Quy trình nghiệp vụ L/C nhập khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Saocmbank chi nhánh Đống Đa (Trang 39)

- Nhân tố thuộc về ngân hàng đại lý

2.2.1.1.Quy trình nghiệp vụ L/C nhập khẩu

TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

2.2.1.1.Quy trình nghiệp vụ L/C nhập khẩu

(1) Mở L/C cho người nhập khẩu a. Tiếp nhận yêu cầu

Chuyên viên khách hàng tiếp nhận yêu cầu của khách hàng và hướng dẫn khách hàng lập 02 bản chính và chuẩn bị các hồ sơ sau:

 Hồ sơ pháp lý:

- Giấy phép thành lập, giấy đăng ký kinh doanh - Quyết định bổ nhiệm đại diện theo pháp luật

- Văn bản uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật (nếu ký theo uỷ quyền) - Điều lệ doanh nghiệp

- Bản đăng ký mã số hải quan của doanh nghiệp

- Nghị quyết Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên giao quyền cho người đại diện trước pháp luật/ người được uỷ quyền ký các giao dịch về mở L/C, ký quỹ, ký hợp đồng bảo đảm với ngân hàng (nếu điều lệ không quy định)

- Chứng minh thư nhân dân/ hộ chiếu của người đại diện/ người được uỷ quyền giao dịch.

- Các giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu kinh doanh ngành nghề pháp luật quy định phải cấp phép

Nếu khách hàng đã có giao dịch tại Sacombank thì chuyên viên khách hàng không cần yêu cầu khách hàng xuất trình hồ sơ pháp lý.

 Hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng

 Trường hợp thanh toán bằng vốn tự có, ký quỹ 100%: - Hợp đồng nhập khẩu và các giấy tờ tương đương hợp đồng

- Giấy phép hoặc hạn ngạch được cấp đối với lô hàng nhập nếu là hàng hoá quản lý bằng hạn ngạch

- Hợp đồng mua bán ngoại tệ để ký quỹ thanh toán L/C (nếu khách hàng có nhu cầu mua ngoại tệ để ký quỹ)

- Hợp đồng đầu ra hoặc phương án kinh doanh và các tài liệu liên quan đến kế hoạch tiêu thụ hàng hoá theo L/C

- Văn bản của Ngân hàng Nhà nước xác nhận đã đăng ký vay, trả nợ nước ngoài đối với yêu cầu mở L/C trả chậm trung, dài hạn.

 Trường hợp ký quỹ dưới 100% và trường hợp thanh toán bằng vốn vay - Các giấy tờ yêu cầu tại mục trên

- Hồ sơ tài sản bảo đảm, trừ trường hợp được cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm thực hiện theo quy định hiện hành của Sacombank.

b. Kiểm tra, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mở L/C

 Kiểm tra, thẩm định:

Chuyên viên khách hàng kiểm tra và xác định rõ tính đầy đủ, rõ ràng của yêu cầu phát hành hoặc điều chỉnh thư tín dụng, so sánh với hợp đồng ngoại thương để kịp thời lưu ý khách hàng khi có mâu thuẫn. Yêu cầu phát hành hoặc điều chỉnh L/C không được tẩy xoá, nếu có thay đổi thì phải có xác thực của người ký trên yêu cầu của người phát hành hoặc điều chỉnh L/C và người ký sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc xác thực này.

Chuyên viên khách hàng chịu trách nhiệm thẩm định khách hàng có đủ điều kiện để phát hành, điều chỉnh L/C hay không theo các hướng dẫn hiện hành về thẩm định khách hàng tại Sacombank, cụ thể:

- Thẩm định pháp lý: xem xét các giấy tờ trong hồ sơ pháp lý của khách hàng.

- Thẩm định rủi ro: thẩm định báo cáo tài chính, khả năng thanh toán của khách hàng, số tiền ký quỹ, tiền phí, mặt hàng nhập, khả năng tiêu thụ hàng nhập, bên xuất khẩu và các rủi ro có thể xảy ra.

- Thẩm định tín dụng: thẩm định uy tín, ngành nghề kinh doanh truyền thống, kinh nghiệm xuất nhập khẩu…

- Thẩm định hồ sơ tài sản đảm bảo

Sau khi kiểm tra, thẩm định, chuyên viên khách hàng có trách nhiệm lập tờ trình về yêu cầu phát hành, điều chỉnh L/C của khách hàng và trình cấp có thẩm quyền kiểm soát, phê duyệt.

