Đới phân dị phía Tây (C)

Một phần của tài liệu Luận Văn Nghiên cứu đặc điểm địa hóa, đánh giá tiềm năng sinh của đá mẹ lô 11.2 bể Nam Côn Sơn (Trang 38)

Đới nằm ở phía Tây bể trên các lô 27, 28, 29 và nửa phần Tây các lô 19, 20, 21, 22. Ranh giới phía Đông của đới được lấy theo hệ đứt gãy Sông Đồng Nai. Đặc trưng cấu trúc của đới là sự sụt nghiên khu vực về phía Đông theo kiểu xếp chồng do kết quả hoạt động đứt gãy – khối chủ yếu theo hướng Bắc – Nam, tạo thành các

trũng hẹp sâu ở cánh Tây của các đứt gãy, đặc biệt là đứt gãy lớn đi kèm các dải nâng. Dựa vào đặc điểm cấu trúc của móng, đới phân dị phía Tây được phân thành 2 đơn vị (phụ đới) có đặc trưng cấu trúc tương đối khác nhau, ranh giới phân chia là đứt gãy Sông Hậu

- Phụ đới rìa Tây (C1): Phụ đới này phát triển ở cánh Tây đứt gãy Sông Hậu và tiếp giáp trực tiếp với đới nâng Khorat – Natuna phương á kinh tuyến. Địa hình móng trước Kainozoi khá bình ổn, tạo đơn nghiêng đổ dần về phía Đông. Trong các trũng hẹp sâu kề đứt gãy Sông Hậu có khả năng tồn tại đầy đủ lát cắt trầm tích Kainozoi với chiều dày khoảng 3.500m – 4.000m. - Phụ đới phân dị phía Tây (C2): Phụ đới nằm giữa hai đứt gãy sông Hậu và

sông Đồng Nai là phụ đới phân dị phía Tây. Ngoài các đứt gãy theo phương kinh tuyến chiếm ưu thế còn phát triển các hệ đứt gãy phương Đông Bắc – Tây Nam, Đông – Tây. Địa hình móng phân dị phức tạp, quá trình nâng – sụt dạng khối và phân dị mạnh mẽ. Phụ đới này gồm các trũng hẹp sâu và các dải nâng xen kẽ, trũng sâu nhất 6000m. Ở nửa phía Đông của phụ đới có mặt đầy đủ lát cắt trầm tích của phức hệ cấu trúc lớp phủ, ngoại trừ trên dải nâng cấu tạo 28a, 29a, ở cánh Đông đứt gãy sông Hậu vắng mặt trầm tích Oligocen và Miocen dưới.

Một phần của tài liệu Luận Văn Nghiên cứu đặc điểm địa hóa, đánh giá tiềm năng sinh của đá mẹ lô 11.2 bể Nam Côn Sơn (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)