Đây là các bẫy dạng thân cát, có thể gặp ở các dòng chảy cổ và phần ngoài của đường bờ cổ.
Chế độ Synrift đã xảy ra và kết thúc không đồng đều trên phạm vi toàn bể. Ở khu vực phía Tây Nam và vùng phân dị chuyển tiếp, quá trình tạo bể ban đầu chấm dứt vào cuối Oligocen. Trong khi đó ở bùn trũng phía Đông, thời kỳ này kéo dài đến hết Miocen hạ và thậm chí ở khu vực Đông Bắc còn muộn hơn nữa. Chính vì vậy với tính chất phức tạp của các hoạt động kiến tạo theo không gian và thời gian dẫn tới cơ chế và thời gian thành tạo bẫy rất đa dạng. Một điểm chung nhất cho các loại bẫy dạng bán vòm kề đứt gẫy, bẫy màn chắn kiến tạo, bẫy dạng hoa và bẫy dạng khối đứt gãy là chúng được thành tạo trong cơ chế tách sụt liên quan tới tách
giãn biển Đông. Tuy nhiên do quá trình tách sụt dạng khối xảy ra theo nhiều hướng khác nhau và có cường độ khác nhau nên dẫn tới hiện tượng nén ép và nâng cục bộ. Một số khối móng được nâng cao tương đối và kế thừa trên đó phát triển các bẫy bòm phủ và những nơi cao sẽ thuận lợi cho điều kiện phát triển các thể cacbonat sau này. Mặt khác các hoạt động kiến tạo này cũng đã làm cho khối móng bị nứt nẻ và ở những chỗ nhô cao xảy ra quá trình phong hóa, là tiền đề thành tạo các bẫy dạng khối trong móng nứt nẻ và phong hóa.
Tuổi thành tạo các bẫy cũng rất đa dạng, sớm nhất là các bẫy dạng vòm phủ trên các khối móng nhô cao, bẫy dạng khối trong móng nứt nẻ, bẫy dạng bán vòm kề đứt gãy. Các bẫy này rất thuận lợi để nạp dầu khí từ các pha di cư đầu tiên (Miocen sớm) nên sản phẩm nghiêng về dầu và khí condensat.