Thực trạng phát triển thị trƣờng giáo dục đại học tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến phát triển thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 32)

trƣớc khi gia nhập WTO

Trong toàn hệ thống giáo dục Việt Nam, mỗi cấp bậc đều đóng vai trò quan trọng khi kết hợp lại và tạo nên chuỗi cung ứng cho thị trường lao động.

Trong chuỗi cung ứng này, giáo dục đại học chính là chìa khoá then chốt cho “dây chuyền sản xuất” nguồn nhân lực chất lượng, tạo nên nguồn phát triển và tăng trưởng của thương mại và công nghiệp. Nói cách khác, giáo dục đại học đóng vai trò là hệ thống nuôi dưỡng của mọi lĩnh vực trong đời sống, là nguồn cung cấp nhân lực tối cần thiết để phục vụ các công tác quản lý, quy hoạch, thiết kế, giảng dạy và nghiên cứu. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đại học, Việt Nam ngay từ giai đoạn trước khi mở cửa hội nhập đã có những bước tiến nhất định trong việc phát triển, mở rộng quy mô thị trường này.

Thông tư số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu học phí ở các cơ sở giáo dục đào tạo công lập, mức học phí thu đối với hệ giáo dục đại học từ 50.000 đến 180.000 VNĐ/tháng/sinh viên (khoảng 600.000 đến 2,16 triệu VNĐ/năm/sinh viên). Đến năm 2001, Bộ Giáo dục đào tạo ra Thông tư liên tịch về việc thu học phí đối với hoạt động đào tạo theo phương thức không chính quy trong các trường và cơ sở đào tạo công lập với mức thu bậc Đại học từ 100.000 đến 350.000 đồng/tháng/một người học (1,2 - 4,2 triệu VNĐ/năm/một người học).

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, năm học 2006-2007, số trường đại học và cao đẳng trên cả nước đạt 322 trường công lập và ngoài công lập, con số này đã tăng gần 1,6 lần so với năm học 2002-2003. Đặc biệt, số sinh viên và giáo viên trên cả nước đều tăng qua các năm khẳng định rằng hệ đào tạo đại học - cao đẳng đang ngày càng được Chính phủ cũng như nhân dân chú trọng và quan tâm hơn. Hơn nữa, không chỉ ở những vùng đồng bằng hay khu vực phát triển mà ở các vùng trung du, miền núi, lượng sinh viên và giáo viên cũng tăng lên đáng kể. Đây là những tín hiệu đáng mừng đối với việc mở cửa hội nhập và tiếp thu những thành tựu mới.

Cụ thể, Bảng 2.3 và 2.4 đã thể hiện rõ sự tăng lên qua các năm ở số sinh viên cũng như giáo viên trong cả nước và các vùng miền. Trong đó,

Đồng bằng sông Hồng có số sinh viên cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ lớn nhất so với số sinh viên trên cả nước.

Năm 2006, số sinh viên tại vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm tới 41.3% tổng số sinh viên trên cả nước. (Bảng 2.3). Đông Nam Bộ với các thành phố phát triển và nhiều trường đại học, cao đẳng chất lượng cũng có một lượng lớn sinh viên học tập bậc giáo dục đại học. Các trường cao đẳng và đại học được thành lập ở hầu hết các địa bàn dân cư lớn, các vùng, các địa phương, cộng với việc đời sống ở vùng đồng bằng phát triển hơn đã lý giải cho việc sinh viên ở khu vực này chiếm tỷ lệ lớn hơn. Bên cạnh đó, ở một số vùng chậm phát triển hơn như Trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, hay Đồng bằng sông Cửu Long, tuy số lượng sinh viên đại học cao đẳng chiếm tỷ lệ không cao trong cả nước nhưng những năm gần đây con số này cũng đang được nâng lên.

Bảng 2.3: Số sinh viên đại học và cao đẳng phân theo vùng miền giai đoạn 2003 - 2006

(Đơn vị tính: người)

2003 2004 2005 2006

CẢ NƢỚC 1.131.030 1.319.754 1.404.673 1.666.239 Đồng bằng sông Hồng 514.311 581.137 612.568 688.761 Trung du và miền núi phía Bắc 54.915 60.835 73.015 83.468 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 153.927 226.162 205.950 293.123 Tây Nguyên 24.485 27.480 33.278 40.220 Đông Nam Bộ 319.709 355.789 405.699 467.700 Đồng bằng sông Cửu Long 63.683 68.351 74.163 92.967

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam (2014)

Mạng lưới cơ sở thị trường giáo dục đại học phát triển, mở rộng số lượng trường đại học và cao đẳng trên cả nước. Kèm theo đó, số giáo viên,

giảng viên cũng tăng lên nhằm đáp ứng cho lượng sinh viên ngày một tăng. Vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long vẫn là hai khu vực có lượng giáo viên đại học cao đẳng lớn nhất trong cả nước. Nhìn chung, chưa đánh giá về chất lượng đào tạo nhưng quy mô đào tạo cấp đại học cao đẳng đang ngày một được đầu tư và nâng cao hơn.

Không chỉ ở những vùng đồng bằng phát triển, các vùng chậm phát triển hơn cũng đã và đang tăng cường, phát triển hệ thống trường lớp đại học, giáo viên nhằm đáp ứng và đảm bảo cho một nguồn nhân lực đầu ra chất lượng hơn cho nước nhà trước điều kiện sẽ trở thành thành viên chính thức của WTO năm 2007.

Bảng 2.4: Số giáo viên đại học và cao đẳng phân theo vùng miền, giai đoạn 2003-2006

(Đơn vị tính: người)

2003 2004 2005 2006

CẢ NƢỚC 39.985 47.613 48.541 53.364

Đồng bằng sông Hồng 17.375 20.137 21.342 21.584 Trung du và miền núi phía Bắc 2.878 2.850 3.000 4.025 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 5.617 6.213 6.633 7.928

Tây Nguyên 813 1.010 846 1.236

Đông Nam Bộ 10.574 13.953 13.018 14.601 Đồng bằng sông Cửu Long 2.728 3.450 3.702 3.990

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam (2014)

Như vậy, có thể thấy rằng mạng lưới các trường đại học cao đẳng trong cả nước đang ngày một phát triển, số lượng sinh viên tham gia học tập ở giáo dục đại học cũng tăng lên qua các năm. Việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO theo đó đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hơn nữa phát triển thị trường giáo dục đại học tại Việt Nam. Do đó, trong nội dung

tiếp theo, bài luận văn sẽ phân tích cam kết của Việt Nam đối với giáo dục đại

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến phát triển thị trường giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 32)