Tỷ suất sinh lời trên doanh thu phản ánh tương quan mối liên hệ giữa doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Công ty nhằm cho biết một đồng doanh thu thuần trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Đây là một tỷ suất quan trọng đối với nhà quản trị vì nó phản ảnh hiệu quả hoạt động kinh doanh trong kỳ đồng thời là khả năng quản lý chi phí và cho biết lợi nhuận mà doanh thu thuần đem lại.
63
Nhận thấy trong giai đoạn từ năm 2011-2013 ROS cao nhất là trong năm 2013 đạt 0,63% và thấp nhất trong năm 2012 là 0,51%. Trong năm 2012 ROS là 0,51% có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần sẽ đem lại 0,51 đồng lợi nhuận ròng cho Công ty, giảm 0,08% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2012, doanh thu thuần tăng 11,05% đạt 138.248.229.671 đồng do việc kinh doanh và bán hàng phát triển tốt. Tuy nhiên giá vốn và các chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao (giá vốn hàng bán tăng 9,7%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 35,81%) làm cho lợi nhuận ròng của Công ty giảm xuống còn 710.043.787 đồng tương ứng giảm 3,35% so với năm 2011. Chính điều này đã làm cho ROS của Công ty giảm nhẹ cũng đồng nghĩa với việc 100 đồng doanh thu thuần mang lại ít đồng lợi nhuận ròng hơn, bên cạnh đó còn cho thấy việc quản lý chi phí là chưa thực sự hiệu quả, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty chưa có sự cải thiện.
Sang đến năm 2013, doanh thu thuần tăng 11,71% so với năm 2012 đồng thời trong năm này việc giảm thiểu các chi phí không cần thiết để tiết kiệm chi phí đã giúp cho trong năm lợi nhuận ròng của Công ty tăng cao là 37,37%. Chính vì vậy trong năm ROS tăng 0,12% so với năm 2012 đạt mức 0,63%. Con số 0,63% có nghĩa là trong 100 đồng doanh thu thuần tạo được trong kỳ thì đem lại 0,63 đồng lợi nhuận ròng. Điều này có thể thấy trong năm 2013, 100 đồng doanh thu thuần đem lại nhiều đồng lợi nhuận ròng hơn so với năm 20112 chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của Công ty có sự cải thiện và có nhiều tín hiệu tích cực, lạc quan. Vì vậy, để tiếp tục nâng cao chỉ tiêu ROS thì nhà quản trị cần có những biện pháp vừa nâng cao việc bán hàng bên cạnh đó còn phải tiết kiệm các khoản chi phí từ đó có thể gia tăng khoản lợi nhuận sau thuế nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho Công ty.
Bảng 2.11 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của Công ty giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Lợi nhuận sau thuế 734.659.627 710.043.787 975.351.715 Doanh thu thuần 124.487.414.017 138.248.229.671 154.437.980.356 Tỷ suất sinh lời trên
doanh thu 0,59 0,51 0,63
Bảng 2.12 So sánh ROS của Công ty Cổ phần phụ tùng và tƣ vấn ô tô với các Công ty cùng ngành giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Công ty Cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô 0,59 0,51 0,63 Công ty Cổ phần phụ tùng ô tô Hưng Long 1,43 0,83 0,98 Công ty TNHH TM & ĐT Tuấn Nam 0,75 0,84 0,87
Công ty Cổ phần ô tô An Hưng 0,16 0,21 0,22
(Nguồn: Tự tổng hợp)
Nhìn bảng số liệu 2.12, ROS của các Công ty cùng ngành cung cấp, phân phối phụ tùng ô tô giai đoạn 2011-2013 có nhiều biến động. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của Công ty Cổ phần phụ tùng ô tô Hưng Long giảm 0,6% năm 2012 so với năm 2011 và có sự tăng trở lại ở mức 0,98% tại năm 2013. ROS của Công ty TNHH TM & ĐT Tuấn Nam có sự tăng đồng đều qua ba năm. ROS của Công ty Cổ phần ô tô An Hưng tăng 0,05% ở năm 2012 và giảm 0,01% tại năm 2013. Dựa vào bảng có thể thấy ROS của Công ty phụ tùng và tư vấn ô tô so với các Công ty khác hoạt động trong cùng ngành là ở mức tương đối. Trong năm 2013, ROS đã có sự cải thiện do Công ty Cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô đã kiểm soát được tình hình giá cả chặt chẽ hơn nên giá vốn hàng bán và các chi phí tăng chậm lại bên cạnh đó là sự tăng cao của doanh thu đã làm cho lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng mạnh. Vì vậy, trong thời gian tới, Công ty cần tiếp tục phát huy điểm mạnh bên cạnh đó việc hạ thấp chi phí và tiết kiệm chí phí sản xuất là vấn đề quan trọng để đưa ROS của Công ty trở nên cao hơn, tăng hiệu quả kinh doanh.