Hệ Neoge n– Thống Mioce n– Phụ thống Miocen dướ

Một phần của tài liệu Luận Văn Nghiên cứu đặc điểm địa hóa, đánh giá tiềm năng sinh của đá mẹ lô 11.2 bể Nam Côn Sơn (Trang 30)

Thống Miocen

Phụ thống Miocen dưới- Hệ tầng Dừa (N11 - d)

Đá trầm tích hệ tầng Dừa phát triển rộng rãi trong vùng, phủ bất chỉnh hợp trên hệ tầng Cau. Tên và mặt cắt đặc trưng của hệ tầng Dừa được mô tả lấy theo tên GK Dừa-1X, từ độ sâu 2852-3680 m, bao gồm các lớp sét kết màu đen, bột kết màu xám cùng với các lớp cát kết hạt nhỏ và thấu kính than nâu. Phần giữa của hệ tầng có nhiều lớp cát kết hơn, độ chọn lọc trung bình tới tốt, đôi nơi chứa glauconit, pyrit, xi măng sét và cacbonat. Bề dày của hệ tầng ở GK này là 828m.

Trầm tích hệ tầng Dừa chủ yếu là cát kết, bột kết màu xám sáng, xám lục xen kẽ với sét kết màu xám, xám đen hoặc xám xanh, các lớp sét chứa vôi, các lớp sét giàu vật chất hữu cơ có chứa than mỏng. Đôi khi những lớp đá vôi mỏng chứa nhiều hạt vụn hoặc đá vôi màu trắng xen kẽ trong hệ tầng. Tỷ lệ cát/sét trong toàn bộ lát cắt nhìn tổng thể là gần tương đương nhau, tuy nhiên đi về phía Đông của bể (lô 5, 6) tỷ lệ đá hạt mịn có xu hướng tăng dần lên. Ngược lại, diện tích thuộc phần rìa phía Tây của bể lô 10, 11-1, phần phía Tây lô 11-2, 28, 29 tỷ lệ cát kết tăng hơn nhiều so với các đá hạt mịn và tại đó môi trường tam giác châu ảnh hưởng đáng kể. Nhìn chung lát cắt trầm tích trong toàn khu vực có xu hướng mịn dần ở phía trên và tính chất biển cũng tăng lên rõ rệt từ phần rìa Bắc – Tây Bắc, Nam – Tây Nam vào trung tâm và về phía Đông của bể.

Cát kết chủ yếu có kích thước hạt nhỏ đến rất nhỏ trong phần lớn các lô trung tâm và phía Đông. Cát hạt nhỏ đến hạt trung, đôi khi hạt thô gặp khá phổ biến ở phần dưới trong các GK phần Bắc – Tây Bắc, Tây – Tây Nam của bể (GK 11- CDP-1X, 11-CC-1X, 28-A-1X, 29-A-1X, 20-PH-1X, 21-S-1X v.v.). Hạt vụn nhìn chung có độ lựa chọn mài tròn tốt, bán góc cạnh đến bán tròn cạnh. Ngoài ra cũng thường gặp các tập cát kết chứa các thấu kính sét hoặc là xen kẽ khá nhịp nhàng với các lớp sét, bột kết mỏng. Đá phổ biến chứa khoáng vật glauconit, siderit và nhiều hoá đá biển, đặc biệt là các Foraminifera. Cát kết chủ yếu thuộc loại litharenit, lithic arkos và ít litharenit với thành phần chủ yếu là thạch anh, fenpat và mảnh đá được gắn kết khá chặt bởi xi măng rất giàu cacbonat và khoáng vật sét kiểu cơ sở và lấp đầy.

thấp phần lớn ở vào giai đoạn biến đổi Katagenes sớm. Quá trình biến đổi này hầu như chưa ảnh hưởng hoặc mới chỉ ảnh hưởng rất ít đến đặc tính thấm và chứa nguyên sinh của đá, do vậy một số tập cát kết của hệ tầng được coi là các tầng chứa dầu thuộc loại trung bình đến tốt (khu vực rìa T-TN).

