Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô (Trang 69)

Bảng 2.10 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động của Công ty giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Số vòng quay hàng tồn kho (vòng/năm) 2,5 2,51 2,46 0,01 (0,05)

Thời gian luân chuyển hàng

tồn kho (ngày) 144,12 143,43 146,6 20,05 (17,57) Số vòng quay các khoản

phải thu (vòng/năm) 3,78 2,04 2,54 (1,74) 0,5 Thời gian thu nợ (ngày) 95,29 176,59 141,81 81,3 (34,78) Hệ số trả nợ (lần) 16,19 19,98 23,83 3,79 3,86 Thời gian trả nợ (ngày) 22,24 18,02 15,11 (4,22) (2,92) Thời gian quay vòng

tiền (ngày) 217,17 322,73 273,73 105,56 (49,43)

Đánh giá tình hình hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một trong những chỉ tiêu quan trọng mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều quan tâm. Việc dự trữ hàng tồn kho là yếu tố đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, kịp thời, đáp ứng như cầu của khách hàng, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh, đồng thời góp phần tối đa hiệu quả sử dụng vốn, giảm tối thiểu chi phí dự trữ hàng tồn kho. Trong đó số vòng quay hàng tồn kho là nhân tố chính cần đươc xem xét. Số vòng quay hàng tồn kho cho thấy được tốc độ luân chuyển hàng tồn kho trong năm của Công ty là cao hay thấp, hiệu quả mà hàng tồn kho đem lại cho Công ty như thế nào.

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, có thể thấy được tình hình kinh doanh của Công ty được phản ánh trực tiếp thông qua các con số cụ thể. Số vòng quay hàng tồn kho năm 2012 là 2,51 vòng tương ứng thời gian luân chuyển hàng tồn kho là 143,43 ngày cao hơn 0,01 vòng so với năm 2011 là 2,5 vòng tương ứng với 144,12 ngày. Nguyên nhân có sự giảm này là do trong năm tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là 9,7% cao hơn so với tốc độ tăng của hàng tồn kho là 9,45%. Có thể thấy trong năm 2012 tình hình luân chuyển hàng tồn kho đã có sự cải thiện hơn so với năm 2011 điều này cho thấy trong năm tình hình tiêu thụ hàng hóa diễn ra nhanh hơn, việc bán hàng có nhiều thuận lợi, tuy nhiên thời gian luân chuyển hàng tồn kho hiện vẫn còn ở mức cao. Sang đến năm 2013 số vòng quay hàng tồn kho giảm xuống 0,05 vòng xuống còn 2,46 vòng tương ứng với thời gian luân chuyển hàng tồn kho là 146,6 ngày. Nguyên nhân có sự giảm này là do trong năm 2013, giá vốn hàng bán của Công ty chỉ tăng 11,98% trong khi hàng tồn kho tăng 14,17%. Trong năm 2013 có thể thấy tình hình luân chuyển hàng tồn kho khó khăn hơn so với năm 2012 do tình hình kinh tế chung có sự khó khăn, bên cạnh đó để nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu về hàng hóa của khách hàng công ty thực hiện chính sách dự trữ thêm hàng tồn kho. Điều đó đồng nghĩa với việc làm cho số lượng và tốc độ quay vòng hàng tồn kho giảm.

Có thể thấy trong giai đoạn từ năm 2011-2013 tình hình kinh doanh của Công ty dựa trên số vòng quay của hàng tồn kho là tương đối ổn định. Tuy nhiên, Công ty vẫn cần có các biện pháp quản lý hàng tồn kho nhằm vừa đáp ứng được nhu cầu khách hàng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường mà bên cạnh đó còn tránh tình trạng ứ đọng vốn, các chi phí phát sinh tăng.

Đánh giá tình hình các khoản phải thu

Khoản tiền phải thu của khách hàng là khoản tiền mà hiện tại khách hàng vẫn đang chiếm dụng của doanh nghiệp. Năm 2011 số vòng quay các khoản phải

61

thu là 3,78 vòng tương ứng là 95,29 ngày trong năm, năm 2012 số vòng quay giảm còn là 2,04 vòng tương ứng với 176,59 ngày (tăng 81,3 ngày) so với năm 2011. Có thể thấy trong năm 2012 thời gian thu nợ tăng cao, chứng tỏ thời gian mà khách hàng hiện đang chiếm dụng vốn của doanh nghiệp là lớn điều này ảnh hưởng đến vòng quay vốn của doanh nghiệp và doanh nghiệp mất đi một khoản tiền lớn để có thể đầu tư sinh lời cũng như đảm bảo khả năng tài chính. Nguyên nhân do các khách hàng của doanh nghiệp là những bạn hàng lâu năm, đối tác tin cậy, chính vì vậy Công ty cho khách hàng có thời gian nợ lâu hơn nhằm giữ khách hàng, cũng như tạo uy tín và nâng cao cạnh tranh.

