Chất hóa dẻo dùng để tổng hợp vật liệu PVA/TB

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp vật liệu polyme trên cơ sở polyvinyl ancol (PVA) biến tính với tinh bột, ứng dụng làm màng sinh học trong xử lý và điều trị vết thương (Trang 35)

Do PVA có nhiệt độ phân hủy gần với nhiệt độ nóng chảy nên để gia công được PVA cần phải hóa dẻo để giảm nhiệt độ nóng chảy xuống thấp hơn nhiệt độ phân hủy [27, 71, 72]. Trong thực tế dùng hai nhóm chất hóa dẻo trực tiếp và gián tiếp:

+ Loại trực tiếp gồm các chất hòa tan PVA.

+ Loại gián tiếp gồm các chất làm trương PVA ở nhiệt độ thấp và có khả năng hòa tan khi đun nóng ( glycol, glyxerin, dietylen glycol, sorbitol…).

Đối với PVA, dung môi tốt nhất là nước, nhưng vì độ bay hơi cao nên làm chất hóa dẻo không tốt. PVA do bản thân có độ hút ẩm cao nên luôn luôn chứa một lượng nước lớn (đến 5%), nước này hóa dẻo một phần polyme và làm giảm nhiệt độ hóa thủy tinh của polyme. Những chất hóa dẻo hay được sử dụng là poly etylen glycol (PEG) , glyxerin (GL), pentaerytritol, etylen glycol, sorbitol….[57, 61, 131]

Các sản phẩm - Tinh bột hồ hóa trước - Tinh bột xử lý nhiệt ẩm - Tinh bột dạng hạt Phương pháp vật lý Các sản phẩm - Tinh bột xử lý axit - Tinh bột dextrin hóa. -Tinh bột ete hóa hydroxypropyl.

- Tinh bột este hóa octenyl sucinat, axetylat.

- Tinh bột photphat monoeste - Tinh bột liên kết ngang: tinh bột photphat.

Phương pháp hóa học

Các phương pháp biến tính tinh bột và sản phẩm

Phương pháp thủy phân

Các sản phẩm -mantodextrin. - Đường ngọt glucozo và fructozo. - Polyol, sorbiol, manniol. - Axit amin, MSG, lysine. Axit hữu cơ, axit citric.

- Rượu etanol, butenol, axetol

Hình 1.6 Một số chất hóa dẻo dùng cho tổng hợp vật liệu PVA/TB [131]

Trong đó a: Glyxerin (Gl) ; b: Sorbitol (SO) ; c: axi succinic (SA) ; d: axit maleic (MA) ; e: axit tartaric (TA) ; f: axit citric (CA).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp vật liệu polyme trên cơ sở polyvinyl ancol (PVA) biến tính với tinh bột, ứng dụng làm màng sinh học trong xử lý và điều trị vết thương (Trang 35)