Kinh nghiệm của Việt Nam về tổ chức quản lý – hoạt động của HTX Nông Nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức quản lý và hoạt động HTX Nông Nghiệp tại xã Dương Hà, huyện Gia Lâm , thành phố Hà Nội (Trang 30)

Nghiệp

2.2.2.1 Kinh nghiệm phát triển của HTX Nông nghiệp Bình Dương , huyện Bình Sơn , tỉnh Quảng Ngãi

Xã Bình Dương nằm ở hạ lưu sông Trà Bồng, thường xuyên ngập lụt, sản xuất thuần nông, đời sống xã viên gặp nhiều khó khăn. HTX nông nghiệp Bình Dương đã mạnh dạn xây dựng phương án sản xuất-kinh doanh với nhiều loại hình dịch vụ nông nghiệp, tiến hành dồn điền, đổi thửa, cải tạo đồng ruộng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ sản xuất kinh doanh về nông nghiệp như dịch vụ thuỷ lợi, vật tư nông nghiệp, nay HTX đã mở rộng kinh doanh một số ngành như dịch vụ tín dụng nội bộ, dịch vụ nước sinh hoạt nông thôn, dịch vụ khai thác trồng rừng ven sông, sảnxuấtgiốngvà tiêu thụ sản phẩm.

Nhờ vậy, doanh thu của HTX không ngừng tăng trưởng qua từng năm. Cụ thể, năm 2009 HTX mới đạt doanh thu trên 4,2 tỷ đồng, đến năm 2011 doanh thu đạt 10,28 tỷ đồng (tăng gấp 2,4 lần). Thu nhập bình quân đầu người ở HTX đạt 18,36 triệu đồng/năm, tăng gấp 2 lần so với năm 2009.

HTX không ngừng đổi mới và nâng cao phương thức hoạt động kinh doanh, từ dịch vụ tưới tiêu HTX luôn cung cấp đầy đủ nguồn nước tưới đáp ứng đầy đủ cho yêu cầu sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong xã.

Để phục vụ cho bà con xã viên có điều kiện sản xuất, hàng năm HTX đầu tư từ 1,2 đến 1,4 tỷ đồng mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật về bán chịu cho nông dân. Đã có 95 % số hộ nông dân đến HTX mua vật tư về sản xuất; qua đó đã tiết kiệm được chi phí đầu vào cho nông dân và ngăn chặn việc đầu cơ tăng giá làm bất ổn thị trường, góp phần vào công tác xoá đói giảm nghèo tại địa phương. Nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình xã viên, hàng năm HTX trích khoảng 1 tỷ đồng cho các hộ xã viên vay với lãi suất thấp, tạo điều kiện cho họ mua sắm trâu

bò, máy móc phục vụ sản xuất. Từ dịch vụ sản xuất giống và tiêu thụ sản phẩm, HTX đã bố trí khoảng 10 ha đất loại tốt có điều kiện thuận lợi, ổn định lâu dài và ký hợp đồng cùng 83 hộ dân chuyên sản xuất lúa giống và bao tiêu sản phẩm. Hàng năm HTX thu mua từ 45-60 tấn lúa giống bán cho các công ty và cung ứng giống cho xã viên, doanh thu từ dịch vụ này đạt từ 250-270 triệu đồng/năm. Để tiêu thụ số thóc dư thừa trong xã viên, hàng năm HTX mua từ 200-250 tấn lúa nhằm tiêu thụ ra thị trường và bán lại cho xã viên có nhu cầu. Tổng doanh thu từ dịch vụ tiêu thụ nông sản đạt từ 600-700 triệu đồng/năm. Ngoài việc tạo điều kiện cho các xã viên sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, HTX còn quản lý, vận hành khai thác công trình nước sạch nông thôn do tổ chức UNICEF tài trợ xây dựng trên địa bàn xã. Hiện có 1.868 hộ được sử dụng nước sạch, chiếm 86% số hộ trong toàn xã. Doanh thu dịch vụ này là 220 triệu đồng/năm. HTX còn quản lý, khai thác hiệu quả 35,7ha đất bồi ven sông để trồng cây phi lao chống xâm nhập mặn và xói lở. HTX quản lý tốt rừng nguyên sinh và có khai thác phục vụ các công trình trên địa bàn xã, thu nhập hàng năm từ 80-100 triệu đồng. Hàng năm, HTX và các hộ xã viên đầu tư khoảng 200 - 250 triệu đồng để đắp đập bổi ngăn sông Trà Bồng, củng cố hệ thống kênh mương để lấy nước phục vụ dân sinh và tưới cho đồng ruộng. Trong công tác khuyến nông, HTXNN Bình Dương thường xuyên kết hợp với ngành nông nghiệp huyện, tỉnh tổ chức tập huấn, trình diễn mô hình trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nhằm giúp nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế gia đình. HTX còn chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí công tác dồn điền đổi thửa tại địa phương, hiện đã thực hiên được 113,8 ha (chiếm 30,7%) diện tích sản xuất lúa, công tác này đã tiết kiệm được chi chi phí sản xuất, tăng năng suất cây trồng, đem lại quyền lợi thực tế cho nông dân. Bằng nguồn vốn của HTX, hàng năm HTX đã cấp hỗ trợ cho các cụ già trên 70 tuổi với kinh phí 120.000 đồng/người/năm, HTX còn quan tâm đến đời sống các gia đình chính sách, xã viên cao tuổi, trẻ em ở địa

