình về cơ bản. Về con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng an ninh được nâng cao. Vị thế trong quan hệ quốc tế được nâng cao. Kỳ vọng đến năm 2020 đất nước ta phát triển thành một nước công nghiệp hoá đủ sức hội nhập cùng bạn bè thế giới và khẳng định được vị thế trong khu vực, không bị lệ thuộc và tăng cường hợp tác với các nước trên cơ sở phân công lao động quốc tế, xã hội hiện đại phát triển toàn diện về mọi mặt: Kinh tế, khoa học, văn hoá, chính trị, đạo đức và môi trường với kết cấu hạ tầng và đội ngũ nguồn nhân lực có chuyên môn cao.

Khoa học kỹ thuật và công nghệ đang tăng tốc, đặc biệt là công nghệ

thông tin và truyền thông đang mang lại những thay đổi lớn trong cách thức truyền thông, lưu giữ và tái tạo tri thức. Trước đây Việt Nam chỉ biết khai thác nó như một thư viện lớn những giờ đây là nơi phát triển toàn diện về mọi

phương tiện, công cụ cho mọi đối tượng một cách dễ dàng thuận lợi. Các nhà khoa học sử dụng khoa học kỹ thuật để phục vụ nghiên cứu phân tích và phổ biến kết quá nghiên cứu. Cơ sở đào tạo sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để thực hiện giảng dạy bên trong và bên ngoài nhà trường thậm chí còn đào tạo bên ngoài phạm vi quốc gia. Phương pháp dạy cũng như việc quản lý thị trường giáo dục đại học đã được phát triển lên một tầm cao mới. Ưu điểm của tốc độ truyền thông nhanh, dễ dàng, đảm bảo tin cậy và chính xác cho phép thị trường giáo dục đại học Việt Nam hoà nhập, liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu trên khắp thế giới, đẩy mạnh công cuộc hợp tác quốc tế, xây dựng những chương trình giảng dạy liên kết. Việt Nam đã có thể đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng ngày càng cao hơn và tốt hơn và đây cũng chính là mối quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân.

Toàn cầu hoá và quốc tế hoá trở thành xu hướng không thể đảo ngược trong cuộc sống hiện đại. Việc Việt Nam gia nhập WTO đã trở thành một

minh chứng rõ ràng và xác thực nhất cho điều này. Thực hiện tốt quá trình quốc tế hoá và toàn cầu hoá thị trường giáo dục đại học sẽ mang lại những ý nghĩa to lớn đối với đất nước. Tuy nhiên, với vị thế đất nước hiện nay việc quốc tế hoá và toàn cầu hoá sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn vì chúng ta còn thua kém các nước phát triển quá xa. Điều này đưa ra một mối lo ngại đó là thị trường giáo dục đại học sẽ có thể phải phụ thuộc vào thị trường giáo dục đại học trên thế giới. Về lý thuyết thì toàn cầu hoá và quốc tế hoá mở ra một cánh cửa bước vào một thế giới mới. Tuy nhiên quá trình này không có nghĩa là xoá đi các rào cản. Để đối phó với môi trường quốc tế hoá và toàn cầu hoá thị trường giáo dục đại học cần thực hiện đổi mới toàn diện về chương trình và phương pháp giáo dục để hoà mình vào cùng với bạn bè thế giới.

Thị trường giáo dục đại học thế giới nay đã mang tính cạnh tranh khốc liệt hơn trước đây rất nhiều. Hầu hết tất cả mọi quốc gia đều muốn mở rộng

thị trường giáo dục của mình một cách mạnh mẽ với hệ thống giáo dục và đào tạo từ xa, thiết lập các chi nhánh trên toàn thế giới và mở rộng các đối tác

toàn cầu. Thị trường giáo dục đại học trên toàn thế giới nói chung vừa có tính đáp ứng nhu cầu học và trau dồi kiến thức cũng như có tính kinh doanh và linh hoạt. Điều này có những ý nghĩa quan trọng với sự sống còn của mỗi trường đại học. Sống trong sự cạnh tranh khốc liệt này cũng hứa hẹn sẽ đem tới cho mỗi trường đại học những cơ hội mới. Liệu rằng thị trường giáo dục đại học có nắm bắt được cơ hội này hay không?

Cải cách và đổi mới xã hội tiếp tục tăng trong môi trường xung đột chính trị thế thời và phạm vi khu vực. Thế giới vẫn còn đang trong tình trạng

mất ổn định và đối đầu khi có rất nhiều cuộc chiến xảy ra, tình hình chính trị trở nên căng thẳng giữa nhiều quốc gia. Hơn nữa, việc dịch chuyển từ nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường của Việt Nam đã dẫn đến rất nhiều sự thay đổi trong quản lý tuyển sinh, học bổng của sinh viên và chương trình giảng dạy. Đồng thời các xung đột về văn hoá giữa các quốc gia châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng với nền văn hoá phương Tây cũng là một trong những thách thức không nhỏ mà thị trường giáo dục đại học cần phải vượt qua. Thị trường giáo dục đại học Việt Nam cần phải chắt lọc và chỉ học theo những tinh hoa của thế giới mà không ảnh hưởng tới lịch sử ngàn năm văn hiến. Do đó, thị trường giáo dục đại học Việt Nam sẽ phải góp phần thay đổi nền văn hoá trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa những giá trị đích thực, cốt lõi của văn hoá truyền thống dân tộc và văn hoá du nhập.