Sang năm 2013 số vòng quay các khoản phải thu là 2,54 vòng tương ứng là 141,81 ngày tăng 0,5 vòng so với năm 2012 là 2,04 vòng (tương ứng giảm 34,78 ngày). Nguyên nhân có sự biến động này là do trong năm 2013, khoản phải thu khách hàng giảm 9,65%. Bên cạnh đó, doanh thu thuần trong năm 2013 tăng 21,82%. Vì trong năm các khách hàng đã thanh toán tiền hàng mà họ còn nợ Công ty nên đã hạn chế được khoản phải thu. Ngoài ra doanh thu bán hàng tốt cũng là yếu tố chính làm cho thời gian thu nợ được cắt giảm.

Như vậy có thể thấy tốc độ thu hồi nợ của Công ty là khá tốt, đã có nhiều sự chuyển biến tích cực, khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền mặt, tăng luồng tiền cho Công ty, đồng thời cũng tạo sự chủ động về tài trợ nguồn vốn lưu động phục vụ kinh doanh.

Đánh giá khả năng trả nợ

Thời gian trả nợ thể hiện khả năng trả các khoản nợ của Công ty. Nhận thấy trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 thì hệ số trả nợ này có xu hướng tăng dần qua các năm đồng nghĩa với đó là thời gian mà Công ty trả nợ giảm đi. Cụ thể trong năm 2011, hệ số trả nợ là 16,19 lần tương ứng thời gian trả nợ là 22,24 ngày. Năm 2012 hệ số này tăng 3,79 lần ở mức 19,98 lần, tương ứng là 18,02 ngày (giảm 4,22 ngày) so với năm 2011. Năm 2013 hệ số trả cao nhất là 23,83 lần (tăng 3,86 lần) tương ứng giảm thời gian trả nợ xuống còn 15,11 ngày giảm 2,92 ngày so với năm 2012. Nguyên nhân dẫn tới sự giảm của thời gian trả nợ qua các năm này là do chính sách của Công ty nhằm tránh rủi ro khi thanh toán, đảm bảo cân bằng tài chính vì vậy Công ty đã giảm thiểu các khoản vay nợ nhằm tiết kiệm chi phí, bên cạnh đó sự hiệu quả của việc bán hàng dẫn tới EBIT luôn có sự gia tăng cao. Cụ thể năm 2012 giá vốn hàng bán tăng 9,7%, EBIT tăng 35,81% bên cạnh đó chi phí lãi vay giảm 11,18% so với năm 2011. Sang năm 2013 thì giá vốn hàng bán tăng 11,98%, EBIT tăng 33,65% và chi phí lãi vay tiếp tục giảm 5,99% điều này dẫn tới thời gian trả nợ của Công ty trong 3 năm có sự giảm đáng kể.

Nhìn chung khả năng trả nợ của Công ty khá là tốt và đang ngày càng được cải thiện, điều đó cho thấy thời gian trả nợ của Công ty đối với nhà cung cấp ngắn, góp phần nâng cao uy tín của Công ty. Tuy nhiên Công ty cũng nên cân nhắc những biện pháp phù hợp hơn để có thể chiếm dụng thêm vốn của nhà cung cấp nhằm tăng nguồn lực về vốn, thúc đẩy sự phát triển cho Công ty.

Đánh giá vòng quay tiền

Thời gian luân chuyển vốn bằng tiền phản ánh khoảng thời gian mà Công ty mua hàng hóa đầu vào cho đến khi Công ty bán được hàng và thu được tiền về. Có thể thấy thời gian quay vòng tiền nhanh hay chậm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Nếu vòng quay tiền nhanh đồng nghĩa với việc luân chuyển hàng hóa tốt, khả năng chuyển đổi thành tiền của Công ty nhanh chóng, khả năng thu hồi vốn nhanh nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngược lại, nếu vòng quay tiền diễn ra chậm sẽ có tác động dây chuyền ảnh hưởng chung đến hiệu quả kinh doanh.

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, thời gian vòng quay tiền của Công ty diễn ra tương đối chậm. Thời gian quay vòng tiền nhanh nhất là trong năm 2011 với 217,17 ngày và thấp nhất là trong năm 2012 với 301,99 ngày. Điều này cho thấy khả năng quản lý hàng tồn kho của Công ty còn chưa hiệu quả, thời gian luân chuyển hàng tồn kho chậm, khả năng chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp là chưa tốt. Bên cạnh đó thời gian thu nợ của khách hàng cũng diễn ra lâu. Thời gian quay vòng tiền lâu dẫn đến khả năng thu hồi vốn chậm. Thời gian quay vòng tiền nhanh nhất là trong năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2011 thời gian thu hồi từ khoản chiếm dụng vốn của khách hàng là nhanh nhất. Như vậy trong giai đoạn này, thời gian vòng quay tiền của Công ty diễn ra chậm, ảnh hưởng chung đến tình hình kinh doanh. Vì vậy trong những năm tới Công ty cần có những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho, tăng cường khả năng thu hồi nợ đồng thời giảm thiểu vay nợ nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)