Nhận thấy, trong những năm gần đây, việc dự trữ hàng tồn kho của Công ty luôn ở mức cao và có sự gia tăng lớn do nhu cầu thị trường. Năm 2012 hàng tồn kho tăng 9,45% so với năm 2011. Năm 2013 hàng tồn kho tăng 14,17% so với
năm 2012. Nhận thấy, mức dự trữ hàng tồn kho cao không hoàn toàn tốt bởi vì dự trữ nhiều sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn giảm, tăng chi phí lưu kho. Vì vậy, việc xác định nhu cầu của các khách hàng mục tiêu là vô cùng quan trọng nó sẽ giúp cho Công ty xác định mức dự trữ hàng tồn kho phù hợp, vừa đảm bảo nguồn hàng, nâng cao sức cạnh tranh đồng thời giảm thiểu chi phí không cần thiết. Khi mà giải quyết được số hàng tồn kho, Công ty sẽ giảm đi một khoản chi phí lưu kho đồng thời tránh được tình trạng tồn hàng với số lượng lớn, gây thiệt hại về vốn cho doanh nghiệp. Do đó, Công ty nên có một bộ phận chuyên trách phân tích nhu cầu của khách hàng và diễn biến của thị trường để đưa ra mức dự trữ hàng tồn kho phù hợp tránh lãng phí, gia tăng chi phí lưu kho làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Để tránh được tình trạng dư thừa hàng tồn kho quá nhiều, Công ty cần kiểm kê chi tiết từng mặt hàng tồn kho, tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp dứt điểm các mặt hàng tồn đọng trong thời gian dài.
Ngoài ra, Công ty nên sử dụng chính sách tài chính nới lỏng nhằm thu hút khách hàng mua nhiều, mua với số lượng lớn, giảm thiểu lượng hàng tồn kho. Tuy nhiên, Công ty cũng phải cân nhắc đến khả năng thanh toán của khách hàng, đề phòng rủi ro khả năng trả nợ của khách hàng.