Nâng cao chất lượng công tác quản lý chi phí dự án

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án tại đơn vị tư vấn quản lý dự án công trình xây dựng trụ sở Vietcombank Tây Ninh (Trang 77)

V. Kết quả dự kiến đạt được

3.4.4. Nâng cao chất lượng công tác quản lý chi phí dự án

Quản lý chi phí dự án là một trong những nội dung quan trọng nhất,

được quan tâm nhất của quản lý dự án đầu tư xây dựng. Trong điều kiện thực tiễn hiện nay của nước ta về quản lý dự án đầu tư xây dưng, việc tăng cường công tác quản lý chi phí dự án trở lên hết sức cấp thiết và cần phải được đẩy mạnh thực hiện. Công tác này sẽ giúp kiểm soát và khống chế chi phí bảo

đảm cho dự án đạt được hiệu quả tài chính, tiết kiệm được vốn đầu tư.

* Nâng cao chất lượng tư vấn cho Chủ đầu tư về công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu

Đấu thầu là cách thích hợp để kiểm soát, tiết kiệm có hiệu quả chi phí của dự án. Tư vấn QLDA cần tư vấn cho Chủ đầu tư sao cho thực hiện linh hoạt các hình thức lựa chọn nhà thầu phù hợp với tính chất công trình Vietcombank Tây Ninh theo quy định của pháp luật. Việc quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu phải hết sức linh hoạt; phải lấy mục tiêu hiệu quả, rút ngắn thời gian thực hiện dự án, đồng thời vẫn theo nguyên tắc lựa chọn được nhà thầu có đủ điều kiện, năng lực, kinh nghiệm, có giá hợp lý, phù hợp với mục tiêu quản lý.

Tuy nhiên, căn cứ theo nội dung ký kết trong hợp đồng, Tư vấn QLDA không có trách nhiệm lựa chọn nhà thầu mà chỉ trợ giúp, tư vấn, cung cấp

thông tin đánh giá nhà thầu cho Chủ đầu tư. Điều này làm giảm hiệu quả dự

án do không tận dụng hết được năng lực và kinh nghiệm trong hoạt động đấu thầu của đơn vị tư vấn, gây ảnh hưởng tiến độ dự án. Thực tế gói thầu cung cấp, lắp đặt hệ thống thang máy đang bị chậm tiến độ do Chủđầu tư chưa phê

duyệt nhà thầu phụ. Do vậy, nếu có thể trao thêm trách nhiệm trong hoạt động lập kế hoạch đấu thầu và lựa chọn nhà thầu cho Tư vấn QLDA, vốn có

chuyên môn và kinh nghiệm trong xây dựng hơn Chủ đầu tư, chất lượng dự

* Thực hiện tốt công tác thanh toán, quyết toán hợp đồng và vốn đầu tư xây dựng công trình

Khi công trình hay giai đoạn dự án hoàn thành để chuẩn bịđưa vào vận hành, khai thác sử dụng, phải thực hiện khống chế theo khoản mục chi phí,

như: Giá trị quyết toán phần xây dựng kiến trúc; Giá trị quyết toán phần mua sắm, lắp đặt thiết bị; Giá trị quyết toán các khoản mục khác. Để kiểm soát

được thì phải thực hiện tốt các nội dung: Đối chiếu khối lượng hoàn thành nghiệm thu theo thiết kế; Đối chiếu khối lượng phát sinh được thanh toán và

không được thanh toán; Phân tích, so sánh để loại bỏ những khối lượng, chủng loại, mức chênh lệch, tìm nguyên nhân tăng giảm; Kiểm tra đối chiếu giá trị thanh toán theo hợp đồng; So sánh, phân tích giá thành xây dựng; Lập báo cáo giải trình.

