0
Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Lào

Một phần của tài liệu VỀ VIỆC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (Trang 28 -28 )

Việc các ngân hàng Việt Nam đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều là tín hiệu tốt khi mở rộng được thị trường, tăng nguồn ngoại tệ, hỗ trợ doanh nghiệp. Sacombank là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam mở chi nhánh tại nước ngoài. Tiếp sau đó là hàng loạt các ngân hàng cũng tiếp bước mở văn phòng đại diện tại nước ngoài như Agribank, VietinBank, Vietcombank, MB, SHB. Mới đây HDBank cũng đã được Ngân hàng nhà nước chấp thuận mở văn phòng đại diện tại Myanmar. Rất nhiều ngân hàng khác cũng đang làm hồ sơ đề nghị Ngân hàng nhà nước cho phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại nước ngoài.

Việc các ngân hàng của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều là một tín hiệu tốt cho chính các ngân hàng và cũng có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, phù hợp với chủ trương đa dạng hóa thị trường, mở rộng đầu tư, hội nhập quốc tế của Ngân hàng nhà nước.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tại nước ngoài, khi mà các thủ tục pháp lý để họ có thể tiếp cận vốn hay các dịch vụ của các ngân hàng địa phương còn là rào cản thì chính các ngân hàng Việt Nam sẽ là cứu cánh và cầu nối cho các doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp Việt sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn vay, chuyển tiền về Việt Nam, hoặc các dịch vụ khác mà các doanh nghiệp Việt Nam không thể tiếp cận tại thị trường nước ngoài.

Với các doanh nghiệp trong nước, khi sử dụng dịch vụ của các ngân hàng Việt Nam có chi nhánh tại nước ngoài thì việc chuyển tiền thanh toán cho đối tác tại nước ngoài sẽ thuận tiện hơn, và tất nhiên là mức phí sẽ rẻ hơn so với các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Về tiềm năng của những thị trường nước ngoài thì dường như Lào, Campuchia là những thị trường mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn so với các thị trường khác. Theo Báo cáo thường niên năm 2013 của ngân hàng Sacombank cho thấy năm 2013, chi nhánh tại Lào của Sacombank huy động đạt 47 triệu USD, dư nợ tín dụng đạt 72,7 triệu USD, tăng 14,3 triệu USD so với năm 2012. Lợi nhuận trước thuế đạt 2,62 triệu USD, hoàn thành vượt chỉ tiêu được giao. Tại Lào, trong năm qua, Sacombank đã khai trương thêm 1 phòng giao dịch.

Đối với thị trường Campuchia, hiện Sacombank đã có ngân hàng con 100% sau khi được nâng cấp lên từ chi nhánh, với vốn là 38 triệu USD. Ngân hàng đã mở được 7 chi nhánh tại thị trường này, trong đó, năm 2013 mở được 2 chi nhánh. Lợi nhuận năm 2013 của Sacombank Campuchia đạt khoảng 1,5 - 1,6 triệu USD.

Tuy nhiên, không phải thị trường nước ngoài nào cũng một màu hồng như Campuchia, Lào cho các ngân hàng Việt Nam. VietinBank, một trong bốn ngân hàng lớn của Việt Nam, năm 2013 ghi nhận 1,1 triệu USD lợi nhuận từ thị trường Lào nhưng chi nhánh mở ra tại Đức thì chẳng mấy sáng sủa. Các chi nhánh mở tại Frankfurt vào năm 2011 và Berlin năm 2012 của VietinBank đến nay chỉ dừng lại ở việc hoàn thiện và kiện toàn tổ chức bộ máy theo quy định, chuẩn mực thị trường châu Âu và bước đầu đi vào quảng bá thương hiệu, khuếch trương hình ảnh của ngân hàng VietinBank trong mắt người tiêu dùng1.

Lý do cho việc các ngân hàng Việt Nam chưa thành công ở thị trường Âu Mỹ một phần vì tính cạnh tranh tại các thị trường này rất cao, đòi hỏi ngân hàng phải chuẩn bị tốt các phương án để đảm bảo hoạt động ổn định, lành mạnh và có hiệu quả. Thêm vào đó, chi phí hoạt động tại các thị trường Âu Mỹ tốn kém hơn so với các thị trường ở Đông Nam Á, do đó phải có lực mạnh mới đủ sức để cạnh tranh.