 Kiểm soát và phê duyệt

Trưởng hoặc phó phòng nghiệp vụ chịu trách nhiệm kiểm soát nôij dung đơn yêu cầu phát hành hoặc điều chỉnh L/C, kiểm soát những nội dung mà chuyên viên khách hàng đã kiểm tra, thẩm định. Nếu đồng ý thì phê duyệt chấp nhận trong phạm vi uỷ quyền.

c. Phát hành L/C

Sau khi hồ sơ được cấp thẩm quyền phê duyệt, chuyên viên khách hàng thông báo cho khách hàng về việc đơn yêu cầu phát hành L/C đã được chấp nhận và chuyển lại cho khách hàng 01 bản chính yêu cầu phát hành. Đồng thời yêu cầu khách hàng ký hợp đồng hạn mức (khách hàng được cấp hạn mức mở L/C) và hợp đồng tín dụng (nếu có). Sau đó, chuyên viên khách hàng trình cấp có thẩm quyền ký duyệt rồi chuyển bộ phận thanh toán tại đơn vị hoặc Trung tâm thanh toán và hướng dẫn khách hàng mở tài khoản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chuyên viên thanh toán tại đơn vị hoặc Trung tâm thanh toán tiếp nhận hồ sơ yêu cầu phát hành hoặc điều chỉnh thư tín dụng và kiểm tra. Nếu mâu thuẫn hoặc sai sót thì báo cho chuyên viên khách hàng. Yêu cầu phát hành hoặc điều chỉnh

được fax (scan) gửi Trung tâm thanh toán phải có chữ ký của cấp có thẩm quyền của đơn vị, đồng thời phải gắn Testkey nội bộ của Techcombank để xác định tính chân thực của bản fax hoặc bản scan. Chuyên viên thanh toán tiến hành nhập dữ liệu trên T24 (Hệ thống lưu trữ tất cả các thông tin kinh doanh của ngân hàng) và thực hiện hạch toán phát hành (thu ký quỹ và thu phí liên quan đến phát hành hoặc điều chỉnh).

Tại Trung tâm thanh toán, sau khi soạn điện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt cuối cùng thì tiến hành phát điện vào phiên giao dịch gần nhất. Phát điện là khâu chính thức phát hành hoặc điều chỉnh thư tín dụng của Sacombank.

(2) Tiếp nhận, kiểm tra bộ chứng từ thanh toán

Ngay khi nhận được chứng từ, chuyên viên thanh toán tiến hành kiểm tra, nếu thấy phù hợp thì thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán với người thụ hưởng; sau đó giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu để người nhập khẩu nhận hàng.

 Thanh toán L/C dựa trên điện đòi tiền:

Khi nhận được điện đòi tiền, chuyên viên thanh toán phải kiểm tra tính xác thực của bức điện, sau đó đối chiếu nội dung bức điện với quy định của L/C. Chuyên viên thanh toán lập điện thanh toán cho ngân hàng gửi đến nếu thấy nội dung và chỉ dẫn của điện đòi tiền hợp lệ và đã được xác thực. Thông thường, bộ chứng từ đến sau so với điện đòi tiền. Trong trường hợp có sai sót, chuyên viên thanh toán phải gửi điện từ chối thanh toán, đồng thời liên hệ ngay với khách hàng về những sai sót của bộ chứng từ. Nếu bộ chứng từ bị người nhập khẩu từ chối thanh toán, Chi nhánh tiến hành truy đòi cả gốc lẫn lãi kể từ ngày đến hạn thanh toán đến khi đòi được tiền.

 Thanh toán L/C dựa trên thư đòi tiền gửi kèm bộ chứng từ qua đường bưu điện

Chuyên viên thanh toán kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy bộ chứng từ hợp lệ, không có sai sót thì căn cứ vào các quy định trả tiền trong L/C để thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán:

 Với loại L/C trả ngay:

thanh toán sẽ lập điện và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, sau đó tiến hành phát điện; đồng thời thông báo kết quả kiểm tra chứng từ gửi cho khách hàng

 Với loại L/C trả chậm:

Cũng với quy trình nghiệp vụ như trên, chỉ khác là chuyên viên thanh toán lập điện để thông báo chấp nhận thanh toán đúng thời hạn quy định trong L/C, sau đó theo dõi việc trả tiền đúng hạn như đã chấp nhận. Trường hợp ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu thì gửi đi liên thứ nhất của hối phiếu, liên thứ hai được lưu trong hồ sơ của Chi nhánh.

