Thực trạng phát triển thị trƣờng giáo dục đại học Việt Nam sau

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến phát triển thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 36)

với sự phát triển của thị trường giáo dục đại học trong nước.

2.3. Thực trạng phát triển thị trƣờng giáo dục đại học Việt Nam sau khi gia nhập WTO gia nhập WTO

2.3.1. Những đổi mới trong môi trƣờng phát triển và định hƣớng, điều tiết cho thị trƣờng giáo dục đại học Việt Nam

2.3.1.1. Tạo lập khung khổ pháp luật theo hướng kinh tế thị trường và hội nhập

Nhằm tạo lập khung khổ pháp lý cho giáo dục đại học theo hướng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, quy định điều chỉnh hoạt động giáo dục đại học.

Sau khi nước ta gia nhập WTO, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Thông báo kết luận số 242-TB/TW ngày 15/4/2009 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII). Kết luận của Bộ Chính trị đã đề ra phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo Việt Nam đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trường, phù hợp cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.

Thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng, các cơ quan Nhà nước các cấp đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật định khung cho hoạt động giáo dục đại học. Cụ thể là ngày 25/11/2009, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2010; Ngày 19/6/2009, Quốc hội khoá XII đã ban hành Nghị quyết số 35/2009/QH12 về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015. Ngày 19/6/2010, Quốc hội Khoá XII đã ban hành Nghị quyết số 50/2010/QH12 về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đối với giáo dục đại học.

Chấp hành các văn bản pháp luật của Quốc hội, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, Nghị định số 75/2006/NĐ- CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020”; ngày 27/02/2010, Thủ tướng tiếp tục ra Chỉ thị số 296/CT-TTg về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012.

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể và triển khai thực hiện quy định của Quốc hội, Chính phủ về hoạt động giáo dục đại học. Ban Cán sự Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 6/01/2010 về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 179/QĐ-BGDĐT ngày 11/01/2010 phê duyệt Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 6/01/2010 của Ban Cán sự Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Chỉ thị số 7823/CT-BGDĐT ngày 27/10/2009 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2009-2010; ngoài ra, các văn bản về tuyển sinh, đào tạo, cấp phát văn bằng chứng chỉ; việc chuyển đổi loại hình dân lập sang tư thục, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, tài chính, tài sản, quản lý sinh viên,… đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, nhằm tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý và hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học.

Trên cơ sở hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục đại học trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo theo hướng giao Vụ Giáo dục Đại học là đơn vị đầu mối giúp Bộ trưởng quản lý các cơ sở giáo dục đại

học trong cả nước, làm rõ trách nhiệm, cơ chế phối hợp của các đơn vị thuộc cơ quan Bộ. Bên cạnh đó, thực hiện một loạt các biện pháp cụ thể khác như:

 Tiếp tục thực hiện đơn giản hoá các thủ tục hành chính, triển khai các quy trình “một cửa, một dấu” trong việc xin thành lập trường đại học, cao đẳng, mở ngành và tuyển sinh.

 Tổ chức triển khai việc các Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học tham gia đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và hoạt động của các Vụ, Cục liên quan trong cơ quan Bộ.

 Phân công, phân cấp quản lý các trường đại học, cao đẳng theo hướng phân công rõ trách nhiệm quản lý nhà nước giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành quản lý trường và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố.

 Tăng cường năng lực bộ máy giúp việc cho các Bộ, ngành để quản lý trường trực thuộc, bộ máy giúp việc cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn.

 Đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự kiểm soát bên trong của các trường đại học, trên cơ sở các quy định của Nhà nước và của các trường, tăng cường công tác giám sát và kiểm tra của nhà nước, của xã hội và của bản thân các cơ sở.

 Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

 Triển khai thực hiện Quy chế công khai đối với các cơ sở giáo dục ban hành theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 7/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 Xây dựng cơ chế xử lý đối với các trường sau 3 năm thành lập không đáp ứng đủ các tiêu chí, điều kiện của một trường đại học, cao đẳng như cam kết của các nhà đầu tư.

 Thanh tra, kiểm tra hoạt động liên kết đào tạo, đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học, đào tạo từ xa, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.