Ngoài ra, cũng còn đó những rủi ro chung cho các thị trường nước ngoài như là cho vay ở nước ngoài chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với cho vay trong nước vì nguồn thông tin ở nước ngoài thường ít hơn, kém tin cậy hơn so với cho vay trong nước. Vì vậy, các ngân hàng phải có những phương thức phòng chống rủi ro, phân tích kỹ cá nhân người vay, đất nước và chính phủ nơi người vay định cư.

Đặc biệt là ở những thị trường như Mỹ, châu Âu, đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng Việt Nam phải chú trọng đến trình độ của các nhà quản lý và đội ngũ nhân viên của chi nhánh ở nước ngoài, chú trọng đào tạo cả về trình độ chuyên môn, đạo đức và khả năng am hiểu địa phương.

Nền kinh tế tại Lào đang phát triển nhanh trên nhiều lĩnh vực, các hoạt động về tài chính khá cao, tiềm năng về thị trường lớn, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Lào ngày càng tăng, nhu cầu về thanh toán, vay vốn, sử dụng vốn của các

1 Theo Gafin/DVO. http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/chi-nhanh-ngan-hang-viet-tai-nuoc-ngoai-loi-den- dau/

doanh nghiệp và cá nhân rất lớn, trong khi thị trường cung về hoạt động tiền tệ của Lào còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Nắm bắt được thực tiễn và cơ hội này, một số định chế tài chính của Việt Nam đã tìm hiểu và thiết lập hiện diện thương mại về ngân hàng tại Lào nhằm triển khai các hoạt động tài chính – ngân hàng, đáp ứng chính sách và yêu cầu phát triển của Lào. Tính đến năm 2012, có một số Ngân hàng thương mại việt Nam đã và đang thiết lập sự hiện diện hoạt động chính thức của mình tại Lào (dưới hình thức chi nhánh), gồm có: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Vietinbank) và mới đây nhất là Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB). [12]

Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng tại Lào ngày càng được hoàn thiện và phát triển. Cùng với sự mở cửa và tự do hoá thương mại, ngành ngân hàng đang dần trở thành một ngành quan trọng của Lào. Ngân hàng trung ương Lào là ngân hàng đầu não, cơ quan quản lý có trách nhiệm tổng thể đối với sự phát triển của tài chính vi mô, chịu trách nhiệm kiểm soát nguồn tiền, quản lý dự trữ và giám sát các ngân hàng thương mại. Với gần 90 chi nhánh, Ngân hàng trung ương Lào đã tương đối thành công trong việc hoàn thành mục tiêu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, điều chỉnh chính sách tiền tệ của nền kinh tế thị trường mới nổi, thực hiện đạt được mức tăng trưởng kinh tế không dưới 7,5%/năm theo nhiệm vụ trọng tâm đề ra năm 2009.[10]

Lào là một nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao trong nhiều năm. Nhu cầu về vốn và các dịch vụ tài chính để phát triển kinh tế tại đây rất lớn. Việc nhanh chóng tham gia vào thị trường Lào sẽ góp phần đáp ứng được các nhu cầu trên và là một cơ hội đầu tư đầy tiềm năng, triển vọng đối với các ngân hàng nước ngoài.

Điều 35 về “Chi nhánh của công ty cổ phần”, Luật doanh nghiệp Lào năm 2005 đã quy định “Công ty cổ phần nước ngoài có ý định thành lập chi nhánh tại Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào phải đăng ký doanh nghiệp như quy định trong Luật này”. Theo đó, việc đăng ký doanh nghiệp được cụ thể hoá tại Chương II của Luật này. Ngoài ra, Khoản 18, Điều 3 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Ngân hàng thương mại lào năm 2006 quy định “Chi nhánh Ngân hàng thương mại nước ngoài” là

một bộ phận Ngân hàng thương mại nước ngoài được cấp phép tiến hành kinh doanh ngân hàng tại CHDCND Lào theo pháp luật nước CHDCND Lào. Mục tiêu hoạt động của loại hình chi nhánh này đa phần luôn hướng đến các dịch vụ cụ thể như:

- Hoạt động huy động vốn; - Hoạt động tín dụng;

- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ;

- Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật Lào.

