Như đã khẳng định ở trên, trong lô 11.2 bể Nam Côn Sơn đá mẹ Oligocen và Miocen hạ là các tầng sinh chính và cung cấp Hydrocacbon cho các bẫy trong khu vực nghiên cứu.
Theo tài liệu của VPI, 2014 ta có kết quả sau
Hình 4.16. Đường cong tích lũy lượng sinh của đá mẹ Oligocen lô 11.2
(Theo VPI, 2014)
Nhìn vào sơ đồ ta có thể thấy được rằng đá mẹ Oligocen bắt đầu sinh hydrocacbon từ 26 triệu năm trước và đang trong pha sinh mạnh mẽ tại khoảng thời gian 20 – 16 triệu năm trước. Thời gian Hydrocacbon di chuyển khỏi đá mẹ là khoảng 20 – 16 triệu năm trước.
Hình 4.17. Đường cong tích lũy lượng sinh của đá mẹ Miocen hạ lô 11.2 tại trũng sâu
(Theo VPI, 2014)
Nhìn vào sơ đồ ta thấy rằng đá mẹ Miocen hạ bắt đầu sinh hydrocacbon từ 12 triệu năm trước và đang trong pha sinh mạnh mẽ tại thời điểm hiện tại.
Theo luận án của Ts. Lê Văn Bình ta có được kết quả về thời gian trưởng thành và di chuyển của Hydrocacbon khỏi đá mẹ:
- Thời gian trưởng thành:
Trầm tích đáy Oligocen: khoảng 26,1 triệu năm trước bắt đầu trưởng thành
Trầm tích Oligocen: khoảng 11,8 triệu năm trước bắt đầu trưởng thành
Trầm tích nóc Miocen hạ: khoảng 1 triệu năm trước bắt đầu trưởng thành
Như vậy, thời gian đá mẹ Oligocen bắt đầu trưởng thành trung bình khoảng 19 triệu năm trước, đá mẹ Miocen bắt đầu trưởng thành khoảng 6,4 triệu năm trước
- Thời gian di chuyển khỏi đá mẹ:
Tại đáy Oligocen: khoảng 16,6 triệu năm trước
Tại nóc Oligocen: khoảng 1 triệu năm trước
Tại nóc Miocen hạ: chưa di chuyển ra khỏi đá mẹ (Rº = 0,61 < 0,72) Hydrocacbon nếu được sinh ra chưa có khả năng di chuyển.
Như vậy, thời gian Hydrocacbon di chuyển khỏi đá mẹ Oligocen trung bình từ khoảng 8,8 triệu năm trước, ở đá mẹ Miocen hạ, chỉ có ở những trũng sâu đủ điều kiện Rº > 0,72 mới có thể di chuyển được
Tóm lại, so sánh kết quả của 2 tác giả ta thấy được sự tương đồng, vì thế có thể kết luận được thời gian di chuyển của Hydrocacbon khỏi đá mẹ Oligocen trung bình vào khoảng 8,8 triệu năm với lượng hydrocacbon tham gia vào quá trình di chuyển được tính là: Qdc = 2.659 (tỉ tấn)
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
Trong phạm vi vùng nghiên cứu là lô 11.2 thuộc bể Nam Côn Sơn tồn tại hai tầng đá mẹ là đá sét Oligocen và Miocen hạ có khả năng sinh dầu khí tốt, là nguồn cung cấp hydrocacbon cho các tích tụ dầu khí.
Đá mẹ Oligocen và Miocen hạ rất giàu vật chất hữu cơ thuộc kerogen loại 2 và 3, chủ yếu là loại 3 chủ yếu là vật chất hữu cơ lục địa.
Theo kết quả phân tích địa hoá của khu vực thì hầu hết tầng đá mẹ Oligocen đã trải qua pha tạo sản phẩm, đá mẹ Miocen hạ đang nằm trên nóc đới tạo dầu chính. Tiềm năng sinh của cả hai loại đá mẹ khoảng 20 tỷ tấn.
Lượng hydrocacbon được sinh ra từ đá mẹ Oligocen đã tham gia vào quá trình di chuyển cách đây khoảng 8.8 triệu năm trước với QDC khoảng 2.417 tỷ Tấn hydrocacbon và hiện tại vẫn còn tiếp tục sinh và di chuyển hydrocacbon. Hydrocacbon sinh ra từ Miocen hạ chưa di chuyển vượt khỏi phạm vi đá mẹ.
Kiến Nghị
Khu vực lô 11.2 bể Nam Côn Sơn là khu vực có cấu trúc phức tạp với sự hoạt động mạnh mẽ của kiến tạo. Để hiểu rõ hơn về địa tầng và kiến tạo của cấu tạo cần phải tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Bình (2002), “Đánh giá địa chất, địa hóa về triển vọng dầu khí của bể Nam Côn Sơn – Việt Nam”, luận án Tiến sĩ, Matxcova.
2. Nguyễn Thị Dậu, “Phương pháp phân tích địa hóa đá mẹ”