Các văn bản quy phạm pháp luật quy định triển khai thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội. Quy định việc xây dựng quy hoạch xây dựng các đại học trong các tỉnh, thành phố; quy hoạch và xây dựng ký túc xá sinh viên. Triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng hệ thống các trường đại học, cao đẳng tại vùng Thủ đô Hà Nội và vùng thành phố Hồ Chí Minh. Triển khai thực hiện đề án xây dựng ký túc xá sinh viên các trường đại học, cao đẳng với mục tiêu đến năm 2011 tạo thêm khoảng 200.000 chỗ ở cho sinh viên.

Ngoài ra, đổi mới cơ chế tài chính cho giáo dục đại học theo hướng thực hiện “3 công khai”, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở giáo dục và trách nhiệm xử lý của các cơ quan chức năng của Bộ. Áp dụng mức trần học phí theo hướng tăng học phí phải gắn liền với các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đào tạo. Thực hiện chính sách miễn giảm học phí, chính sách tín dụng sinh viên và việc cấp bù học phí được miễn giảm cho các trường. Thực hiện cơ chế đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học theo hướng các trường đại học và cao đẳng tự đánh giá; xây dựng tiêu chuẩn và hình thành một số cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục đại học độc lập.

Đổi mới cơ quan quản lý và triển khai nghiên cứu khoa học ở các trường đại học, cao đẳng theo hướng hình thành cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Vụ Giáo dục đại học và Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ xã hội trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các cơ sở đào tạo đại học, kinh phí nhà nước cho nghiên cứu khoa học được sử dụng có hiệu quả; các luận án tiến sĩ phải là các công trình nghiên cứu nghiêm túc, góp phần tạo ra tri thức mới và các giải pháp mới phục vụ phát triển đất nước. Triển khai việc dạy về phương pháp nghiên cứu khoa học

cho tất cả các sinh viên phù hợp với trình độ đại học và cao đẳng. Xây dựng cơ chế khuyến khích công bố các kết quả nghiên cứu ở các tạp chí có uy tín ở nước ngoài, hình thành ở các cơ sở giáo dục đại học tổ chức chuyên trách về hướng dẫn bảo vệ và khai thác sở hữu trí tuệ của các giảng viên.

Có thể thấy, Việt Nam đã và đang hình thành khung khổ pháp lý về thị trường giáo dục đại học, trong đó tách bạch chức năng của Nhà nước và các cơ sở đào tạo đại học: Nhà nước quản lý bằng pháp luật, định chính sách, ban hành khung chương trình... và kiểm tra, giám sát các cơ sở đào tạo việc thực thi pháp luật; còn các cơ sở đào tạo tự chủ, tự chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực chính như ngành nghề đào tạo, tài chính, bộ máy, nhân sự, kiểm định, đánh giá chất lượng, hợp tác, liên kết đào tạo... Bên cạnh đó, cho phép tồn tại trường đại học ngoài công lập, trường đại học nước ngoài với cơ chế hoạt động gần như một doanh nghiệp. Khẳng định và thúc đẩy việc đào tạo theo nhu cầu xã hội. Thực hiện cơ chế cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục đại học. Qua đó, đã bước đầu hình thành các yếu tố thị trường giáo dục.

2.3.1.2. Định hướng, điều tiết, hỗ trợ thị trường

Giáo dục là dịch vụ đặc biệt, phát triển thị trường giáo dục trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa lại là một yếu tố đặc thù nữa. Vì vậy, Nhà nước Việt Nam xác định rõ chức năng của mình là: quy định khung chương trình đào tạo, quản lý chỉ tiêu tuyển sinh các ngành nghề tương ứng với năng lực đào tạo của các trường, xây dựng một hệ thống trường đại học công lập... Đó là những cơ sở quan trọng cho việc định hướng, điều tiết, hỗ trợ thị trường giáo dục.

Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện những dự án lớn, đặc biệt là những lĩnh vực đầu tư mạo hiểm và khả năng đầu tư vốn ban đầu lớn nhưng thu hồi chậm, mà kết quả gặt hái được phải tính bằng đơn vị hàng chục năm. Đó là những đại học quy mô lớn như Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm, Đại học Nông lâm...; các đại học

tinh hoa, đại học nghiên cứu, trong các lĩnh vực khoa học cơ bản: Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam...; những ngành chiến lược rất cần những đầu tư lớn, mà chỉ có Nhà nước mới thực hiện được (Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông...). Ngoài ra, những trường học ở vùng sâu, vùng xa mà tư nhân không muốn mở vì tính rủi ro cao thì bắt buộc Nhà nước phải có trách nhiệm tham gia mở trường như: Đại học Tây Nguyên, Đại học Tây Bắc... Không những vậy, để kịp đón bắt thời cơ và định hướng cho giáo dục đại học, ngày 20/6/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 145/2006/QĐ-TTg về chủ trương và những định hướng lớn xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế của Việt Nam.