Về hoạt động huy động vốn, Các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài hướng đến cung cấp cho nước đang phát triển này theo độ an toàn, chất lượng dịch vụ cũng như thái độ phục vụ khách hàng. Các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài so với các chi nhánh khác tại Lào thường tiên phong trong việc áp dụng công nghệ hiện đại, giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới. Do vậy, có thể nói các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài thường chiếm ưu thế trong các dịch vụ thanh toán, huy động vốn và hoạt động phi tín dụng. Về khả năng sinh lợi của các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Lào cao hơn so với các ngân hàng trong nước do các ngân hàng này sử dụng vốn được cấp và vốn vay tương đối hiệu quả, mức rủi ro thấp.

Về hoạt động tín dụng, loại hình này hướng đến cấp tín dụng cho các đối tượng là pháp nhân Việt Nam hoạt động tại nước ngoài hoặc các cá nhân, kiều bào Việt Nam sinh sống tại Lào. Đây là nguồn Khách hàng chiếm thị phần lớn và đa số tạo nguồn thu cũng như lợi nhuận đáng kể cho các ngân hàng. Tuy nhiên, việc thẩm định nguồn khách hàng này cũng khá đa dạng, khó khăn hơn rất nhiều so với hoạt động này tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, các ngân hàng này còn có nguồn thu đáng kể từ các hoạt động phi tín dụng, mảng hoạt động còn yếu của các ngân hàng Việt Nam hiện nay. Các hoạt động khác của loại hình chi nhánh này cũng đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện hơn nữa. Hướng phát triển của các Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Lào sẽ đẩy mạnh hoạt động của ngân hàng bán lẻ và đa dạng hoá sản phẩm, trong đó tập trung vào các đối tượng khách hàng sau: các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Lào, các tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư tại Lào (trong đó có các tổ chức kinh tế Việt Nam), các đơn vị thành viên của các cổ đông chiến lược, đối tác chiến lược đã đầu tư kinh doanh tại Lào, các cá nhân, hộ gia đình tại Lào; chuyên môn hoá,

chuyên nghiệp hoá, chuẩn hoá và cách thức và phương pháp làm việc, nâng cao và phát triển kỹ năng chăm sóc khách hàng, đảm bảo tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật Lào, chủ động tự giám sát, tự kiểm tra chấn chỉnh trong quá trình hoạt động; phát huy mọi lợi thế của Ngân hàng thương mại về cơ sở vật chất, về quy mô vốn, về uy tín thương hiệu, về mạng lưới hoạt động, về các mối quan hệ. [5]

1.2.2. Ngân hàng 100% vốn nước ngoài và ngân hàng liên doanh

Trước thực tế tình hình kinh tế đang trong đà khó khăn chung của thế giới, nhiều Ngân hàng thương mại khác đã tìm kiếm địa bàn hoạt động ở những nước phù hợp với tiêu chuẩn và nguồn lực của mình. Thị trường Lào, Campuchia... được các ngân hàng đánh giá là dễ triển khai dịch vụ và dễ chiếm lĩnh thị trường. Tại Lào, đa phần các ngân hàng muốn hướng đến đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp Việt kiều, nhân viên Việt Nam đang làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các tầng lớp dân cư của hai nước... Có mặt tại thị trường Lào là một quyết định mang tính chiến lược đối với từng ngân hàng, mở ra nhiều cơ hội trong việc phát triển thị trường, đa dạng hoá danh mục đầu tư nhằm gia tăng lợi nhuận. Các điều kiện thuận lợi về giao thông, về vị trí địa lý, và nhiều nét tương đồng trong văn hoá của hai nước cũng là một lợi thế giúp các ngân hàng nhanh chóng hoà nhập với môi trường kinh doanh tại đây và sớm có những bước phát triển. Mô hình 100% vốn nước ngoài cũng như ngân hàng liên doanh lại được ít các ngân hàng tại Việt Nam lựa chọn với các lý do:

Một là, không giống như mô hình chi nhánh, để thành lập được một trong hai mô hình này cần đòi hỏi nguồn vốn khá lớn. Điều 13 về “Vốn điều lệ và vốn pháp định thấp nhất” Luật Ngân hàng thương mại quy định Ngân hàng thương mại được thành lập theo bộ luật này phải có vốn điều lệ tối thiểu một trăm tỉ kíp. Trong khi đó, Ngân hàng thương mại nước ngoài thành lập chi nhánh tại nước CHDCND Lào phải có số vốn pháp định tối thiểu mỗi chi nhánh là năm mươi tỷ kíp;