phương. Mỗi năm HTX hỗ trợ 100 triệu đồng cho các hoạt động an sinh xã hội này.

2.2.2.2 Kinh nghiệm của xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

Muốn phát triển HTX cần phải thực thi đồng bộ nhiều nội dung, nhiệm vụ sau:

Công tác quản lý và hỗ trợ từ phía nhà nước nhằm thúc đẩy HTX phát triển:

Tăng cường tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhằm tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng và hệ thống chính trị, tiếp tục khẳng định vai trò của kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Thực hiện các giải pháp phát triển cụ thể cho HTX: các HTX hoạt động yếu kém kéo dài cần phải được giải thể hoặc sáp nhập sớm, tạo năng lực về tài chính, năng lực quản lý, điều hành trong sản xuất kinh doanh phát triển dịch vụ, ngành nghề nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn và hỗ trợ tích cực cho kinh tế hộ phát triển; chỉ đạo và hướng dẫn các HTX xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi, phù hợp với năng lực; tiếp cận nguồn vốn kích cầu của Chính phủ và các nguồn vốn khác để đầu tư vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho HTX và nâng cao trình độ quản lý, điều hành của Ban quản trị HTX; xây dựng mô hình HTX thích hợp (đa dạng hóa ngành nghề). Đẩy mạnh công tác phát triển HTX kiểu mới.

Các đơn vị quản lý chủ động, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về chủ trương, chính sách phát triển kinh tế tập thể. Các Sở, ngành liên quan rà sóat các chính sách của tỉnh về kinh tế tập thể để tham mưu cho Tỉnh bổ sung các chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện cho kinh tế HTX phát triển. Phát huy vai

trò của Liên minh HTX tỉnh trong đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, tư vấn phát triển cho HTX; tăng cường các nguồn lực và điều kiện hoạt động cho cơ quan Liên minh HTX tỉnh.

Sự vươn lên từ HTX nhằm củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động:

HTX chủ động nâng cao nhận thức về HTX kiểu mới và Luật HTX cho cán bộ cơ sở và xã viên thật thấu đáo. Tạo sự đồng thuận trong hoạt động của HTX, đảm bảo thực hiện các nguyên tắc HTX. Thực hiện tốt các nguyên tắc HTX kiểu mới mà Luật HTX năm 2012, nhằm tạo sự đồng thuận giữa xã viên với HTX, nghĩa vụ và quyền lợi xã viên với HTX ngày càng gắn kết với nhau, đồng tâm xây dựng HTX phát triển bền vững.

Các HTX cần xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có tính khả thi, phù hợp với năng lực; tăng cường tiếp cận nguồn vốn kích cầu của Chính phủ và các nguồn vốn khác để đầu tư vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho mình và nâng cao trình độ quản lý, điều hành của ban quản trị HTX.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX thông qua các hoạt động cụ thể của HTX. HTX phải biết phát huy tinh thần tự chủ, năng động, khơi dậy các nguồn lực từ nội bộ, tăng cường liên kết với các đối tác, kinh doanh đa dạng để mở rộng hoạt động; biết lựa chọn những phương án kinh doanh phù hợp; nắm bắt được nhu cầu thị trường, phát triển sản xuất gắn với thị trường; chú trọng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, mạnh dạn đổi mới để phát triển, gắn thu nhập với năng suất và hiệu quả lao động, giải quyết hài hoà lợi ích giữa HTX và xã viên.