3.1.2. Định hƣớng phát triển thị trƣờng giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian tới

Để phát triển thị trường giáo dục đại học Việt Nam, trong thời gian tới, cần nghiêm túc thực hiện một số định hướng sau:

Thứ nhất, phát triển dịch vụ giáo dục đại học và tăng cường yếu tố cạnh tranh, tạo ra những động lực phát triển giáo dục đại học, cải thiện chất lượng đào tạo. Phát triển những dịch vụ giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cần thiết, nhằm thu hút nhiều hơn các nguồn vốn đầu tư, tạo điều kiện mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, đáp ứng

nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân. Bên cạnh đầu tư của nhà nước và của xã hội cho giáo dục đại học. Sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở đào tạo và giữa các cá nhân tham gia giáo dục là một trong những động lực phát triển giáo dục.

Thứ hai, giáo dục đại học phải đáp ứng yêu cầu xã hội. Bảo đảm sự phát triển tương ứng giữa cung, cầu của thị trường giáo dục đại học. Qua đó khắc phục tình trạng vừa lãng phí vừa thiếu hụt trong đào tạo nhân lực, giáo dục đại học phải bám sát nhu cầu và đòi hỏi của xã hội, thông qua việc thiết kế các chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu cung cấp nhân lực phục vụ các ngành kinh tế đa dạng.

Thứ ba, đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục đại học trên cơ sở tuân

thủ các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, đồng thời phải dựa trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần xây dựng nền giáo dục giàu tính nhân văn, tiên tiến, hiện đại. Cần vận dụng những kinh nghiệm giáo dục đại học của nhiều nước tiên tiến trên thế giới để tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta và các nước trên thế giới.

Thứ tư, giáo dục đại học phải đảm bảo chất lượng tốt nhất trong điều

kiện chi phí còn hạn hẹp. Cần tận dụng sự đầu tư của nhà nước, những đóng góp của xã hội với nguồn lực còn hạn hẹp để đạt đến chất lượng đào tạo tốt nhất, mặc dù chất lượng này có thể chưa so sánh được với chất lượng cao của nhiều nước khác trên thế giới. Việc tận dụng các kinh nghiệm và mô hình giáo dục của các nước tiên tiến, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện tiết kiệm, chống tiêu cực trong giáo dục, thu hút các nhà khoa học, nhà giáo giỏi trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học…là những giải pháp cần được chú trọng nhằm sử dụng tối ưu các nguồn đầu tư và hỗ trợ để nâng cao chất lượng đào tạo đại học.

3.2. Các giải pháp phát triển thị trƣờng giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian tới thời gian tới

3.2.1. Các giải pháp về cung

Thị trường giáo dục đại học Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nhưng cũng tồn tại không ít yếu kém, chưa đáp ứng được đòi hỏi của đất nước trong thời kỳ mới. Với việc là thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam sẽ hội nhập một cách toàn diện và ngày càng sâu, rộng vào các quy trình phát triển của thế giới, Sự phát triển giáo dục đại học phải khắc phục được những yếu kém bất cập, thay đổi tư duy, xoá bỏ những suy nghĩ, thói quen xấu.

Thứ nhất, cần đa dạng hoá thị trường giáo dục đại học Việt Nam. Theo

đó, chính sách phát triển thị trường giáo dục đại học cần hướng đến đào tạo con người toàn diện về trí tuệ, năng lực ý chí, đạo đức, hoàn thiện về kỹ năng và khả năng thích nghi nhanh chóng với những thay đổi trong môi trường làm việc không ngừng biến đổi. Chính sách phát triển thị trường giáo dục đại học phải đặt trọng tâm vào việc tăng cường đào tạo kỹ năng về công nghệ, nâng cao hiểu biết, kỹ năng tư duy phê phán, phân tích vấn đề logic và đưa ra giải pháp và quyết định một cách chuẩn xác. Sinh viên Việt Nam cần tiếp cận nhiều nền văn hoá khác nhau để có khả năng hoà nhập tốt. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy, cải thiện cơ sở vật chất, phát triển hệ thống dịch vụ công trong giáo dục đại học. Cần tạo ra những đột phá trong việc phát triển thị trường giáo dục đại học, đem đến những chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước ta hiện nay.