Ngược lại, trong trường hợp bộ chứng từ có sai sót thì phải lập điện thông báo các sai sót và từ chối thanh toán, đồng thời thông báo ngay cho khách hàng. Về phần mình, khách hàng xem xét và đưa ra quyết định có chấp nhận những sai sót đó hay không vào ngay bản thông báo sai sót chứng từ của ngân hàng và gửi trả ngân hàng trong thời gian quy định chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo. Nếu trong thời gian đó, khách hàng không có ý kiến gì thì sẽ được hiểu đương nhiên là từ chối thanh toán bộ chứng từ; ngược lại nếu khách hàng chấp nhận những sai sót đã được phát hiện và được sự đồng ý của ngân hàng thì chuyên viên thanh toán sẽ lập điện thanh toán bình thường để trình duyệt và phát đi.

2.2.1.2.Quy trình nghiệp vụ L/C xuất khẩu

Ngay từ khi bước vào hoạt động,Sacombank Chi nhánh Đống Đa đã hội tụ đủ điều kiện để khẳng định về tư cách và khả năng thực hiện các dịch vụ thanh toán cho khách hàng bằng nhiều phương thức, trong đó có phương thức tín dụng chứng từ. Khi thực hiện thanh toán L/C xuất khẩu, Chi nhánh đóng vai trò là ngân hàng thông báo, thay mặt người xuất khẩu trong nước đòi tiền người nhập khẩu nước ngoài thông qua ngân hàng phát hành L/C cho người nhập khẩu. Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu của Chi nhánh được thực hiện dựa trên UCP 600 và phù hợp với luật pháp của Việt Nam.

(1) Thông báo về việc phát hành hoặc sửa đổi L/C

Khi nhận được thông báo về việc phát hành hoặc sửa đổi L/C từ một ngân hàng nước ngoài hay một ngân hàng khác trong nước, chuyên viên thanh toán sẽ kiểm tra tính xác thực cũng như nội dung các điều khoản và điều kiện của L/C để có thể tư

vấn cho khách hàng là nhà xuất khẩu trong nước về những rủi ro tiểm ẩn nếu trong L/C có những điều kiện và điều khoản khó thực hiện. Sau đó, chuyên viên thanh toán lập thông báo kèm theo ý kiến tư vấn gửi cho người xuất khẩu. Đồng thời thu phí thông báo khi giao L/C hoặc sửa đồi L/C cho người xuất khẩu.

(2) Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán

Sau khi người xuất khẩu trong nước nhận được L/C hoặc sửa đổi L/C và kiểm tra thấy phù hợp với những gì đã thoả thuận với người nhập khẩu thì sẽ tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán theo quy định của L/C để xuất trình cho ngân hàng phát hành thông qua Chi nhánh. Khi nhận được bộ chứng từ của người xuất khẩu, chuyên viên thanh toán yêu cầu họ xuất trình:

- Bản gốc L/C và các sửa đổi L/C (nếu có) đã được xác thực

- Bản gốc thông báo L/C và thông báo sửa đổi L/C (nếu có) của ngân hàng nhằm xác định tính chân thực của L/C và đảm bảo rằng L/C này chắc chắn chưa thanh toán.

Chuyên viên thanh toán tiến hành kiểm tra số lượng, loại chứng từ và nội dung chứng từ có đúng với quy định của L/C không và đồng thời đối chiếu với bản kê chứng từ của khách hàng. Sau khi kiểm tra, tuỳ từng trường hợp mà sẽ xử lý như sau:

 Trường hợp chứng từ có sai sót:

- Với những sai sót có thể sửa chữa được, chuyên viên thanh toán đề nghị người xuất khẩu khắc phục trong thời hạn hiệu lực của L/C

- Với những sai sót không thể sửa chữa hay thay thế, chuyên viên thanh toán đề nghị người xuất khẩu (trong trường hợp có thể) yêu cầu người nhập khẩu sửa đổi L/C; hoặc thông báo cho ngân hàng phát hành, nêu rõ những sai sót và xin được chấp nhận thanh toán. Nếu không được ngân hàng phát hành chấp nhận thì chuyên viên thanh toán đề nghị người xuất khẩu chuyển sang phương thức nhờ thu hoặc buộc phải trả lại bộ chứng từ cho người xuất khẩu.