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Bảng 2.13 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của Công ty giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Lợi nhuận sau thuế 734.659.627 710.043.787 975.351.715 Tổng tài sản 85.306.317.089 127.143.062.661 130.539.847.542 Tỷ suất sinh lời trên tổng TS 0,86 0,56 0,75
65
Đây là chỉ tiêu dùng để phản ánh mối liên hệ giữa lợi nhuận ròng và việc đầu tư cho tài sản của Công ty. Nó cho biết trong kỳ kinh doanh doanh nghiệp đầu tư 100 đồng cho tài sản thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Có thể thấy trong giai đoạn này ROA của Công ty có sự biến động. Năm 2011 ROA là 0,86% tức là cứ 100 đồng đầu tư cho tài sản sẽ mang lại 0,86 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2012 là 0,56% giảm 0,3% so với năm 2011. Còn số 0,56% nghĩa là cứ 100 đồng đầu tư cho tài sản thì sẽ mang lại 0,56 đồng lợi nhuận ròng. Nguyên nhân có sự giảm mạnh này là do lợi nhuân ròng trong năm có sự sụt giảm nhẹ 3,35% trong khi đó việc mở rộng kinh doanh đã làm cho tổng tài sản trong năm tăng cao là 49,04%. Cụ thể là lợi nhuận ròng giảm từ 734.659.627 đồng xuống 710.043.787 đồng, giảm 24.615.840 đồng tương ứng giảm 3,35% so với năm 2011 trong khi đó tài sản tăng cao là 41.836.745.572 đồng tương ứng tăng 49,04%. Do đó có thể thấy trong năm việc sử dụng tài sản của Công ty là chưa thực sự tốt, công tác quản lý chi phí, sử dụng vốn chưa mang lại hiệu quả cao.
Sang đến năm 2013 thì tỷ suất sinh lời trên tài sản này có sự gia tăng trở lại. Năm 2013 tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của Công ty tăng 0,19% so với năm 2012 lên đến 0,75%. Nghĩa là trong năm cứ 100 đồng đầu tư cho tài sản thì mang lại 0,75 đồng lợi nhuận ròng. Sỡ dĩ có đươc mức tăng như vậy là do tốc độ tăng của lợi nhuận ròng là 37,37% cao hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản là 2,67%. Nhận thấy trong năm 2013, 100 đồng tài sản tạo ra được nhiều đồng lợi nhuận ròng hơn so với năm 2012. Có được điều này do tình hình tiêu thụ và bán hàng của Công ty có được kết quả cao cộng với sự quản lý tốt chi phí, hiệu quả sử dụng vốn được cải thiện tạo điều kiện cho lợi nhuận ròng tăng mạnh. Bên cạnh đó, do trong năm việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng ít vì vậy tổng tài sản của Công ty chỉ ở mức tăng nhẹ so với năm 2012 là 2,67%.
Bảng 2.14 So sánh ROA của Công ty Cổ phần phụ tùng và tƣ vấn ô tô với các Công ty cùng ngành giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Công ty Cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô 0,86 0,56 0,75 Công ty Cổ phần phụ tùng ô tô Hưng Long 0,65 0,87 0,86 Công ty TNHH TM & ĐT Tuấn Nam 0,34 0,18 0,18
Công ty Cổ phần ô tô An Hưng 0,26 0,33 0,26
Nhìn bảng số liệu 2.14, ROA của các Công ty trong lĩnh vực chuyên cung ứng thiết bị, phụ tùng ô tô có nhiều biến động trong giai đoạn 2011-2013. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của Công ty Cổ phần phụ tùng ô tô Hưng Long và Công ty TNHH TM & ĐT Tuấn Nam có sự tăng trưởng ổn định trong hai năm 2012 và 2013. ROA của Công ty Cổ phần ô tô An Hưng tăng 0,07% trong năm 2012 so với năm 2011 nhưng sang đến năm 2013 thì tỷ suất ấy lại giảm trở lại bằng đúng năm 2011.So sánh ROA của Công ty phụ tùng và tư vấn ô tô với các Công ty cùng ngành có thể thấy ROA của Công ty là khả quan là và có chiều hướng tốt. Vì vậy trong thời gian tới, Công ty nên có những biện pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nhằm nâng cao chỉ số này.
