Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức quản lý và hoạt động HTX Nông Nghiệp tại xã Dương Hà, huyện Gia Lâm , thành phố Hà Nội (Trang 36)

Qua nghiên cứu kinh nghiệm về tổ chức quản lý và hoạt động của HTX ở một số nước trong khu vực đã nêu trên chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm:

Một là, phát triển HTX là một thực tiễn khách quan gắn liền với quá trình phát triển kinh tế từ sản xuất nhỏ, phân tán lên sản xuất hàng hóa lớn, tập trung và đi đôi với chế biến, tiêu thụ thành một chu trình khép kín.

Hai là, phát triển kinh tế hộ: tất cả các nước đều coi trọng việc phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã làm những khâu dịch vụ như nước, khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, vốn,…để tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ phát triển.

Ba là, các hình thức kinh tế hợp tác và hợp tác xã ở các nước trên thế giới đều có sự tương đồng về mục tiêu hoạt động biểu hiện ở chỗ các hình thức HTX đều hướng tới việc trực tiếp nâng cao năng lực nội tại của chủ kinh tế hộ nông dân, kinh tế nông trại của những người lao động đẩnhanh quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ, bảo vệ lợi ích kinh tế cho xã viên.

Bốn là, trong quá trình phát triển các HTX phải cải tiến và nâng cao trình độ, nghiệp vụ quản lý, tăng cường công tác đào tạo cán bộ, các dịch vụ tư vấn kinh doanh, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng, nâng cao trình độ marketing giúp HTX sử dụng hợp lý các nguồn tài trợ của Chính phủ và các tổ chức khác.

Năm là, hình thức tổ chức và quan hệ nội bộ HTX rất đa dạng, Chính phủ các nước đều coi trọng việc phát triển các hình thức HTX đa dạng với nhiều loại hình khác nhau. Ở các nước có nền kinh tế phát triển cao thì tính đa dạng của các loại hình HTX càng phong phú hơn, tính chất chuyên môn của các HTX sâu hơn.

Sáu là phát triển HTX trong nông nghiệp, nông thôn nhất thiết phải có vai trò của Nhà nước. Vai trò của Nhà nước thể hiện qua sự hỗ trợ về mọi mặt cho

HTX trong đó có vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo cán bộ tư vấn quản trị kinh doanh, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới, tiêu thụ và mở rộng thị trường…

Bảy là phát triển HTX không gắn với tập thể hóa ruộng đất cũng như tư liệ sản xuất của nông dân, không vi phạm quyền tự chủ của hộ xã viên, của các chủ trang trại trong sản xuất kinh doanh. Mọi hình thức cưỡng ép tập thể hóa tư liệu sản đều dẫn đến thất bại.

Đó là những bài học quý báu trong quá trình phát triển HTX chúng ta cần phải nghiên cứu và vận dụng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cũng như trình độ phát triển ở mỗi thời kỳ, mỗi địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức quản lý và hoạt động HTX Nông Nghiệp tại xã Dương Hà, huyện Gia Lâm , thành phố Hà Nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w