Thứ hai, chuyển hệ thống giáo dục đại học từ diện hẹp sang đào tạo theo diện rộng. Điều này là điều hết sức quan trọng đối với thị trường giáo

dục đại học hiện nay khi đang đứng trước những thách thức trong việc hoà nhập nền kinh tế. Thị trường giáo dục đại học Việt Nam cần khắc phục tình trạng mất cân đối về phát triển giáo dục đại học giữa các vùng miền, sự bất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hợp lý về cơ cấu trình độ, ngành nghề đào tạo, thúc đẩy năng lực tự tạo việc làm. Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao là điều tối quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đồng thời cũng tránh trường hợp "chảy máu chất xám". Việc chuyển từ đào tạo diện hẹp sang diện rộng không có nghĩa là đào tạo dàn trải kém chất lượng mà cần thực hiện một cách nghiêm túc có quy củ và giám sát, đúc rút kinh nghiệm và thay đổi hợp lý để tạo nên một thị trường giáo dục đại học bền vững. Thị trường giáo dục đại học cần bước những bước vững chắc để đạt quy mô giáo dục đại học đại chúng được chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, quốc tế hoá, theo từng loại hình và đảm bảo chất lượng để làm nòng cốt cho một xã hội bền vững.

Thứ ba, chuyển phương thức quản lý giáo dục đại học từ tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Điều này cũng là một

trong những khó khăn đối với thị trường giáo dục đại học Việt Nam khi đứng trước một cuộc cải cách lớn, phá bỏ những thói quen cũ, đón nhận những luồng gió mới trong lành. Việc chuyển đổi giáo dục đại học sang cơ chế thị trường sẽ là một bước ngoặt lớn đối với thị trường giáo dục đại học. Cơ chế thị trường luôn là một cơ chế mở mang tính cạnh tranh rất cao. Chúng ta đều biết ở đâu có cạnh tranh thì ở đó có phát triển. Chính vì thế việc chuyển đổi này là điều hết sức cần thiết và hợp lý với Việt Nam hiện nay.

Thứ tư, chuyển thị trường giáo dục đại học từ đơn thành phần sở hữu sang đa thành phần sở hữu. Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới thị

trường giáo dục đại học Việt Nam cần chủ động hướng tới các cải cách tương tự các nước trên thế giới. Hướng đi chung hiện nay của các nước trên thế giới là hệ thống giáo dục đại học pha trộn hài hoà giữa công lập và tư thục. Hệ thống giáo dục đại học pha trộn hài hoà sẽ cho phép linh hoạt và đa dạng hơn trong việc cung cấp các dịch vụ giáo dục đại học nhờ việc nhấn mạnh tầm quan trọng của cá nhân…Việc chấp nhận hệ thống giáo dục đại học đa thành phần sở cũng cũng chính là giải pháp tối ưu hỗ trợ quá trình đưa các lực lượng thị trường tham gia vận hành thị trường giáo dục đại học.

Thứ năm, thúc đẩy tăng trưởng về quy mô, số lượng sản phẩm giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội. Gia nhập WTO đã

hướng cho thị trường giáo dục đại học Việt Nam một con đường mới, thổi một luồng gió mới vào một thị trường đang khát khao đổi thay. Đổi mới, tăng trưởng về quy mô, về số lượng là điều cần thiết khi thực trạng Việt Nam có rất nhiều người chỉ được học hết cấp 3 hoặc họ không thấy được sự cần thiết của việc giáo dục đại học. Thị trường giáo dục đại học Việt Nam hiện nay tồn tại rất nhiều bất cập, trước tiên để thúc đẩy được sự phát triển này ta cần rà soát lại tình hình thực tế về các trường đại học ảo và không thể đáp ứng nhu cầu giáo dục, loại bỏ những vết đen trên một trang giấy trắng trước khi đặt những nét bút đầu tiên. Việc phát triển về quy mô và số lượng cần có sự chuẩn bị trước, có kế hoạch, và giám sát thực hiện một cách chặt chẽ.

Thứ sáu, tiếp tục đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục đại học. Cơ cấu lại

hệ thống giáo dục đại học quốc dân và hệ thống các trường đại học trên toàn quốc đồng thời hoàn thiện cơ cấu trình độ theo hướng tăng tỷ trọng sinh viên, học viên Cao học và nghiên cứu sinh tiến sĩ. Trước tiên về cơ cấu lại hệ thống giáo dục đại học quốc dân thì như điều thứ năm đã nhắc tới đó là thanh lọc hệ thống các trường đại học trong thị trường giáo dục đại học đồng thời tạo điều kiện mở rộng khu vực giáo dục đại học tư thục nhằm khai thác triệt để các nguồn nhân lực ngoài ngân sách nhà nước để phát triển giáo dục đại học. Đảm bảo sự đang dạng về mục tiêu và hình thức đào tạo, chuẩn hoá với từng loại hình, khuyến khích phát triển đa ngành đa cấp. Đảm bảo chất lượng thông qua hệ thống kiểm soát toàn diện. Sau đó là mở rộng các hoạt động đào tạo và nghiên cứu sau đại học. Mời gọi các tiến sỹ sau khi tốt nghiệp từ nước ngoài về tham gia xây dựng thị trường giáo dục đại học Việt Nam trong thời kỳ khó khăn này. Ngoài ra, cần có sự thay đổi về cơ cấu ngành nghề, phát triển cơ

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến phát triển thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 59)