Thực trạng chung của hệ thống giáo dục tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến phát triển thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 30)

Ngày nay, không thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trong của giáo dục trong mọi mặt đời sống. Giáo dục đào tạo đóng vai trò là chìa khoá then chốt, điều kiện tiên quyết và cũng là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hơn nữa, giáo dục ngày càng quan trọng trong việc góp phần ổn định chính trị xã hội và nâng cao chỉ số phát triển con người (HDI).

Chính bởi vậy, không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhận thức được điều này, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia rất coi trọng sự phát triển của nền giáo dục, đã và đang củng cố xây dựng nền giáo dục thực sự vững mạnh và có chất lượng. Một minh chứng rõ ràng là trong suốt những năm qua Đảng và nhà nước đã luôn quan tâm và tập trung đầu tư rất nhiều cho nền giáo dục Việt Nam.

Sự quan tâm, tập trung đầu tư của Đảng và nhà nước đã được thể hiện một cách rõ nét qua quy mô đầu tư lớn trong giáo dục các cấp. Cụ thể, Bảng 2.1 đã thống kê số lượng các trường học phân theo các cấp trong khoảng thời gian trước khi Việt Nam gia nhập WTO, từ 2003 đến 2007. Số lượng trường học các cấp tăng lên đáng kể trong giai đoạn này. Số các trường mầm non và trung học cơ sở tăng mạnh trong giai đoạn này, đạt tương ứng 11509 và 9657 trường vào năm 2007. Các trường tiểu học công lập và ngoài công lập tuy tăng ít hơn nhưng vẫn là khối đào tạo với nhiều trường học được mở rộng nhất. Những con số này thể hiện rằng Chính phủ Việt Nam đã mở rộng quy mô ở hầu hết các khối cấp đào tạo và đang mạnh dạn hơn đầu tư ở cấp mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Giáo dục đại học và cao đẳng dù chỉ chiếm số lượng nhỏ so với các cấp đào tạo khác nhưng cũng đang duy trì mức tăng đều đặn qua các năm (Bảng 2.1).

Bảng 2.1: Số lƣợng trƣờng học phân theo các cấp giai đoạn 2003 - 2007 (Đơn vị tính: trường) Trường 2003 2004 2005 2006 2007 Mầm non 9715 10104 10453 11009 11509 Tiểu học 14163 14346 14518 14688 14839 Phổ thông cơ sở 1197 1139 1034 889 744 Trung học cơ sở 8396 8734 9041 9386 9657 Trung học phổ thông 1532 1685 1828 1953 2074 Trung học chuyên nghiệp 268 286 285 284 269

Cao đẳng 121 127 137 151 183

Đại học 81 87 93 104 139

Nguồn: Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013)

Cũng theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số lượng giáo viên, học sinh, sinh viên và ngân sách cho giáo dục các cấp cũng đều tăng qua các năm. Từ quy mô trên có thể khẳng định rằng công tác xã hội hoá giáo dục tại Việt Nam ngày càng được đẩy mạnh, nguồn lực trong xã hội đầu tư cho giáo dục được huy động ngày càng nhiều.

Ngày 11/01/2007, Việt Nam được công nhận là thành viên chính thức 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Kể từ khi gia nhập WTO, dưới điều chỉnh của Đảng và Nhà nước trong việc mở cửa hệ thống giáo dục các cấp, số lượng trường học cũng như quy mô đầu tư cho giáo dục tăng mạnh. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2013 cả nước có 13548 trường mầm non, 15361 trường tiểu học, 10290 trường trung học cơ sở, 2425 trường trung học phổ thông, 214 trường cao đẳng và 207 trường đại học (Bảng 2.2). Số lượng các trường đại học theo đó đã tăng gấp 1,29 lần so với năm 2007. Việc mở rộng quy mô không chỉ bó hẹp trong các trường công lập

mà cả loại hình ngoài công lập đã tạo nên sự đa dạng và quy mô ngày càng lớn cho hệ thống giáo dục Việt Nam.

Bảng 2.2: Số lƣợng trƣờng học phân theo các cấp giai đoạn 2008-2013

(Đơn vị tính: trường) Trường 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Mầm non 11629 12190 12357 12908 13172 13548 Tiểu học 14939 15051 15172 15242 15337 15361 Phổ thông cơ sở 717 674 620 601 554 557 Trung học cơ sở 9768 9902 10060 10143 10243 10290 Trung học phổ thông 2167 2192 2242 2288 2350 2425 Trung học chuyên nghiệp 275 273 282 290 295 294

Cao đẳng 209 227 230 226 215 214

Đại học 160 169 173 188 204 207

Nguồn: Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013)

Nhìn chung có thể thấy, Việt Nam đã và đang ngày càng đẩy mạnh việc phát triển hệ thống giáo dục các cấp, nhất là kể từ khi chính thức gia nhập WTO. Bên cạnh đó, với quan điểm “Đầu tư cho giáo dục là quốc sách”, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều nghị quyết về phát triển giáo dục, đào tạo khoa học và công nghệ khẳng định tầm quan trọng, định hướng cũng như xác định mục tiêu, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Việc coi trọng sự đổi mới hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng đặc biệt đã giúp Việt Nam đạt nhiều thành tích trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến phát triển thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)