Ngoài ra cũng nên lưu ý đến số lượng nhân viên có chuyên môn quản lý chi phí vì trong thành phần nhân sự của Tư vấn QLDA mới chỉ có 2 người có chứng chỉ Kỹsư định giá xây dựng hạng 2 (gồm Phó giám đốc QLDA và 1 Kỹ sư kinh tế xây dựng). Do khối lượng công việc lớn, liên quan đến nhiều gói thầu, Giám đốc QLDA cần chủ động sắp xếp, bổ sung nhân sự phụ trách quản lý chi phí một cách thích hợp. Đồng thời cũng có thể tổ chức lớp đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn vềđịnh giá xây dựng cho nhân viên. 3.4.5. Nâng cao hiệu quảcông tác quản lý chất lượng thi công công trình

Vấn đề được chú trọng hàng đầu đồi với mỗi dự án đầu tư xây dựng chính là chất lượng công trình. Tại Việt Nam, do nhiều yếu tố từ việc hệ

thống pháp luật về quản lý xây dựng chưa thực sự hoàn chỉnh, thường xuyên có bổ sung, sửa đổi, đến thực trạng hoạt động xây dựng có nhiều sai phạm,

tính chuyên nghiệp chưa cao, dẫn đến chất lượng công trình xây dựng nhìn

tác quản lý chất lượng các dự án công trình đã chịu sự giám sát chặt chẽ hơn

của cả cộng đồng và cũng đã có những bước cải thiện, tuy vậy vẫn cần quan

tâm hơn nữa đến mảng công việc quan trọng này. Đối với dự án xây dựng trụ

sở Vietcombank Tây Ninh, một điều thuận tiện là Công ty Vinacic Việt Nam

đóng vai trò là nhà thầu Tư vấn Quản lý dựán, đồng thời cũng là nhà thầu Tư

vấn Giám sát thi công công trình. Thực tế này tạo điều kiện tốt cho Tư vấn QLDA trong việc thống nhất, điều phối các công tác quản lý cũng như giám

sát việc thực hiện dự án của các nhà thầu thi công. Từ thực trạng hoạt động của Tư vấn QLDA, có thể để xuất một số cách thức với hi vọng làm hiệu quả hơncông tác quản lý chất lượng công trình

* Cải thiện công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình

Thi công xây dựng công trình là giai đoạn có ảnh hưởng quan trọng và quyết định đến chất lượng công trình và cũng là khâu thể hiện chất lượng của quá trình hoạt động quản lý dự án. Trong giai đoạn thi công xây dựng công trình có nhiều vấn đề cần chú trọng.

Trước hết, Tư vấn QLDA cần làm tốt công tác đánh giá, thẩm định và

tư vấn cho CĐT trong việc lựa chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu: năng lực nhà thầu là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng công trình. Trên thực tế, các gói thầu chính của dự án công trình Vietcombank Tây Ninh

đều được CĐT thương thảo và ký kết hợp đồng trực tiếp với các nhà thầu, do vậy trách nhiệm của Tư vấn QLDA tập trung vào xem xét, đề xuất các nhà thầu phụ thi công (như thi công cáp ứng lực trước), nhà thầu cung ứng, lắp đặt trang thiết bị (hệ thống thang máy, điều hòa nhiệt độ). Để có thể lựa chọn

được nhà thầu thực sự có năng lực cần tính toán việc chỉ áp dụng hình thức

đầu thầu rộng rãi trong lựa chọn nhà thầu. Ngoài ra, sẽ hiệu quả dự án sẽ tăng

lên nếu CĐT và Tư vấn QLDA có thể điều chỉnh hợp đồng theo hướng trao

QLDA. Tư vấn QLDA có thể đề xuất điều chỉnh quy định trong đấu thầu xây lắp cho áp dụng xét nhà thầu trúng thầu có điểm tổng hợp cao nhất (tương tự như đấu thầu tư vấn) thay cho trúng thầu khi có giá thầu thấp nhất và chỉ cần vừa đủ điểm kỹ thuật như hiện nay. Quy định này sẽ giúp cho việc đấu thầu lựa chọn được nhà thầu thực sự có năng lực và để có thể thắng thầu thì ngay trong hồsơ dự thầu nhà thầu đã phải đã phải quan tâm đề xuất rất chi tiết các nội dung: giải pháp kỹ thuật thi công, công tác quản lý chất lượng - hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu, tiến độ thi công, an toàn lao động, vệ sinh

môi trường, huy động máy móc thiết bị phục vụ thi công, kế hoạch cung cấp vật tư, bố trí nhân sự, kế hoạch huy động nguồn lực tài chính.

