Tăng cường kiểm soát hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân là một biện pháp có ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến thực hiện chu trình khép kín của khoản tín dụng, đây là vấn đề sống còn của ngân hàng. Trong bối cảnh hiện nay, PGD Tôn Đức Thắng cần chủ động thực hiện tốt vấn đề này.
Để tăng cường kiểm soát hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân PGD cần phải:
Chấp hành nghiêm túc các quy định hiện hành về hoạt động tín dụng, phát hiện và kiến nghị kịp thời những điều bất hợp lý không phù hợp với ngân hàng để có biện pháp khắc phục kịp thời. PGD phải thực hiện tốt các điều khoản quy
định trong chế độ, thể lệ tín dụng về quy trình, thủ tục xét duyệt cho vay, quản lý hồ sơ, theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, mỗi khi đưa ra quyết định phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng, không được xem xét một cách hời hợt và phê duyệt dễ dàng, phải đặt nó trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các nhân tố: pháp luật, chủ trương chính sách, quy trình cho vay, quan trọng nhất là phải biết rõ khách hàng của mình là người như thế nào? Họ muốn gì?... Và từ đó căn cứ vào quy trình nghiệp vụ, thể lệ, chế độ và kinh nghiệm để xử lý cho có hiệu quả. PGD kiên quyết không cho vay đối với những khách hàng không chân thật mập mờ vì mục đích cho vay không chỉ đơn thuần là thu nợ mà phải phù hợp vơi sự phát triển kinh tế, đem lại lợi ích cho xã hội. Một khi đã phải mang tài sản thế chấp ra phát mại để thu hồi nợ, thì quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng sẽ chấm dứt, uy tín của ngân hàng sẽ bị giảm sút.
Thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ các khoản tín dụng và ngăn chặn kịp thời các hành vi của khách hàng làm ảnh hưởng tới mức độ an toàn của các khoản tiền đã cho vay như lừa đảo, một tài sản vay vốn nhiều ngân hàng, vay của ngân hàng này trả cho ngân hàng khác…
Nhất thiết phải tổ chức duyệt cho vay theo hướng “chạc 3”. Trong đó gồm có cán bộ tín dụng là người đề nghị cho vay, một lãnh đạo phòng tín dụng là người tái thẩm định và kiểm soát, một lãnh đạo ngân hàng là người duyệt cho vay. Một khoản tín dụng phát ra phải có 3 chữ ký của 3 thành phần độc lập, và phải quy định rõ trách nhiệm của từng cán bộ tham gia cấp tín dụng.
Tổ chức đánh giá phân loại các khoản nợ để lượng định rủi ro trong quá trình cho vay. Quá trình đánh giá phân loại nợ như sau:
Một là, đánh giá các khoản khi quyết định cho vay, do bị chi phối bởi các quy
định trong chế độ, thể lệ tín dụng nên khi quyết định cho vay các trường hợp chỉ rơi vào một trong hai trường hợp xếp loại đó là: “Nợ đủ tiêu chuẩn” hay “Nợ
cần chú ý”
Hai là, đánh giá các khoản nợ trong quá trình theo dõi việc sử dụng tiền
thấy những khoản nợ có biểu hiện khác thường thì cần chú ý theo dõi xát xao để có biện pháp xử lý kịp thời.