Trong thành phần khoáng vật sét ngoài thành phần chính là 2 nhóm khoáng vật hydromica và kaolinit đá vẫn còn chứa một hàm lượng đáng kể (5-10%) nhóm khoáng vật lớp hỗn hợp của Montmorilonit/hydromica. Đây là khoáng vật có tính trương nở mạnh, do vậy mà tính chất chắn của các lớp đá sét trở nên tốt hơn rất nhiều và một số tập sét hoàn toàn có khả năng là tầng chắn mang tính địa phương.

Nhìn chung các trầm tích hệ tầng Dừa phân lớp trung bình tới dày, tỷ lệ cát/sét thường cao 55-80%. Trầm tích có xu thế hạt mịn hướng lên trên là chủ yếu. Trầm tích được thành tạo chủ yếu trong điều kiện năng lượng cao và giảm dần lên phần trên của thành hệ.

Toàn bộ hệ tầng có chiều dày thay đổi từ 100m đến hơn 1000m. Các hoá đá cổ sinh trong trầm tích của hệ tầng Dừa tương đối phong phú gồm bào tử phấn hoa, Foraminifera và nannoplankton, chúng được xếp thành các: Đới Florchuetzia levipoli; Đới cực thịnh Magnastriatites howardi; N7-N8, TF1; NN4.

Các bào tử phấn hoa rất phong phú, có nhiều bào tử nước ngọt Magnastriatites howardii (tạo nên đới cực thịnh) cùng với Florschuetzia levipoli, Fl.Trilobata, Fl. Semilobata, vắng mặt Fl Meridionalis (tiêu chuẩn của đới Florchuetzia levipoli), ngoài ra còn có Echiperiporites estaela (FAD trong Miocen dưới) Alnipollenites, Potamogeton, Tsugapollenites, Crudia, Acrostichum. Magnastriatites howardi vắng mặt ở các lô rìa phía Đông của bể (05b, 05a, 04).

Hoá đá Foraminifera ở các lô 10, 11, 12 chỉ toàn dạng bám đáy của

Ammonia, Trochammina, Globigerinoidesobliquus, Gds. trilobus, Gds.immaturus, Gds.saccilifer, đới N7-N8 được xác định theo các dạng của Praeorbulina (Pr. Transitoria, Pr. Glomerosa) trong khi vắng mặt Orbulina universa.

Đới TF1 của Foraminifera lớn thuộc Miocen dưới được xác định theo

Miogypsina tìm thấy trong các lớp đá vôi nhiều ở lô 06, 05, 04.

Hoá đá Nannofossil NN4 của Miocen dưới được xác định theo Helicosphaera ampliaperta, Discoaster druggili. Cũng như Foraminifera, hoá đá Nannominifera chỉ thấy ở các GK nằm ở phần phía Đông của bể.

Vào thời kỳ thành tạo các trầm tích của hệ tầng Dừa, địa hình cổ gần như đã được san bằng hoặc không phân cắt đáng kể. Tuy nhiên càng đi về phía Đông (lô 04, 05, 06) tính chất biển của trầm tích Miocen càng tăng lên rõ rệt trong phần lớn thời gian hình thành hệ tầng. Điều này được biểu hiện bởi tỷ lệ cát kết giảm đi, đá sét tăng lên và trong thành phần của đá thường chứa phong phú các hoá đá biển cũng như là sự có mặt thường xuyên của glauconit - khoáng vật chỉ thị cho môi trường biển. Có lẽ trầm tích được hình thành trong môi trường biển, với năng lượng thấp đến rất thấp, cho nên phần lớn các lớp cát kết ở những khu vực kể trên có kích thước hạt nhỏ đến rất nhỏ và chứa một hàm lượng khá cao của sét matrix và xi măng cacbonat. Ngược lại trong các lô phía Tây, có thể gặp các trầm tích thuộc các môi trường giữa tam giác châu (sông, đồng bằng châu thổ đến delta front) xen kẽ với môi trường biển nông.

Một phần của tài liệu Luận Văn Nghiên cứu đặc điểm địa hóa, đánh giá tiềm năng sinh của đá mẹ lô 11.2 bể Nam Côn Sơn (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)