Qua thực tế tình hình phát triển thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam thời gian qua, có thể thấy những hoạt động của Nhà nước ta trên cơ sở thực hiện các cam kết với WTO đã có những tác động tích cực đến thị trường giáo dục đại học.
Thứ nhất, chủ thể cung ứng dịch vụ giáo dục đại học ở nước ta đã ngày
càng được đa dạng hoá. Không còn tình trạng chỉ có hệ thống trường đại học công lập, mà đã xuất hiện ngày càng nhiều các trường đại học tư thục, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài, và từ năm 2009, nước ta đã có đại học 100% vốn nước ngoài. Bước đầu đáp ứng nhu cầu của xã hội về số lượng.
Thứ hai, người học đại học đã có nhiều cơ hội học tập trình độ cử nhân
và sau đại học ngày càng cao. Bên cạnh các cơ hội học đại học trong nước, người học có nhiều cơ hội tiếp cận giáo dục đại học nước ngoài qua việc vào học các trường đại học 100% vốn nước ngoài và các cơ sở đào tạo nước ngoài liên kết với cơ sở giáo dục đại học trong nước.
Thứ ba, sự đa dạng hoá các chủ thể cung ứng dịch vụ giáo dục đại học
đã bước đầu tạo ra một nền giáo dục đại học có tính cạnh tranh nhất định. Không những vậy, tính cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục đại học liên tục gia tăng.
Thứ tư, chi phí và chất lượng giáo dục đại học đã từng bước được nâng
cao, hướng đến tiêu chuẩn giáo dục đại học của các nước có nền giáo dục đại học tiên tiến trên thế giới.