Bảng 2.6 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: Lần
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,33 1,23 1,29 (0,1) 0,06 Khả năng thanh toán nhanh 0,61 0,75 0,72 0,14 (0,03) Khả năng thanh toán tức thời 0,04 0,026 0,036 (0,014) 0,01 Khả năng thanh toán lãi vay 0,15 0,17 0,24 0,02 0,07
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho biết năng lực tài chính mà doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được tài trợ, đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TSNH. Năm 2012 khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là 1,23 lần giảm 0,1 lần so với năm 2011 là 1,33 lần. Hay trong năm 2012 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo, tài trợ bằng 1,23 đồng TSNH và năm 2011 là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,33 đồng TSNH. Nguyên nhân có sự giảm là do trong năm 2012 Công ty tăng việc vay nợ nhằm đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh và mở rộng quy mô điều đó dẫn đến tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 61,83% cao hơn so với tốc độ tăng của TSNH là 51,29% vì vậy chỉ tiêu này giảm. Sang năm 2013 thì chỉ tiêu này có sự tăng trờ lại đạt 1,29 lần tăng 0,06 lần so với năm 2012. Có nghĩa là trong năm 2013 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được tài trợ bằng 1,29 đồng TSNH. Nguyên nhân có sự giảm này là do trong năm Công ty hạn chế việc vay nợ nhằm cân bằng tài chính do vậy khoản nợ ngắn hạn giảm 2,62% trong khi đó TSNH chỉ tăng 1,58%. Trong cả 3 năm khoản vay nợ vẫn ở mức cao điều này cho thấy khả năng tự chủ của Công ty là chưa thực sự tốt, nguồn vốn đầu tư chủ yếu đến từ hoạt động vay nợ. Tuy nhiên trong cả ba năm, chỉ tiêu này đều lớn hơn 1. Điều đó có nghĩa là khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty tương đối tốt. Sự đảm bảo bằng TSNH cho thấy Công ty hoàn toàn có đủ khả năng tài chính để chi trả các khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Như vậy, trong cả ba năm, hệ số khả năng thanh toán của Công ty không có biến động mạnh vẫn giữ ở mức ổn định và an toàn.
So sánh với chỉ tiêu trung bình ngành từ năm 2011 đến năm 2013 lần lượt là 0,77 lần; 0,82 lần; 0,84 lần, có thể thấy hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty Cổ phần phụ tùng và tư vấn ô tô là tốt hơn hẳn so với trung bình hệ số thanh toán ngắn hạn của các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh cung cấp phụ tùng, trang thiết bị ô tô trong nước. Điều này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty luôn được đảm bảo và duy trì ở mức tốt nhất, tạo sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh là một chỉ tiêu cụ thể và mang tính thanh khoản cao hơn khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, do đã loại bỏ hàng tồn kho mang giá trị thanh khoản kém hay khả năng chuyển đổi thành tiền chậm. Chỉ tiêu này phản ánh việc Công ty có thể thanh toán được các khoản nợ bằng TSNH có thể chuyển
53
thành tiền một cách nhanh nhất. Hay chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn của Công ty được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TSNH không bao gồm kho. Có thể thấy trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, chỉ số này luôn ở mức thấp hơn 1. Qua các năm thì các chỉ số này ít biến động, điều đó đồng nghĩa với hiệu số giữa tài sản ngắn hạn và hàng tồn kho so với nợ ngắn hạn không có sự chênh lệch nhiều và thể hiện khả năng thanh toánh nhanh của Công ty còn yếu. Cụ thể năm 2011, chỉ tiêu này chỉ ở 0,61 lần. Tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,61 lần TSNH không bao gồm hàng tồn kho. Sang đến năm 2012, ta thấy khả năng thanh toán nhanh của Công ty là 0,75 lần, tăng 0,14 lần so với năm 2011 là 0,61 lần. Con số 0,75 lần năm 2012 có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,611 đồng TSNH không bao gồm hàng tồn kho. Chỉ tiêu này tăng là do năm 2012, lượng hàng tồn kho của Công ty tăng ở mức 9,45% trong khi đó tổng tài sản ngắn hạn tăng mạnh 51,29% so với năm 2011. Bước sang năm 2013, chỉ số này lại có sự sụt giảm 0,03 lần dừng lại chỉ ở mức 0,72 lần. Tức là trong năm 2013 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được tài trợ, đảm bảo bằng 0,72 đồng TSNH không gồm kho. Nguyên nhân có sự sụt giảm này là do hiệu số giữa tài sản ngắn hạn và hàng tồn kho giảm mạnh, do tốc độ tăng của hàng tồn kho lớn hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn (14,17% > 1,58%) trong khi đó nợ ngắn hạn lại giảm 2,62%. Chính vì vậy trong năm này khả năng thanh toán nhanh của Công ty giảm.
