Nâng cao chất lượng công tác lập và quản lý tiến độ, quản lý an toàn và mô

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án tại đơn vị tư vấn quản lý dự án công trình xây dựng trụ sở Vietcombank Tây Ninh (Trang 83)

V. Kết quả dự kiến đạt được

3.4.6.Nâng cao chất lượng công tác lập và quản lý tiến độ, quản lý an toàn và mô

môi trường trong quá trình thực hiện dự án

* Công tác lập và quản lý tiến độ thực hiện dự án

Tư vấn QLDA theo dõi tiến độ thi công xây dựng công trình căn cứ tiến

độ thi công chi tiết do nhà thầu lập và đã được Chủđầu tư phê duyệt. Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì kiến nghị Chủ đầu tư quyết

Cần thường xuyên cảnh báo Nhà thầu và báo cáo với Chủ đầu tư về

tiến độ thi công xây dựng công trình. Trong bất kỳ nguyên nhân nào dẫn đến chậm tiến độ thi công, Tư vấn QLDA cũng phải báo cáo với Chủđầu tư, đồng thời chủ động tư vấn, đề xuất phương án giải quyết để Chủ đầu tư có quyết

định cụ thể(điều chỉnh tiến độ nếu Chủđầu tư thấy cần thiết).

- Lập tiến độ dự án theo yêu cầu của Chủ đầu tư và kế hoạch để thực hiện tiến độđã lập.

- Thống nhất tất cảcác phương pháp lập tiến độ của các bên và yêu cầu dùng chung một phần mềm lập tiến độ nếu có thể.

- Điều chỉnh tiến độ kịp thời.

- Việc kiểm soát tổng tiến độ là mục tiêu tiến độ chung để lập tiến độ

cho nhà thầu thiết kế, nhà thầu xây lắp, thầu phụ và nhà cung ứng.

- Kiểm tra và chỉ dẫn các vấn đề liên quan đến công việc QLDA như

tiến độ, kế hoạch xây dựng, công nghệ, cung cấp vật tư thiết bị chính và phân bổ nguồn lực.

- Nắm tiến độ thực tế của nhà thầu theo các thông tin phản hồi, tìm ra nguyên nhân khi xảy ra chệch tiến độ giữa tiến độ hiện thời và tiến độ do nhà thầu lập và giải quyết vấn đề kịp thời.

- Dự báo tiến độ và sự sai lệch.

- Báo cáo chủ đầu tư định kỳ, phân tích sự sai lệch và đưa ra biện pháp hộ trợ (báo cáo dự án, kiểm tra các điểm chính, tình hình thực hiện, sự hoàn thành các công việc, các sự vụ quan trọng bất thường, áp dụng thay đổi, báo cáo quản lý tiến độ …)

Xin ý kiến Gửi kèm (nếu cần) (nếu cần) (Chỉ thị quyết định) (Báo cáo để chỉđạo) -

Hình 3.3: Sơ đồ lập tiến độ chi tiết và điều chỉnh kế hoạch

NHÀ THẦU LẬP TIẾN ĐỘ, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TV QLDA CHỦ ĐẦU TƯ TVGS TIẾP NHẬN XỬ LÝ TVGS KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TV QLDA KIỂM TRA TVGS CHẤP THUẬN CHỦĐẦU TƯ PHÊ DUYỆT KẾT THÚC, CHUYỂN BƯỚC CÔNGVIỆC TIẾP THEO TVGS THỰC HIỆN

* Quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường

Vấn đề an toàn lao động và đảm bảo vệ sinh môi trường tại công

trường thi công cần phải được quan tâm ở mức cao nhất. Trách nhiệm của Tư

vấn QLDA là phải thường xuyên đôn đốc, cảnh báo nhà thầu và báo cáo với Chủ đầu tư về những vấn đề có nguy cơ mất an toàn lao động trên công

trường. Liên tục kiểm tra biện pháp đảm bảo an toàn chung của Nhà thầu áp dụng cho toàn công trình.

- Kiểm tra các tài liệu an toàn về máy móc thiết bị thi công tham gia xây dựng công trình, các tài liệu kiểm định chứng minh sự an toàn của các thiết bị.

