Những tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến phát triển thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 57)

Bên cạnh tác động tích cực, hoạt động phát triển thị trường giáo dục theo cam kết với WTO thời gian qua cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, cụ thể là:

Thứ nhất, kích thích các trường hoạt động vì lợi nhuận, sao nhãng

mục đích chính của giáo dục đại học là dạy nghề đồng thời dạy người. Theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì đại học dân lập do các cá nhân, tập thể đầu tư xây dựng với mục đích không kinh doanh, không vụ lợi. Tuy nhiên, trong thực tế, việc thành lập, nâng cấp các trường đại học, cao đẳng và mở ngành đào tạo còn dễ dãi, dẫn đến mất cân đối. Hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học còn hạn chế.

Thứ hai, tạo gánh nặng chi phí học tập cho người học ngày càng cao,

gấp 5-30 lần so với 10 năm trước. Chất lượng cao luôn đi kèm với học phí cao. Nhưng ở Việt Nam thời gian qua, học phí tăng chủ yếu không do chất lượng đào tạo mà do các trường tư mới thành lập, nhằm thu hút người học, các trường này hạ tiêu chuẩn đầu vào so với trường công lập, đồng thời tăng học phí để thu lợi nhuận. Về lâu dài, nếu không có cơ chế phù hợp, học phí sẽ tiếp tục tăng vì các trường chủ yếu hoạt động vì lợi nhuận, nên người học khó tránh khỏi việc phải chịu gánh nặng chi phí học tập ngày càng tăng lên.

Thứ ba, tạo sự phân hoá, phân tầng trong chất lượng GD-ĐT. Chất

lượng giáo dục, đặc biệt là đối với nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu…

Thứ tư, vai trò của nhà nước tăng lên cả về quản lý, cả về đầu tư.

Về quản lý, đứng trước nhiệm vụ xây dựng pháp luật để tạo lập khung khổ pháp lý phục vụ quản lý, Nhà nước đang gặp rất nhiều khó khăn. Thị trường phát triển nhanh trong khi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành chậm, thiếu đồng bộ, cụ thể, khả thi và chưa hoàn chỉnh.

Về đầu tư, trên nhiều nội dung, Nhà nước vẫn chưa bảo đảm vai trò của mình đối với thị trường giáo dục đại học. Nhiều trường còn triển khai đào tạo trong tình trạng thiếu giáo trình và tài liệu tham khảo cho nhiều môn học. Việc cập nhật các giáo trình đào tạo tại các trường chưa được quan tâm đúng mức. Số lượng giảng viên có trình độ tiến sỹ của các trường còn thấp, trình độ ngoại ngữ của giảng viên yếu và tải trọng giảng dạy của giảng viên còn quá lớn cũng là những trở ngại trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường đại học. Mặc dù đã có chính sách đầu tư của Nhà nước, nhưng cơ sở vật chất vẫn đang là vấn đề rất đáng quan tâm ở các trường đại học vì hiện nay hầu như các trường không đảm bảo đủ diện tích lớp học theo quy định cho việc dạy và học như đã được quy định trong các tiêu chuẩn về thiết kế trường học.

CHƢƠNG 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP

PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến phát triển thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 57)