Để có cái nhìn tổng quát về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như phân tích, đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh mang lại việc phân tích Báo cáo tài chính bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với các Công ty. Đây là một công cụ đơn giản nhưng hiệu quả cho phép nhà phân tích có cái nhìn khái quát được toàn bộ vấn đề của doanh nghiệp, có sự đánh giá khách quan các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh để tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý của Công ty.
Phương pháp Dupont cho thấy mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và các nhân tố ảnh hưởng.
Bên cạnh đó là sự tác động của chỉ tiêu ROA lên chỉ tiêu ROE. Từ đó giúp nhà quản trị có những biện pháp cụ thể nhằm cải thiện lợi nhuận góp phần nâng cao chỉ tiêu ROE cho doanh nghiệp.
Phân tích ROA thông qua mô hình Dupont
ROA =
x
= ROS x Vòng quay tổng tài sản
Bảng 2.17 Phân tích ROA theo mô hình Dupont
Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 ROS 0,59 0,51 0,54 (0,08) 0,03 Vòng quay tổng tài sản (lần) 1,46 1,09 1,18 (0,37) 0,1 ROA 0,86 0,56 0,75 (0,3) 0,19
(Nguồn: Số liệu tính từ Báo cáo tài chính)
Phân tích ROE thông qua mô hình Dupont
ROE = x x
= ROS x Vòng quay tổng tài sản x Đòn bẩy tài chính
Bảng 2.18 Phân tích ROE theo mô hình Dupont
Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 ROS 0,59 0,51 0,54 (0,08) 0,03 Vòng quay tổng Tài sản (lần) 1,46 1,09 1,18 (0,37) 0,1 Đòn bẩy tài chính 3,41 4,27 4,37 0,86 0,09 ROE 2,94 2,37 2,79 (0,57) 0,42
69
Bảng 2.19 Vòng quay tổng tài sản của các Công ty cùng ngành
Đơn vị: Lần
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Công ty Cổ phần ô tô TMT 1,39 0,80 0,95
Công ty TNHH phụ tùng ô tô ACB 0,54 0,39 0,21
Công ty Cổ phần ô tô Hà Nội 1,52 0,90 0,73
Trung bình ngành 1,15 0,70 0,63
(Nguồn: Tự tổng hợp)
Bảng 2.20 Đòn bẩy tài chính của các Công ty cùng ngành
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Công ty Cổ phần ô tô TMT 1,96 1,93 1,66
Công ty TNHH phụ tùng ô tô ACB 1,17 1,27 1,19
Công ty Cổ phần ô tô Hà Nội 1,37 1,39 1,37
Trung bình ngành 1,5 1,53 1,41
(Nguồn: Tự tổng hợp)
Dựa vào bảng số liệu có thể thấy trong giai đoạn từ năm 2011-2013, chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) có nhiều biến động. Năm 2012, chỉ tiêu ROE giảm 0,57% so với năm 2011. Sang đến năm 2013 thì chỉ tiêu này lại tăng 0,42% so với năm 2012. Dựa vào mô hình Dupont, có thể thấy các nhân tố chính ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu gồm có ba yếu tố chính: Thứ nhất là sự tác động của tỷ suất sinh lời trên doanh thu đến ROE. Trong giai đoạn từ năm 2011-2013, ROS của Công ty có sự biến động nhưng không nhiều. Tác động chính dẫn đến sự thay đổi này là ảnh hưởng trực tiếp đến từ lợi nhuận ròng của Công ty trong các năm đó. ROS cao nhất là trong năm 2011 là 0,59% và thấp nhất là năm 2012 là 0,51. Năm 2012, ROS giảm 0,08% so với năm 2011, sang đến năm 2013 thì chỉ tiêu này tăng trở lại 0,03% so với năm 2012. Có thể nhận thấy, ROS đã tác động lên ROE làm cho chỉ tiêu này có sự thay đổi theo chiều tỷ lệ thuận với ROS. Năm 2012 khi ROS giảm thì ROE cũng có xu hướng giảm 0,57%. Sang đến năm 2013 do lợi nhuận ròng của Công ty tăng mạnh tác động làm tăng chỉ tiêu ROS tăng 0,03% đồng thời cũng làm tăng chi tiêu ROE là 0,42% so với năm 2012.