Hiện nay, HTX đảm nhận một số dịch vụ cơ bản như: thủy nông, bao tiêu sản phẩm, cung ứng vật tư nông nghiệp, điện, dự báo BVTV, dịch vụ giống cây trồng…

Dịch vụ thủy nông là dịch vụ bắt buộc quan trọng hàng đầu đã được Ban quản trị HTX phân công chỉ đạo khoán theo các tổ, nhóm. Chủ động kiểm tra, tu sửa máy bơm, nạo vét mương máng, khai thông dòng chảy, đồng thời động viên các nhóm thủy nông bơm nước vào giờ thấp điểm để tiết kiệm điện. HTX đã xây dựng được 3 trạm bơm để phục vụ nước tưới tiêu cho 1010 mẫu ruộng thuộc 10 đội sản xuất ở 5 thôn :Muội Sảng, Tam Nông, Xuân Điểm, Hậu Xá và thôn Dung. Chính vì làm tốt khâu dịch vụ khoán thủy nông nên cây trồng luôn được bảo đảm tưới tiêu kịp thời, năng suất lúa được tăng lên, nhiều loại cây trồng vụ đông có giá trị kinh tế cao đã được đưa vào trồng và ngày càng mở rộng diện tích trên đồng ruộng như :dưa bao tử, ngô, khoai tây…

Không chỉ làm tốt công tác thủy nông, HTX dịch vụ nông nghiệp (DVNN) xã Hưng Đạo còn là cầu nối giữa nhà khoa học, nhà doanh nghiệp với nhà nông. Hàng năm, HTX phối hợp với các ban, ngành đoàn thể mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới ứng dụng vào sản xuất cho các hộ xã viên như: “3 giảm, 3 tăng”, sản xuất rau an toàn, nuôi cá rô phi đơn tính…Nhờ đó, xã viên đã nắm bắt kịp thời những kinh nghiệm trong sản xuất như: chọn giống, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh trong trồng trọt và chăn nuôi… góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trên một diện tích canh tác. Trong nền kinh tế thị trường, nhiều hợp tác xã còn lúng túng ở khâu bao tiêu sản phẩm cho người dân, thì HTX DVNN xã Hưng Đạo lại rất nhạy bén trong vấn đề này. Ban quản trị HTX ký kết hợp đồng với các công ty Đồng Xanh, Công ty Ngọc Hà để thu mua dưa bao tử cho bà con xã viên. HTX đứng ra để thỏa thuận với công ty về số lượng con giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giá cả sau đó giao đến tận tay từng hộ

xã viên. Khi dưa vào mùa thu hoạch, Ban quản trị HTX đi thu gom dưa của các hộ dân và giao cho công ty theo đúng hợp đồng. Để việc thu gom dưa nhanh và có hiệu quả, ở mỗi đội sản xuất HTX lại thành lập một tổ thu mua, việc làm này vừa tránh được hiện tượng tranh mua, tranh bán lại giúp bà con yên tâm hơn trong sản xuất.

Chị Nguyễn Thị Lan, người dân xã Hưng Đạo tâm sự: ”Việc HTX đứng ra thỏa thuận với phía công ty về con giống, giá cả đã giúp bà con nông dân chúng tôi không phải lo chuyện “được mùa, ép giá”, yên tâm mở rộng sản xuất”. HTX đã phối hợp với Công ty giống cây trồng Thái Bình xây dựng mô hình sản xuất giống lúa với diện tích trên 100ha/vụ, sản lượng khoảng 600 tấn/năm. Việc sản xuất lúa giống vừa bảo đảm nguồn cung ứng giống trực tiếp cho bà con lại vừa tăng thêm thu nhập trên một diện tích đất canh tác.

HTX dịch vụ nông nghiệp xã Hưng Đạo còn phối hợp chặt chẽ với trạm bảo vệ thực vật huyện, phân công cán bộ phụ trách các thôn hướng dẫn xã viên phòng trừ sâu bệnh, cung ứng các loại thuốc trừ sâu bảo đảm đủ số lượng, chất lượng, giá cả hợp lý, tổ chức diệt chuột bằng thuốc sinh học mỗi vụ từ 3-4 đợt, góp phần bảo vệ mùa màng, giảm thiệt hại cho nông dân. Mỗi vụ gieo cấy, HTX nghiêm túc chấp hành lịch thăm đồng, theo dõi và chỉ đạo nông dân phòng trừ sâu bệnh kịp thời. HTX kết hợp cùng các ban, ngành đoàn thể tổ chức các lớp tập huấn phòng trừ sâu bệnh ở 5 thôn giúp xã viên có thêm những thông tin về sâu bệnh và xử lý hiệu quả. Hiện nay, đa số người dân đã đến HTX để mua thuốc trừ sâu và không có trường hợp nào thắc mắc về chất lượng thuốc BVTV do HTX cung ứng. Hàng năm, HTX còn in ấn tài liệu gửi xuống các cơ sở thôn phát cho xã viên và viết hàng chục tin bài trên hệ thống truyền thanh để kịp thời phục vụ sản xuất. Từ những việc làm thiết thực và có hiệu quả nên HTX dịch vụ nông nghiệp xã Hưng Đạo được bà con nông dân rất tín nhiệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức quản lý và hoạt động HTX Nông Nghiệp tại xã Dương Hà, huyện Gia Lâm , thành phố Hà Nội (Trang 30)