Nhận thấy khả năng thanh toán nhanh của Công ty trong ba năm liền đều có giá trị nhỏ hơn 1. Tuy nhiên, so sánh với chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh của trung bình ngành trong ba năm 2011-2012-2013 lần lượt là 0,43 lần; 0,55 lần; 0,53 lần thì có thể thấy khả năng thanh toán nhanh của Công ty vẫn cao hơn khả năng thanh toán nhanh của trung bình ngành. Điều đó chứng tỏ rằng Công ty không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn một phần là do khó khăn chung của các doanh nghiệp kinh doanh khác. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty nên có chính sách thay đổi phù hợp để cải thiện khả năng thanh toán nhanh cho Công ty.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Khả năng thanh toán tức thời là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngay lập tức các khoản nợ ngắn hạn của Công ty bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được tài trợ đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Qua số liệu có thể thấy, trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, hệ số này không có nhiều sự biến động và ở mức ổn định. Cụ thể năm 2012 khả năng thanh toán tức thời là 0,026 lần giảm 0,14 lần so với năm 2011 là 0,04 lần. Tức là trong năm 2012 cứ 1 đồng nợ ngắn
hạn được đảm bảo bằng 0,026 đồng tiền và các khoản tương đương tiền còn trong năm 2011 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,04 đồng tiền và các khoản tương đương tiền.. Hệ số này giảm là do tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 61,83% cao hơn so với tốc độ tăng của lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền năm 2012 chi tăng 2,78%. Sang đến năm 2013 thì hệ số này là 0,036 lần tăng 0,01 lần so với năm 2012. Nguyên nhân là do trong năm 2013 tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh là 28,74% trong khi đó các khoản nợ ngắn hạn lại giảm 2,62%. Chính điều này làm cho khả năng thanh toán tức thời của công ty giảm.
Nhận thấy trong ba năm 2011-2012-2013, lượng tiền và các khoản tương đương tiền mà Công ty dự trữ ở mức thấp, trong khi đó do nhu cầu mở rộng quy mô thì việc vay nợ luôn ở mức cao. So sánh với khả năng thanh toán tức thời của trung bình ngành lần lượt là 0,12 lần; 0,24 lần; 0,18 lần, hệ số này luôn cao hơn khả năng thanh toán tức thời của Công ty. Điều này cho thấy khả năng thanh toán tức thời của Công ty chưa thực sự tốt. Công ty nên cân nhắc tỷ lệ dự trữ tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đột xuất, tránh cho các tổ chức kinh tế và người lao động mất niềm tin vào khả năng thanh toán của Công ty cũng như việc khó khăn trong tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng để tiếp tục đầu tư, bên cạnh đó còn giảm các khoản chi phí.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Thông qua bảng, ta thấy từ năm 2011 đến năm 2013, hệ số khả năng thanh toán lãi vay của Công ty tuy đã có sự gia tăng nhưng luôn ở mức thấp hơn 1 nhiều lần. Nguyên nhân chủ yếu là do từ năm 2011 đến năm 2013, Công ty luôn phải chịu một gánh nặng lớn đến từ chi phí lãi vay. Năm 2011, chi phí lãi vay là 6.511.330.185 đồng, năm 2012 là 5.783.197.362 đồng giảm 728.132.823 đồng tương ứng giảm 11,18%. Vì Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ nên trong khoảng thời gian ngắn để đáp ứng nhu cầu vốn mua trang thiết bị, phụ tùng ô tô, Công ty đi vay ngắn hạn để bù đắp. Sang đến năm 2013, khả năng thanh toán lãi vay là 0,24 lần tăng 0,07 lần so với năm 2012. Nguyên nhân do chi phí lãi vay tiếp tục giảm xuống còn là 5.436.897.504 đồng, giảm tương ứng 5,99% so với năm 2012 bên cạnh đó EBIT tăng 33,65% do trong năm tình hình kinh doanh của Công ty ổn định và phát triển. Qua đó có thể thấy, trong giai đoạn này Công ty đã có nhiều cố gắng nhằm giảm thiểu chi phí lãi vay tuy nhiên hiện vẫn đang ở mức cao dẫn đến khả năng thanh toán lãi vay của Công ty vẫn còn yếu. Vì vậy, trong những năm tới Công ty nên xem xét để có chính sách phù hợp nhằm hạn chế tối đa các khoản vay tín dụng, tận dụng tốt nguồn lực hiện có của công ty nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
55