* Chú trọng công tác kiểm tra các điều kiện khởi công công trình, sự phù hợp năng lực của nhà thầu

Tư vấn QLDA cần làm việc với nhà thầu để đảm bảo đầy đủ các hồsơ,

tài liệu cần thiết phục vụ công tác triển khai thi công. Ngoài giấy phép xây dựng, cần chú ý bản vẽ thi công các hạng mục công trình đã được phê duyệt. Bản vẽ bắt buộc phải có dấu “Bản vẽ đã được phê duyệt” của Chủđầu tư theo quy định. Trong trường hợp toàn bộ bản vẽ chưa được Chủ đầu tư triển khai phê duyệt xong mà chỉ có từng phần thì các phần này cũng buộc phải được

đóng dấu phê duyệt theo quy định. Tư vấn QLDA có trách nhiệm cung cấp

thông tin đánh giá cho CĐT về biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng do Nhà thầu thi công xây dựng công trình lập; từ đó, giúp CĐT ra quyết định phê duyệt biện pháp thi công.

Ngoài ra, Tư vấn QLDA cần kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồsơ dự thầu và hợp đồng xây dựng.

- Kiểm tra nhân lực, thiết bị thi công của Nhà thầu theo đúng hồ sơ

trúng thầu đã phê duyệt, tất cả các trường hợp khác với hồ sơ trúng thầu đều phải được Tư vấn QLDA xem xét, trình Chủđầu tư phê duyệt bằng văn bản.

- Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu thi công xây dựng công trình. Nếu trong hồ sơ trúng thầu không có hoặc thiếu thì kiến nghị Chủ đầu tư yêu cầu Nhà thầu xây dựng cung cấp.

- Theo khảo sát hiện trường của Tư vấn QLDA trong tháng 6/2014 thì Nhà thầu chính chưa có máy phát điện dự phòng 70KVA, một số thiết bị thi công vẫn chưa bốtrí đầy đủtrên công trường theo đúng hồsơ dự thầu của nhà nhầu (cụ thể: 06 máy hàn, 02 máy kinh vĩ, 01 máy toàn đạc, 02 máy thủy

bình, 02 đầm cóc, 06 đầm dùi, 02 máy khoan cầm tay, 02 máy bơm nước, giáo thi công các loại, ván khuôn các loại, bóng chiếu sáng công suất 100- 500W, bình chữa cháy, Automat chống giật…). Như vậy, trên thực tế nhà thầu chưa tập hợp đầy đủ các yếu tố cần thiết phục vụthi công như đã đề cập trong hệ thống quản lý chất lượng của mình. Điều này gây ảnh hưởng đến tiến

độ dự án, Tư vấn QLDA cần đề xuất tổ chức cuộc họp 3 bên giữa Chủ đầu tư

– Tư vấn QLDA – Nhà thầu thi công và yêu cầu nhà thầu bổ sung và lắp đặt.

* Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình, công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng

Đây là khâu quan trọng ảnh hưởng lớn tới chất lượng công trình. Nếu thực hiện tốt, Chủ đầu tư sẽ kiểm soát tốt về tình hình sử dụng vật liệu, thiết bị, cấu kiện xây dựng đưa vào công trình, kịp thời loại bỏ cấu kiện, vật liệu, thiết bị không đảm bảo chất lượng và chấn chỉnh những sai phạm còn mắc phải. Đối với các nhà thầu thì có cơ sở đánh giá đúng đắn chất lượng công trình mình thực hiện, có cơ sở giải quyết các tranh chấp về chất lượng (nếu có).

- Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình. Các máy móc thiết bị đưa vào

công trình phải có các tài liệu: Lý lịch máy, giấy chứng nhận kiểm định an

toàn đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn do cơ quan có

thẩm quyền cấp.

- Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất trước khi đưa

vật tư thiết bị vào công trình, phiếu kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn, của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình.

- Trong trường hợp nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do Nhà thầu cung cấp thì Tư vấn QLDA thông báo Chủđầu tư tình hình thực tế. Sau khi đánh giá thực trạng, tiến hành kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình bởi một phòng thí nghiệm hợp chuẩn do Chủ đầu tư chỉ định và Tư vấn QLDA đề xuất chấp nhận.

* Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình

Tư vấn QLDA cần bố trí sắp xếp nhân lực một cách hợp lý, bên cạnh công tác quản lý đồng thời phối hợp thực hiện nhiệm vụ giám sát chất lượng thi công. Cán bộ kỹ thuật phải giám sát công nhân thi công xây dựng tại hiện

trường một cách sát sao, phối hợp với bên nhà thầu bố trí tổ chức đội ngũ

công nhân thi công phù hợp, đảm bảo tiến độ xây dựng, kiểm tra so sánh sự

phù hợp với bản vẽ thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật.

