Kinh nghiệm tổ chức quản lý hoạt động HTX Nông Nghiệp trên thế giớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức quản lý và hoạt động HTX Nông Nghiệp tại xã Dương Hà, huyện Gia Lâm , thành phố Hà Nội (Trang 26)

2.2.1.1 Nhật Bản

Là một cường quốc kinh tế, Nhật Bản không chỉ thành công với nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp mà còn có một khu vực nông nghiệp, nông thôn phát triển mạnh với mô hình HTX khá thành công. HTX đầu tiên ở Nhật Bản được hình thành vào năm 1843 nhằm đáp ứng nhu cầu về tín dụng

của người nông dân. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, HTX là nhân tố tích cực, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở Nhật Bản. Đến nay, Nhật Bản có nhiều mô hình HTX, trong đó HTX nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Đây là mô hình đem lại những thành công nhất định ở Nhật Bản. Các HTX nông nghiệp thu hút được sự tham gia của hầu hết những người nông dân ở đất nước nàyvà được tổ chức thành hệ thống 3 cấp: Các HTX nông nghiệp cơ sở, các liên hiệp và các liên đoàn quốc gia. Các HTX cơ sở được tổ chức ở cấp làng, thị trấn và thành phố trực thuộc tỉnh, gồm các thành viên thường xuyên là nông dân và các thành viên liên kết khác. Từ những năm 1961 trở về trước, các HTX đơn chức năng khá phổ biến. Nhưng từ 1961 trở về đây, do Nhật Bản khuyến khích hợp nhất các HTX nông nghiệp nhỏ thành HTX nông nghiệp lớn nên mô hình hoạt động chủ yếu của HTX nông nghiệp ở Nhật Bản hiện nay là đa chức năng. Các HTX nông nghiệp đa chức năng chịu trách nhiệm đối với nông dân trên tất cả các lĩnh vực như cung cấp dịch vụ KHKT trong trồng trọt, chăn nuôi, giúp họ hoàn thiện kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất, cung cấp nông cụ, tín dụng, mặt hàng nhu yếu phẩm cũng như giúp họ chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo hiểm cho hoạt động của họ... Các HTX nông nghiệp đơn chức năng hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất cụ thể như chế biến sữa, nuôi gia cầm và các nghề truyền thống khác. Ngoài ra, các HTX nông nghiệp còn sở hữu các phương tiện sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản để tạo điều kiện giúp nông dân sử dụng các phương tiện này hiệu quả nhất (hết công suất, chi phí rẻ), hạn chế sự chi phối của tư nhân; thực hiện nhiệm vụ giáo dục xã viên về tinh thần HTX thông qua các tờ báo, phát thanh, hội nghị, đào tạo, tham quan ở cả ba cấp (HTX nông nghiệp cơ sở, liên hiệp và liên đoàn quốc gia). Các HTX nông nghiệp còn là diễn đàn để nông dân kiến nghị về chính sách với Chính phủ cũng như tương trợ lẫn nhau giữa các HTX và địa phương.

Các HTX nông nghiệp được điều hành, quản lý thông qua các liên đoàn, các hiệp hội HTX nông nghiệp tỉnh và các liên minh HTX nông nghiệp tỉnh.

Với chiều dài hơn 100 năm phát triển, các HTX nông nghiệp Nhật Bản đã có bước phát triển mạnh, từ những đơn vị đơn lẻ, quy mô nhỏ, hoạt động đơn điệu, mang nặng tính tự phát.... đã trở thành một mô hình năng động, hiệu quả và phát triển bền vững qua các thăng trầm của kinh tế quốc gia cũng như kinh tế thế giới. Chính phủ Nhật Bản đã có nhiều hình thức hỗ trợ HTX phát triển, trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý về HTX. Luật HTX đầu tiên được nước này ban hành vào năm 1900, được sửa đổi và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển HTX trong từng giai đoạn cụ thể. Đối với các HTX nông nghiệp, Chính phủ Nhật Bản đã tăng cường xã hội hóa hệ thống phục vụ nông nghiệp, coi HTX nông nghiệp là một trong những hình thức phục vụ xã hội hóa tốt nhất đối với nông nghiệp, đồng thời yêu cầu các cấp, các ngành giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tổ chức này, chẳng hạn, yêu cầu ngành tài chính, thương nghiệp giúp đỡ về vốn, kỹ thuật, tư liệu sản xuất... Các biện pháp chính sách của Nhật Bản đối với HTX luôn được cân nhắc kỹ lưỡng để không làm ảnh hưởng đến tính tự chủ và độc lập của HTX.