Vấn đề lắp dựng cẩu tháp phục vụ thi công cần được phối hợp giải quyết ổn thỏa. Như đã nêu trong những tồn tại, cẩu tháp đang vươn sang

không gian của Ban chỉ huy quân sự tỉnh Tây Ninh. Việc này đã có nhắc nhở

phản ảnh của bên quân đội nhưng nhà thầu chưa thực hiện phương án di

chuyển lắp dựng hoặc che chắn khác. Tư vấn QLDA cần đề xuất với đại diện chủđầu tư và lãnh đạo chi nhánh Ngân hàng Vietcombank Tây Ninh họp với

bên quân đội đểtìm phương án tháo gỡ. - Đối với người lao động: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Kiểm tra tài liệu (sổ học an toàn) cho người lao động theo nghề phù hợp đối với tất cả công nhân tham gia xây dựng công trình.

+ Kiểm tra trang thiết bị bảo hộlao động cho công nhân trước khi khởi công và trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình.

- Kiểm tra hệ thống an toàn phòng chống cháy nổ, hệ thống cảnh báo

an toàn lao động của Nhà thầu trong phạm vi toàn công trường.

Nhà thầu thi công xây dựng cũng phải chịu trách nhiệm về vệ sinh

môi trường trong thi công xây dựng công trình. Tư vấn QLDA cần nhắc nhở

có nguy cơ ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường trên công trường và khu vực tiếp giáp công trường. Thực tế sát cạnh công trường xây dựng trụ sở

Vietcombank Tây Ninh là các hộ dân cư, đồng thời nằm trên trục đường lớn của TP Tây Ninh, vì vậy nếu ko đảm bảo tốt vệ sinh môi trường sẽ gây ảnh

hưởng đến cộng đồng xung quanh, tạo căng thẳng trong quan hệ giao tiếp. Theo kiểm tra hồsơ thì nhà thầu vẫn chưa có hợp đồng về bãi đổ thải,

điều này cần phải được đôn đốc xử lý nhanh chóng vì phế thải xây dựng không thể chất đống ùn ứ ởcông trường. Việc này đang ảnh hưởng đến không

gian thi công, đồng thời đã lấn chiếm không gian của công trình bên cạnh, đã

nhận được phản ảnh của người dân. Tư vấn QLDA cần kiến nghị chủ đầu tư

yêu cầu nhà thầu hoàn thiện giấy tờ hợp lệ về xử lý rác thải, thực hiện đổ phế

thải xây dựng đúng nơi quy định. Ngoài ra, cũng cần kiểm tra biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng bao gồm môi

trường nước, môi trường không khí, chất thải rắn, tiếng ồn và các yêu cầu khác về vệ sinh môi trường.

Kết luận chương 3

Trong nội dung chương 3, luận văn đã trình bày những đặc điểm chính

về dự án Xây dựng trụ sở chi nhánh Vietcombank Tây Ninh cũng như khái

quát về đơn vị Tư vấn QLDA – Công ty CP Tư vấn đầu tư xây dựng Vinacic

Việt Nam. Qua đánh giá thực trạng, luận văn đã nêu lên những kết quả đạt

được trong công tác QLDA của đơn vị tư vấn: đã xây dựng quy trình quản lý dự án đầy đủ, bám sát các bước thực hiện; quản lý tốt hồsơ, hợp đồng các gói thầu; tư vấn cho CĐT trong việc lựa chọn nhà thầu; quản lý tương đối tốt các nguồn lực thi công tại công trường.

Tuy vậy, hoạt động QLDA vẫn còn những tồn tại: công tác quản lý, chỉ đạo các nhà thầu chưa tốt; đánh giá, tư vấn lựa chọn nhà thầu chưa đạt hiệu

quả; chưa đôn đốc, giám sát kịp thời công tác thi công và một số vấn đề khác về ngoại giao, vệ sinh môi trường. Qua việc phân tích những bất cập và hạn chế trong hoạt động này, luận văn đã đề xuất một số giải pháp để điều hành dự án một cách tốt hơn, tập trung vào các mặt:

- Tăng cường phối hợp hoạt động giữa CĐT, Tư vấn QLDA và công ty chủ quản.

- Cải thiện chất lượng hoạt động của Tư vấn QLDA bằng cách nắm rõ chuyên môn của nhân viên, tổ chức đào tạo, tuyển dụng nhân sự ngoài; điều chuyển, bố trí hợp lý các nhân sự trong bộ máy quản lý.

- Đổi mới trang thiết bị, áp dụng công nghệ, đặc biệt là trong công tác quản lý chi phí.

- Chú trọng hơn công tác quản lý chất lượng thi công: kiểm soát các

điều kiện khởi công; khối lượng và chất lượng vật tư, vật liệu sử dụng; giám sát chặt chẽ quá trình thi công, nghiệm thu.