Thứ hai là ảnh hưởng của khả năng quản lý tài sản của Công ty đến hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Vòng quay tổng tài sản là thước đo hiệu quả sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp. Trong giai đoạn từ năm 2011-2013, vòng quay tổng tài sản của Công ty là tương đối ổn định và có chiều hướng tốt. Năm 2012, chỉ tiêu này giảm 0,37 lần tức là trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh thì số đồng doanh thu mà Công ty mang lại giảm. Bước sang năm 2013 thì chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản có sự gia tăng nhẹ trở lại là 0,09 lần. Qua đó có thể thấy trong năm 2013 hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty có sự cải thiện tốt một đồng tài sản mang lại thêm nhiều đồng doanh thu hơn. So sánh chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản với trung bình ngành trong giai đoạn 2011-2013 lần lượt là 1,15 lần; 0,7 lần; 0,63 lần, số vòng quay tổng tài sản của Công ty luôn ở mức cao hơn so với trung bình ngành. Điều đó chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty khá là ổn định và tương đối tốt đồng thời cho thấy hiệu quả mà tài sản mang lại cho doanh nghiệp là cao từ đó có ảnh hưởng tích cực đến chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE. Qua đó tác động tích cực đến tâm lý các nhà đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Thứ ba là tác động của đòn bẩy tài chính hay hệ số nợ lên chỉ tiêu ROE. Đòn bẩy tài chính phản ánh việc vay mượn của Công ty qua công cụ nợ phải trả. Nói cách khác đòn bẩy tài chính thể hiện mối tương quan giữa vốn nợ và vốn chủ sở hữu. Qua số liệu trên có thể thấy trong giai đoạn từ năm 2011- 2013 Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính tăng dần qua các năm, hay trong giai đoạn này việc vay nợ của Công ty có sự gia tăng. Năm 2012 đòn bẩy tài chính tăng 0,86 lần so với năm 2012 và bước sang năm 2013 tăng nhẹ là 0,1 lần so với năm 2012. So sánh với đòn bẩy trung bình ngành từ năm 2011-2013 lần lượt là 1,5; 1,53; 1,41 thì có thể thấy đòn bẩy tài chính của Công ty luôn ở mức cao hơn nhiều so với trung bình ngành. Đòn bẩy tài chính của Công ty cao hơn đòn bẩy tài chính của trung bình ngành gấp 2,2 lần năm 2011; 2,8 lần năm 2012 và cao hơn gấp 3 lần năm 2013. Điều đó cho thấy Công ty đã đánh đổi việc vay nợ nhằm tăng đòn bẩy tài chính qua đó có tác động tích cực đến chỉ tiêu ROE: Năm 2012 ROE giảm 0,57% do lợi nhuận ròng sụt giảm nhẹ 3,35%, năm 2013 tăng trở lại là 0,42%. Điều này cho thấy trong giai đoạn này, Công ty chấp nhận vay nợ để tăng đòn bẩy tài chính từ đó tăng chỉ tiêu ROE nhằm kích thích các nhà đầu tư. Tuy nhiên điều này cũng mang đến cho Công ty nhiểu rủi ro trong hoạt động tài chính, sự mất bằng giữa tỷ trọng nợ và vốn chủ sở hữu ảnh hưởng đến sự cân bằng tài chính doanh nghiệp ngoài ra còn gia tăng chi phí lãi vay, rủi ro trong thanh toán. Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần có những biện pháp cụ thể để đòn bẩy tài chính ở mức phù hợp và mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho Công ty.
71
Như vậy để nâng cao tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) thì Công ty phải chấp nhận đánh đổi giữa việc tăng đòn bẩy tài chính bằng cách tăng vay nợ thêm vốn để đầu tư hoặc tăng vòng quay tổng tài sản bằng cách sử dụng có hiệu quả hơn các tài sản mà minh có nhằm gia tăng vòng quay tổng tài sản. Không thể đồng thời tăng cả hai chỉ tiêu cùng một lúc. Tuy nhiên, cả hai chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản và đòn bẩy tài chính của Công ty hiện đều đang ở mức cao so với trung bình ngành. Vì vậy để có thể đạt được ROE như mong muốn thì biện pháp hữu hiệu nhất là nâng cao chỉ tiêu ROS. Và để nâng cao được chỉ tiêu ROS, Công ty có thể tăng số lượng bán hàng bằng cách nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm. Điều đó sẽ làm tăng số lượng hàng bán ra, nâng cao khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc tiết kiệm chi phí từ giá vốn hàng bán và khả năng quản lý tốt chi phí lãi vay từ việc vay nợ sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận ròng cho Công ty, từ đó sẽ có tác động cải thiện chỉ tiêu ROE.