0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Hệ Neoge n– Thống Mioce n– Phụ thống Miocen trên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SINH CỦA ĐÁ MẸ LÔ 11.2 BỂ NAM CÔN SƠN (Trang 34 -34 )

Thống Miocen

Phụ thống Miocen trên -Hệ tầng Nam Côn Sơn (N13 - ncs)

Trầm tích hệ tầng Nam Côn Sơn mang tên bể và có mặt cắt đặc trưng tại GK Dừa-1X, từ độ sâu 1868-2170m. Trầm tích bao gồm chủ yếu là cát kết hạt mịn, xám trắng xen các lớp bột kết, sét kết giàu cacbonat và các lớp đá vôi. Trong đá chứa nhiều hoá thạch sinh vật biển (Foraminifera). Bề dày của hệ tầng tại giếng

khoan này là 302m.

Phát triển rộng rãi trong vùng, trầm tích hệ tầng Nam Côn Sơn có sự biến đổi tướng đá mạnh mẽ giữa các khu vực khác nhau của bể. Ở rìa phía Bắc (lô 10, 11-1) và phía Tây – Tây Nam (lô 20, 21, 22, 28…) đá của hệ tầng chủ yếu là lục nguyên gồm sét kết, sét vôi màu xám lục đến xám xanh, gắn kết yếu cùng các lớp cát bột kết chứa vôi đôi khi gặp một số thấu kính hoặc những lớp đá vôi mỏng chứa nhiều mảnh vụn lục nguyên. Đá cát kết ở đây hạt từ nhỏ đến trung bình gặp nhiều trong các GK 10-BM-1X, 11-1-CC-1X, 20-PH-1X, độ lựa chọn và mài tròn tốt, chứa hoá đá động vật biển và glauconit, gắn kết trung bình bởi xi măng cacbonat có tỷ lệ cao. Ở các lô phía trung tâm khu vực mỏ Đại Hùng, lô 04-3, lô 12 mặt cắt gồm đá cacbonat và đá lục nguyên xen kẽ khá rõ rệt. Tại một số khu vực nâng cao về phía Đông – Đông Nam đá cacbonat lại chiếm hầu hết trong mặt cắt của hệ tầng.

Về mặt thành phần, môi trường thành tạo và các đặc tính khác của đá cacbonat hệ tầng Nam Côn Sơn là gần tương tự như đá cacbonat của hệ tầng Mãng Cầu đã được mô tả chi tiết ở phần trên, trừ mức độ tái kết tinh và quá trình dolomit hoá của đá xảy ra có phần yếu hơn.

Khả năng chứa của đá cacbonat và cát bột kết của hệ tầng ở phần lớn các khu vực được khẳng định thuộc loại trung bình, tốt tới rất tốt.

Trầm tích hệ tầng Nam Côn Sơn có chiều dày 200-600m và phủ bất chỉnh hợp trên hệ tầng Thông- Mãng Cầu.

Hoá đá trong hệ tầng được phát hiện gồm có 3 nhóm: bào tử phấn hoa, Foraminifera và Nannofossil được xếp vào các đới sau: Đới Florschuetzia merridionalis; Stenochlaena; N16-N18, TF3; N11.

Phức hệ bào tử phấn hoa được đặc trưng bằng sự có mặt của Stenochlaena laurifolia (xuất hiện từ trong Miocen trên), Anthocerisporites. Ngoài ra còn thấy

Fl. Levipoli, Fl. Merridionalis (vắng các dạng khác của Florschuetzia), Carya, Pinus, Altingia, Acrostichum, Rhizophora, gần như không thấy Magnastriatites howardi. Tìm thấy nhiều Dinoflagellata trong phức hệ này.

N16-N18 được xác định bởi sự có mặt đồng thời của Globigerinoides ruber, Gds.obliquus, Gds. Immaturus, Globorotalia dutertrei, Globorotalia acostaensis

Globorotalia dehiscens.

Ở các GK tập hợp Plankton như trên với mối quan hệ, sự xuất hiện và mất đi của các dạng thường có thể xác định trong khoảng phân bố của đới 16-18. Ở các GK trong toàn bể từ lô 28 ra phía Đông gặp những lớp đá vôi đầu tiên, mỏng ở phía Đông và dày hơn ở phía Tây và thấy dạng đầu tiên của Lepidocyclina thuộc đới TF3 xác định tuổi Miocen trên. Vị trí đới N18 trong tài liệu lịch sử nghiên cứu Foraminifera đã có thay đổi. Những năm sau này Blow, Roberson Research, Western Atlas và công ty Shell xếp N18 vào cuối Miocen trên là phù hợp với tài liệu phân tích bào tử phấn hoa, Nannofossil trong cùng khoảng (FAD Stenochlaena laurifolia Anthocerisporites trong Miocen trên và N11 của

Discoaster quinqueramus). Tảo Nannofossil cũng chỉ thấy nhiều ở phía Đông của bể: các dạng để xác định đới N11 tuổi Miocen trên là Discoaster quinqueramus

Discoaster beggreni.

Với đặc điểm trầm tích và cổ sinh như trên đã chỉ ra trầm tích hệ tầng Nam Côn Sơn được hình thành trong môi trường biển nông thuộc đới trong của thềm khu vực phía Tây, còn thuộc đới giữa - ngoài thềm ở khu vực phía Đông.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA, ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SINH CỦA ĐÁ MẸ LÔ 11.2 BỂ NAM CÔN SƠN (Trang 34 -34 )

×