Tư vấn QLDA cần nhắc nhở nhà thầu về việc chú trọng trong công tác nghiệm thu nội bộ. Khi nghiệm thu phải có cán bộ kỹ thuật hiện trường, chỉ huy trưởng công trường kiểm tra, phải có dụng cụ, máy móc chuyên dùng

vấn QLDA và Tư vấn Giám sát thi công sẽ có mặt tại hiện trường, để kiểm tra

và nghiệm thu công việc xây dựng hoàn thành sau khi có phiếu yêu cầu

nghiệm thu của Nhà thầu.

Công tác hồ sơ phải bố trí giao cho nhân viên có năng lực chuyên phụ

trách hồ sơ nghiệm thu chất lượng, thanh quyết toán đảm nhận. Hồ sơ biên

bản nghiệm thu phải rõ ràng đầy đủ các căn cứđể nghiệm thu; tổ chức làm hồ sơ đúng tiến độ, tránh sai sót trong khâu làm hồ sơ; hồsơ phải được lập cùng lúc với tiến độ và khối lượng công việc thực hiện.

Cần chú ý về việc nhật ký thi công xây dựng công trình được đóng dấu giáp lai của Nhà thầu thi công theo quy định hiện hành. Tất cả những người có tên trong danh sách và có chữ ký trong nhật ký thi công xây dựng công trình mới được ghi vào sổ nhật ký thi công xây dựng công trình. Các chữ ký

không đăng ký sẽ không có giá trị pháp lý. Nhà thầu thi công xây dựng công trình ghi nhật ký thi công xây dựng công trình, diễn biến tình hình thi công hàng ngày; tình hình thi công từng loại công việc; những sai lệch so với bản vẽ thi công, có ghi rõ nguyên nhân, biện pháp sửa chữa; nội dung bàn giao ca

thi công trước đối với ca thi công sau; nhận xét của cán bộ quản lý chất lượng tại hiện trường về chất lượng thi công xây dựng.

3.4.6. Nâng cao chất lượng công tác lập và quản lý tiến độ, quản lý an toàn và môi trường trong quá trình thực hiện dự án môi trường trong quá trình thực hiện dự án

* Công tác lập và quản lý tiến độ thực hiện dự án

Tư vấn QLDA theo dõi tiến độ thi công xây dựng công trình căn cứ tiến

độ thi công chi tiết do nhà thầu lập và đã được Chủđầu tư phê duyệt. Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì kiến nghị Chủ đầu tư quyết

Cần thường xuyên cảnh báo Nhà thầu và báo cáo với Chủ đầu tư về

tiến độ thi công xây dựng công trình. Trong bất kỳ nguyên nhân nào dẫn đến chậm tiến độ thi công, Tư vấn QLDA cũng phải báo cáo với Chủđầu tư, đồng thời chủ động tư vấn, đề xuất phương án giải quyết để Chủ đầu tư có quyết

định cụ thể(điều chỉnh tiến độ nếu Chủđầu tư thấy cần thiết).

- Lập tiến độ dự án theo yêu cầu của Chủ đầu tư và kế hoạch để thực hiện tiến độđã lập.

- Thống nhất tất cảcác phương pháp lập tiến độ của các bên và yêu cầu dùng chung một phần mềm lập tiến độ nếu có thể.

- Điều chỉnh tiến độ kịp thời.

- Việc kiểm soát tổng tiến độ là mục tiêu tiến độ chung để lập tiến độ

cho nhà thầu thiết kế, nhà thầu xây lắp, thầu phụ và nhà cung ứng.

- Kiểm tra và chỉ dẫn các vấn đề liên quan đến công việc QLDA như

tiến độ, kế hoạch xây dựng, công nghệ, cung cấp vật tư thiết bị chính và phân bổ nguồn lực.

- Nắm tiến độ thực tế của nhà thầu theo các thông tin phản hồi, tìm ra nguyên nhân khi xảy ra chệch tiến độ giữa tiến độ hiện thời và tiến độ do nhà

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án tại đơn vị tư vấn quản lý dự án công trình xây dựng trụ sở Vietcombank Tây Ninh (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)