- Đề xuất một sơ đồ quản lý tiến độ và điều chỉnh kế hoạch thực hiện. - Cải thiện công tác quản lý an toàn, vệ sinh môi trường, chú ý hạn chế tác động tới cộng đồng xung quanh khi thi công công trình.

Với những đề xuất đưa ra, đó sẽ là những cách thức khả thi khi thực hiện, nhằm giảm thiểu tối đa những trở lực, góp phần hoàn thiện công tác quản lý, đem lại hiệu quả cao cho dự án Vietcombank Tây Ninh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài luận văn cao học “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án tại đơn vị tư vấn quản lý dự án công trình xây dựng trụ sở Vietcombank Tây Ninh”, luận văn đã thu được một số kết quả:

Hệ thống hóa những vấn đề mang tính lí luận cơ bản về dự án đầu tư,

quản lý dự án đầu tư do các tổ chức và các nhà nghiên cứu đưa ra; luận văn đã

phân tích, làm rõ bản chất, mục tiêu, yêu cầu và nội dung của quản lý dự án. Khái quát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xây dựng và quản lý dự án xây dựng, đồng thời phân tích các hình thức quản lý dự án tiêu biểu hiện nay. Đây là những căn cứ quan trọng để đánh giá thực trạng và đề

xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại công trình Vietcombank Tây Ninh.

Phân tích và đánh giá thực trạng trên của công tác quản lý dự án đầu tư

tại đơn vị Tư vấn Quản lý dự án công trình xây dựng trụ sở Vietcombank Tây Ninh. Đưa ra kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý dự án đầu tư của đơn vị Tư vấn Quản lý dự án trong thời

gian qua, để từđó có những giải pháp cải thiện chất lượng hơn nữa.

Cũng trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư với nội dung chủ yếu liên quan đến công tác tư vấn, điều hành dự án, lựa chọn nhà thầu, quản lý tiến độ, quản lý chất

lượng, quản lý chi phí và một số công tác khác khác.

Kiến nghị

Đối với đơn vị Tư vấn Quản lý dự án công trình Vietcombank Tây Ninh, cần điều chỉnh phương thức điều hành dự án ở một số khâu, nâng cao

năng lực đội ngũ theo hướng giải pháp đưa ra, đồng thời tăng cường mối liên hệ với Chủđầu tư và các nhà thầu.

Để góp phần cải thiện hiệu quả công tác quản lý dự án xây dựng, các cấp có thẩm quyền, Chủ đầu tư và Tư vấn quản lý dự án của có thể xem xét nghiên cứu, áp dụng những giải pháp phù hợp mà luận văn đã đề xuất. Qua

đó, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu

1. Quốc hội (2003), Luật Xây dựng, số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; 2. Quốc hội (2005), Luật Đấu thầu, số 61/2005/QH13 ngày 29/11/2005;

3. Quốc hội (2009),Luật Quy hoạch đô thị, số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009; 4. Quốc hội (2009), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;

5. Quốc hội (2013), Luật Đấu thầu, số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; 6. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng, số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

7. Chính phủ (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 Về quản

lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

8. Chính phủ (2009), Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 Về sửa

đổi bổ sung một số điều nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

9. Chính phủ (2009), Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 Về

quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

10. Chính phủ (2010), Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 Về hợp

đồng trong hoạt động xây dựng;

11. Chính phủ (2013), Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 6/2/2013 Về quản

lý chất lượng công trình xây dựng; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Chính phủ (2014), Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 Quy

định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

13. Lê Thị Minh Hà (2014), Nghiên cứu hiệu quả của mô hình chủ đầu tư

thuê tư vấn quản lý dự án, áp dụng cho dự án nạo vét Hồ Tây – Hà Nội, Luận

14. Đinh Tuấn Hải (2013), Phân tích các mô hình quản lý, Bài giảng môn học, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Hà Nội;

15. Nguyễn Bá Uân (2012), Quản lý dự án xây dựng nâng cao, Tập bài giảng dùng cho cao học, Đại học Thủy lợi, Hà Nội;

16. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) - Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng Vinacic Việt Nam (2013), Hợp đồng tư vấn xây dựng số 126/2013/HĐKT ngày 12/6/2013, Hà Nội.

Trang web

17. Diễn đàn Giá xây dựng, Công ty Cổ phần Giá xây dựng: http://www.giaxaydung.vn/diendan/f4/

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án tại đơn vị tư vấn quản lý dự án công trình xây dựng trụ sở Vietcombank Tây Ninh (Trang 83)