Tỷ suất sinh lời trên Vốn chủ sở hữu (ROE)
Bảng 2.15 Tỷ suất sinh lời trên VCSH của Công ty giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Lợi nhuận sau thuế 734.659.627 710.043.787 975.351.715 Vốn đầu tư chủ sở hữu 25.000.000.000 30.000.000.000 35.000.000.000
Tỷ suất sinh lời trên VCSH 2,94 2,37 2,79
(Nguồn: Số liệu tính từ Báo cáo tài chính)
Đây là một chỉ tiêu quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đặc biệt được các nhà đầu tư quan tâm. Chỉ tiêu này dùng để đo lường, đánh giá khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của Công ty Cổ phần. Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng VCSH bỏ ra thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Dựa vào bảng ta thấy trong giai đoạn từ năm 2011-2013, tỷ suất sinh lời trên VSCH cao nhất là trong năm 2011 và thấp nhất là năm 2012. Năm 2012 tỷ suất sinh lời trên VCSH là 2,37% giảm 0,57% so với năm 2011 là 2,94%. Con số 2,94% năm 2011 cho biết cứ 100 đồng vốn bỏ ra của chủ sở hữu thu về 2,94 đồng lợi nhuận ròng và trong năm 2012 là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra đầu tư thì thu về 2,37 đồng lợi nhuận sau thuế. Có thể thấy sự sụt giảm này đến tù việc quản lý khống tốt chi phí năm 2012 dẫn tới lợi nhuận ròng giảm 3,35% trong khi đó vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 20% do nhu cầu mở rộng quy mô. Bước sang năm 2013 thì chỉ tiêu này có sự tăng lên 0,42% đạt mức 2,79%. Có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thi trong năm 2013 thu về 2,79 đồng lợi nhuận ròng. Có được sự tăng này đến từ việc lợi nhuận ròng tăng cao 37,37% cao hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu là 16,67%. Tuy có sự biến động qua 3 năm nhưng có thể
67
thấy ROE của Công ty vẫn ổn định và khả quan chứng tỏ tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn mang lại hiệu quả.
Vì đây là chỉ tiêu quan trọng nhằm giúp các nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh nên để có thể giữ chân các nhà đầu tư cũng như tạo môi trường đầu tư thuận lợi, kích thích khả năng đầu tư. Vì thế, để nâng cao chỉ tiêu ROE, Công ty cần quản lý tốt đồng vốn, tránh lãng phí, đầu tư vốn sai mục đích để nâng cao hiệu quả tối đa cho Công ty.
Bảng 2.16 ROE của Công ty Cổ phần phụ tùng và tƣ vấn ô tô với các Công ty cùng ngành giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Công ty Cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô 2,97 2,37 2,79 Công ty Cổ phần phụ tùng ô tô Hưng Long 2,28 0,98 0,41 Công ty TNHH TM & ĐT Tuấn Nam 1,25 1,83 1,62
Công ty Cổ phần ô tô An Hưng 1,76 1,77 1,53
(Nguồn: Tự tổng hợp)
Nhìn chung, tình hình ROE của các Công ty cùng ngành giai đoạn 2011- 2013 cũng giống như tình hình ROA tỷ suất sinh lời trên VCSH của các Công ty qua các năm có sự biến động. Trong đó, có thể thấy ROE của Công ty Cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô ở mức cao nhất so với các Công ty cùng ngành qua 3 năm. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn mang lại là cao, đồng thời cho thấy khả năng quản lý của ban lãnh đạo Công ty là tốt. Trong thời gian tới, Công ty cần tiếp tục phát huy nhằm nâng cao chỉ tiêu ROE tăng sức cạnh tranh và thu hút thêm các nhà đầu tư.