Cùng với đó, Nhà nước thực hiện đơn giản hoá các thủ tục hành chính, triển khai các quy trình “một cửa, một dấu” trong việc xin thành lập trường đại học, cao đẳng, mở ngành và tuyển sinh; hỗ trợ quỹ đất xây dựng trường, hỗ trợ xây dựng ký túc xá sinh viên các trường đại học, cao đẳng... Hiện nay, việc thực hiện các nguồn vốn đầu tư như: vốn ngân sách, vốn ODA, các nguồn vốn hợp pháp để xây dựng tăng cường cơ sở vật chất các trường đại học đã có tiến bộ đáng kể. Môi trường và cảnh quan sư phạm ở nhiều trường được cải thiện, tạo điều kiện đáp ứng yêu cầu về quy mô, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo trên cả nước còn được thụ hưởng nguồn trái phiếu Chính phủ đầu tư ký túc xá sinh viên. Trên phạm vi cả nước có 94 dự án nhà ở sinh viên được phân bổ nguồn trái phiếu Chính phủ tại 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 02 Bộ (Bộ Quốc phòng và Công an) với tổng số vốn là 5.500 tỷ đồng. Tổng số khối nhà ở đang được triển khai xây dựng (tại 93 dự án đã được khởi công) là 250 khối nhà. Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo tăng thêm nguồn thu, đồng thời giúp nhà trường quản lý chặt chẽ việc thu, chi, tập trung đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, phần nào cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên nhà trường, ngày 21/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1310/QĐ-TTg điều chỉnh khung học

phí đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2009-2010 và quyết định số 1344/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 về việc điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên. Việc mức học phí được điều chỉnh tăng thêm, cùng với việc tăng cường giám sát thực hiện thu, chi đã góp phần giảm bớt khó khăn cho các trường.

Bên cạnh hỗ trợ các cơ sở đào tạo, giải quyết khó khăn cho sinh viên cũng là một giải pháp quan trọng hỗ trợ thị trường giáo dục đại học. Vì vậy, Nhà nước ta thực hiện chính sách cho vay tín dụng đối với sinh viên theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trước những biến động xấu của tình hình kinh tế trong nước và thế giới, ngày 26/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1344/QĐ-TTg về việc điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên. Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội, đến hết tháng 6/2010, đã có 1.915.774 học sinh, sinh viên của 1.723.782 hộ gia đình được vay vốn, với tổng dư nợ là 23.745,595 tỷ đồng. Trong đó, 786.739 sinh viên đại học được vay vốn, dư nợ 10.376,171 tỷ đồng và 584.201 sinh viên cao đẳng được vay vốn, dư nợ 7.354,241 tỷ đồng. Từ ngày 26/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tăng mức cho vay ưu đãi từ 800.000 đ/sinh viên/tháng lên 860.000đ/sinh viên/tháng. Với số tiền 860 nghìn đồng/tháng hỗ trợ từ chương trình tín dụng đã giúp cho sinh viên khó khăn về kinh tế yên tâm học tập, đồng thời hỗ trợ cho các trường bảo đảm tốt công tác giảng dạy. Nhờ được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi này, có nhiều sinh viên đang trong điều kiện hoàn cảnh kinh tế khó khăn vượt qua được nguy cơ phải bỏ học.

2.3.1.3. Kiểm tra, kiểm soát

Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, các cơ sở đào tạo tự do hơn trong các hoạt động của mình. Tuy nhiên, để phát triển thị trường ổn định và đúng hướng, Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ, theo hướng cải cách hành chính, phù hợp cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, Nhà nước ta đang thực hiện việc phân công rõ trách nhiệm

quản lý nhà nước giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành quản lý trường và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố. Tăng cường năng lực bộ máy

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến phát triển thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 36)