2.2.1.2 Thái Lan

Hình thức HTX khá phát triển ở Thái Lan, ngay từ năm 1916 HTX đầu tiên được thành lập với 16 thành viên làm chức năng dịch vụ tín dụng cung cấp vốn lãi xuất thấp nhằm giúp đỡ nông dân xã viên. Từ đó các HTX từng bước ra đời. Đầu năm 1990 cả nước có 3009 HTX với 3,169 triệu hộ xã viên đến năm 1993 số HTX tăng lên 3,435 và số hộ xã viên là 5,19 triệu. Ở Thái Lan có 6 loại hình HTX, trong đó về số lượng HTXNN chiếm 52,5% với 2.752 triệu hộ, chiếm 53,03% tổng số hộ xã viên, tiếp đó là HTX tiết kiệm và tín dụng với 878 HTX chiếm 25,6% và 1,564 triệu hộ xã viên chiếm 30,1%, HTX tiêu dùng, HTX dịch vụ, HTX ngư nghiệp.

Như vậy, ở Thái Lan HTX nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn về số lượng HTX và số lượng xã viên. HTX làm dịch vụ tổng hợp với chức năng hoạt động dịch vụ đầu vào (cung cấp tín dụng, cung cấp vật tư, kỹ thuật nông nghiệp,…) và đầu ra (chế biến, mua bán lưu thông nông sản) cho các hộ nông dân xã viên, Trong đó, lúa gạo là hướng kinh doanh chủ yếu của các HTX. Hệ thống tổ chức HTX ở Thái Lan theo 3 cấp gồm HTX cấp cơ sở (huyện), Liên hiệp các HTX tỉnh và Liên đoàn HTX quốc gia.

HTX cơ sở được xây dựng trên cơ sở hợp nhất các HTX tín dụng quy mô nhỏ thành HTX tín dụng cấp huyện với các HTX có quy mô bình quân 800 hộ xã viên trên địa bàn huyện được chia theo làng xã.

Liên hiệp các HTX cấp tỉnh được tổ chức từ 3 HTX cơ sở trở lên với chức năng hỗ trợ hoạt động của các HTX cơ sở, tập trung vào công tác chế biến lúa gạo là chủ yếu.

Liên đoàn HTX cấp quốc gia được thành lập trên cơ sở hợp nhất các Liên hiệp HTX cấp tỉnh với nhiệm vụ nhập vật tư của nước ngoài đem phân phối cho các HTX trong cả nước tổ chức tiêu thị các loại nông sản của các liên hiệp HTX cấp tỉnh, trước hết là lúa gạo ở thị trường trong nước và xuất khẩu gạo ra nước ngoài.

Ngoài hệ thống HTX làm dịch vụ tổng hợp nêu trên, ở Thái Lan đã hình thành hệ thống các HTX làm dịch vụ chuyên ngành bao gồm ngành mía đường, bò sữa, cá,…Các loại hình HTX dịch vụ, HTX khai khẩn đất hoang và HTX ngu nghiệp. Các loại hình HTX nêu trên được tập với tổ chức hiệp hội các HTX Thái Lan thành lập vào năm 1986. Hiệp hội Thái Lan là cơ quan tối cao của toàn bộ phong trào HTX, là tổ chức phi Nhà nước và là thành viên của liên minh HTX quốc tế. Hiệp hội HTX Thái Lan có nhiệm vụ thúc đẩy và phát triển các hoạt động chung của các tổ chức thành viên. Làm cầu nối giữa phong trào HTX với Nhà nước, quan hệ đối ngoại với Liên minh HTX quốc tế và các nước khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức quản lý và hoạt động HTX Nông Nghiệp tại xã Dương Hà, huyện Gia Lâm , thành phố Hà Nội (Trang 26)