Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Saocmbank chi nhánh Đống Đa (Trang 58)

- Nhân tố thuộc về ngân hàng đại lý

2.4.3.Nguyên nhân của hạn chế

TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

2.4.3.Nguyên nhân của hạn chế

Qua thực tiễn thanh toán TDCT tại NH Sacombank chi nhánh Đông Đa có thể thấy các rủi ro xảy ra xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Nguyên nhân chủ quan

- Một trong những nguyên nhân chính của hạn chế trên la do trình độ của thanh toán viên trong TTQT nghiệp vụ còn non yếu, nội dung đơn xin mở L/C không đầy đủ, cụ thể và chặt chẽ, gây ra sự bất đồng và dẫn đến rủi ro.

- Bên cạnh đó, Chi nhánh mới có các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng nội bộ, đối với các khách hàng nội bộ mà chưa có xếp hạng, phân loại với điểm : loại hàng hóa,

NH phát hành nước ngoài… để các thanh toán viên làm cơ sở cho việc đánh giá rủi ro giao dịch theo phương thức TDCT.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát và thẩm định còn lỏng lẻo và chưa được quan tâm đúng mức. Việc thẩm định rủi ro TTQT do các thanh toán viên thực hiện, chỉ dựa hoàn toàn trên hợp đồng ngoại thương của khách hàng, thiên về cảm tính chứ chưa dựa trên các phân tích về thị trường, rủi ro nội tại trong L/C. Do đó, chưa xây dựng được những quy định chung chi tiết cho quy trình thanh toán (chẳng hạn chưa xây dựng được hệ thống định mức ký quỹ cụ thể, việc thẩm định khách hàng chỉ dừng lại ở những thông tin mà chuyên viên khách hàng có thể thu thập được…).Bên cạnh đó, mô hình tổ chức của NH Sacombank còn thiếu các cơ quan quản trị rủi ro như: Ủy ban quản trị rủi ro tác nghiệp, rủi ro tín dụng….

- Chưa chú trọng tới việc tư vấn, sử dụng đa dạng các loại L/C để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

- Chưa đầu tư nhiều vào hoạt động marketing để tiếp thị và quảng bá về các dịch vụ của chi nhánh nói chung và dịch vụ thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng để thu hút khách hàng, mới chỉ tập trung vào những khách hàng lớn thuộc đối tượng ưu tiên của chi nhánh.

- Quan hệ đại lý của Sacombank chưa rộng khắp, điều này phần nào hạn chế khả năng mở rộng hoạt động thanh toán của ngân hàng.

Nguyên nhân khách quan

- Việt Nam chưa có riêng một hệ thống văn bản pháp quy thống nhất, chặt chẽ, chi tiết để điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ; các quy định còn nằm rải rác ở các văn bản luật hoặc dưới luật khác nhau, gây khó khăn cho việc áp dụng để giảm thiểu tranh chấp hoặc giải quyết các tranh chấp khi nó xảy ra.

- NHNN chưa có biện pháp hiệu quả để ổn định tỉ giá theo hướng có lợi cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, do đó gây thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi tỉ giá biến động và có thể tác động xấu đến quá trình thanh toán. Bên cạnh đó, thị trường liên ngân hàng chưa phát triển, ngoại tệ luôn có nguy cơ khan hiếm, gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc mua bán ngoại tệ để đáp ứng cho nhu cầu thanh toán.

- Trình độ hiểu biết của nhiều doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu ở nước ta về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ còn hạn chế. Thêm vào đó, đạo đức không tốt của khách hàng hay đối tác của khách hàng làm gia tăng rủi ro cho môi trường hoạt động của chi nhánh.Các bên còn hạn chế về trình độ am hiểu nghiệp vụ ngoại thương cũng như thanh toán quốc tế, nên hiểu và vận dụng chưa đúng các điều khoản Ucp 600 về chứng từ xuất trình, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham gia.

- Do các bên tham gia vào giao dịch thanh toán còn thiếu kinh nghiệm về hoạt động thanh toán quốc tế, quan niệm về nghĩa vụ thực hiện hợp đồng và các cam kết còn đơn giản, tùy tiện, hành động theo suy diễn chủ quan của mình.

Các yếu tố khách quan khác:

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Saocmbank chi nhánh Đống Đa (Trang 58)