Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức quản lý và hoạt động HTX Nông Nghiệp tại xã Dương Hà, huyện Gia Lâm , thành phố Hà Nội (Trang 53)

- Chợ :Hiện tại xã có 3 chợ tạm,chợ cóc được chia đều ở3 thôn ,và chưa có

3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin

3.2.4.1 Phương pháp định lượng

Phân tổ thống kê: Thông tin được phân tổ, sắp xếp theo các tiêu chí khác nhau theo các cách tiếp cận và mục đích phân tích

Tiêu chí phân tổ thống kê các hộ xã viên ở đây dựa vào mức độ sử dụng các hoạt động dịch vụ của HTX để từ đó đưa ra các nhận xét khách quan của người dân về việc cung cấp các hoạt động dịch vụ của HTX .

+Thống kê mô tả: Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình dựa trên việc phân chia tổng thể nghiên cứu thành các nhóm khác nhau dựa trên một tiêu thức, tiêu chí nào đó để phân tích theo hướng mô tả kỹ, sâu sắc thực trạng vấn đề.

Để phân tích các thông tin có được tôi sử dụng phương pháp thống kê mô tả dựa trên việc phân tích đánh giá của xã viên về tổ chức, quản lý và hoạt động của HTX ; mức độ sử dụng và hiệu quả mà các dịch vụ của HTX đem lại theo các HTX, các đối tượng xã viên khác nhau để khái quát một các sâu sắc nhất thực trạng tổ chức và hoạt động của HTX ở Dương Hà.

Số bình quân được sử dụng trong việc tính số bình quân về đất NN/hộ NN,đất canh tác/hộ NN , đất công tác /lao động NN, lao động/hộ , nhân khẩu /hộ, …

+ Phương pháp so sánh : Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng rộng rãi nhất để phân tích các hiện tượng tự nhiên xã hội, để đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả, từ đó tìm ra được các định hướng và giải pháp tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Khi so sánh phải xác định số gốc để tiến hành do vậy có nhiều dạng so sánh khác nhau:

So sánh số liệu của đơn vị này với số liệu của đơn vị khác tương đương giúp ta biết được mặt mạnh, mặt yếu của đơn vị này với đơn vị kia.

So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước giúp ta thấy được nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của hiện tượng.

Để thấy rõ mức độ hiệu quả trong tổ chức, quản lý và hoạt động của các HTX tại xã Dương Hà, chúng tôi tiến hành so sánh quy mô sản xuất, giá trị sản xuất, cơ cấu thu nhập của hộ, cá nhân ... giữa các xã viên trong các HTX với nhau, giữa những người tham gia HTX với những người không tham gia HTX. Rút ra những nguyên nhân, tồn tại , hạn chế, khó khăn trong công tác tổ chức, quản lý và hoạt động của HTX nói chung để có được những định hướng và giải phâp phù hợp nhằm nâng cao, phát triển hoạt động của các HTX trên địa bàn xã nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nông dân.

3.2.4.1 Phương pháp định tính

Đề tài sử dụng phương pháp thảo luận nhóm : nhằm thu thập nhiều ý kiến,thông tin của của người dân về vấn đề cần điều tra một cách đầy đủ và nhanh chóng , cụ thể là về vấn đề quản lý ,hoạt động của HTX,mức độ phù hợp về cách thức hoạt động của HTX ,cách quản lý của ban lãnh đạo HTX tại xã Dương Hà.

3.2.5.Hệ thống các chỉ tiêu

3.2.5.1 Chỉ tiêu về tổ chức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổ chức quản lý và hoạt động HTX Nông Nghiệp tại xã Dương Hà, huyện Gia Lâm , thành phố Hà Nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w