Hai là, cơ cấu tổ chức phải chặt chẽ từ trụ sở chính đến các chi nhánh trên hệ thống Lào không giản tiện như một chi nhánh;

Ba là, hạn chế về pháp luật Lào cũng là một phần quan trọng trong khi cân nhắc so sánh với loại hình chi nhánh và văn phòng đại diện. Mặc dù mở chi nhánh hay văn phòng đại diện thì được hỗ trợ khá nhiều của ngân hàng tại Việt Nam về cơ

cấu hoạt động, chính sách thực hiện, không được coi là một pháp nhân độc lập, hoạt động phụ thuộc vào ngân hàng mẹ tại Việt Nam. Còn đối với loại hình ngân hàng 100% vốn nước ngoài hay liên doanh là một pháp nhân độc lập, không được phụ thuộc vào ngân hàng tại đầu Việt Nam nên sẽ gặp khá nhiều khó khăn.

Ngay tại Điều 4 về “Chính sách của nhà nước đối với ngân hàng thương mại”, Luật Ngân hàng thương mại Lào năm 2006 quy định “Nhà nước khuyến khích cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước thành lập Ngân hàng thương mại hoặc tham gia hoạt động ngân hàng bằng cách đề ra chủ trương, cách thức, biện pháp, cung cấp thông tin và tạo mọi sự thuận lợi nhằm thúc đẩy lĩnh vực ngân hàng phát triển vững mạnh.” Vậy có thể thấy được pháp luật Lào khá mở rộng cho các tổ chức nước ngoài tham gia. Tuy nhiên nhìn vào hệ thống sơ đồ thì nhận thấy Việt Nam chỉ có ngân hàng liên doanh Việt – Lào mà thôi. Tuy nhiên, sau hơn 15 năm hoạt động, ngân hàng này đã từng bước ổn định và kinh doanh hiệu quả. Tính đến cuối tháng 11 năm 2012, tổng tài sản của Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt đã đạt trên 540 triệu USD, tăng gấp 35 lần so với khi mới thành lập; dư nợ tín dụng đạt gần 345 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 30%; huy động vốn đạt gần 375 triệu USD.

Theo luật về khuyến khích đầu tư nước ngoài tại CHDCND Lào doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp của người nước ngoài đầu tư tại CHDCND Lào. Sự thành lập doanh nghiệp có thể thành lập pháp nhân mới hoặc thành lập chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài.

Theo Điều 25 về “Vốn đăng ký”, Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài có quy định “Vốn đăng ký của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tối thiểu phải bằng 30% tổng vốn hoạt động”. Trong toàn bộ thời gian hoạt động, giá trị tài sản của doanh nghiệp không được nhỏ hơn vốn đăng ký. Ưu điểm của quy định này là Hình thức vốn sẽ đảm bảo tính độc lập tự chủ của nhà đầu tư. Không có quy định không bị lệ thuộc, chia sẻ quyền lợi với một bên nào khác, do đó dự án được triển khai nhanh, hoạt động có hiệu quả, nhanh thu hồi vốn và có lãi. Đây là hình thức mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ 100% vốn, nước sở tại không phải bỏ vốn, không tham gia trực tiếp quản lý mà NSNN vẫn có được nguồn thu từ hoạt động của doanh nghiệp này đồng thời giải quyết được việc làm cho người lao động. Tuy nhiên nhược điểm

của vấn đề này cũng có những điểm như Đối với nước đầu tư thì lĩnh vực kinh doanh bị hạn chế hơn do nước sở tại không cho phép và nếu nhà đầu tư không hiểu rõ về chính sách – pháp luật, văn hoá, chính trị, nguồn lao động, thị trường của nước sở tại thì rất dễ bị thiệt hại, gặp nhiều trắc trở trong kinh doanh. Ngoài ra, Đối với nước nhận đầu tư: Sẽ phải đối phó với một những hiện tượng tiêu cực do nhà đầu tư nước ngoài mang lại, một số ngành nghề, lĩnh vực bị chi phối vì mục tiêu của

Một phần của tài liệu VỀ VIỆC THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (Trang 28 -28 )

×