 Trường hợp bộ chứng từ hợp lệ, không có sai sót, Chi nhánh sẽ gửi bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng được chỉ định trong L/C; đồng thời, chuyên viên thanh toán lập điện đòi tiền ngân hàng phát hành.

(3) Thanh toán L/C

Khi nhận được lệnh thanh toán bằng điện hoặc thư từ ngân hàng phát hành, chuyên viên thanh toán thực hiện thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu và thu phí theo quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong trường hợp L/C trả chậm, nếu khách hàng có nhu cầu chiết khấu bộ chứng từ, Trung tâm giao dịch sẽ căn cứ vào cách đòi tiền, loại tiền, thời gian dự kiến thanh toán để tính toán tỷ lệ chiết khấu phù hợp.

2.2.2.Tình hình thanh toán tín dụng chứng từ tại Sacombank chi nhánh Đống Đa

Thanh toán hàng xuất nhập khẩu là một trong những nghiệp vụ rất được Sacombank chi nhánh Đống Đa quan tâm và dần được hoàn thiện, đẩy mạnh hoạt động này. Mặc dù quy mô nhỏ bé nhưng chi nhánh đã thực sự khẳng định được vị trí và tìm được chỗ đứng của mình trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này.

Hiện nay, chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ Thanh toán quốc tế cơ bản sau: thanh toán nhờ thu, chuyển tiền và thanh toán tín dụng chứng từ.

Bảng 2.5. Doanh số thanh toán tại Sacombank chi nhánh Đống Đa

Đơn vị: Triệu USD

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng

L/C 10.83 47.13% 12.2 45.23% 14.02 45%

Chuyển

tiền 9.5 41.34% 11.3 41.9% 13.50 43%

Nhờ thu 2.65 11.53% 3.47 12.87% 4.08 12%

Tổng 22.98 100% 26.97 100% 31.60 100%

Biểu đồ 2.1: Doanh số thanh toán quốc tế qua các năm của chi nhánh

(Đơn vị: triệu USD)

Qua biểu đồ và bảng số liệu ta có thể thấy được doanh số thanh toán quốc tế và thanh toán bằng L/C vẫn tăng trưởng đều đặn bất chấp ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Về hoạt động thanh toán quốc tế nói chung: năm 2009 đạt 22.98 triệu USD, sau 2 năm đến năm 2011 đạt 31.60 triệu USD, tăng 37.51% so với năm 2009. Còn về hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ: năm 2009 doanh số thanh toán là 10.83 triệu USD, đến năm 2011 đạt 14.02 triệu USD tăng 29.45% so với năm 2009. Điều này cho thấy uy tín, nỗ lực và hiệu quả của chi nhánh trong hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng.

Cũng qua bảng số liệu các phương thức thanh toán quốc tế ta thấy được vai trò quan trọng của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Tuy chưa vượt trội so với phương thức chuyển tiền và tỷ trọng có xu hướng giảm trong 3 năm qua nhưng doanh số thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các phương thức thanh toán của chi nhánh. Điều này cũng thể hiện tính ưu việt hơn hẳn các phương thức thanh toán khác của phương thức tín dụng chứng từ. Bên cạnh đó, với ưu thế thủ tục đơn giản, nhanh chóng, phương thức thanh toán

chuyển tiền và nhờ thu cũng tăng dần qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng doanh số thanh toán.

Hiện nay, Chi nhánh Đống Đa đang xúc tiến mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng lớn và uy tín trên toàn thế giới để nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế. Chi nhánh cũng đang chú trọng tới việc phát triển các sản phẩm mang tính trọn gói cho khách hàng; đặc biệt là sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu trọn gói. Theo đó, Chi nhánh sẽ thay mặt khách hàng ký các hợp đồng thuê kho bãi, khai thuê thủ tục hải quan, giao nhận vận tải quốc tế…, đem lại sự tiện lợi cho khách hàng.

Tiếp đến chúng ta xem xét tình hình mở và thanh toán L/C xuất, nhập khẩu. Bảng 2.6: Tình hình thanh toán L/C nhập khẩu, xuất khẩu.

Đơn vị: Triệu USD Chỉ

tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số lượng hồ sơ Doanh số Số lượng hồ sơ Doanh số Số lượng hồ sơ Doanh số L/C nhập khẩu 208 9.54(88%) 258 10.18(83%) 300 11.80(84%) L/C xuất khẩu 55 1.29(12%) 45 2.02(17%) 55 2.22(16%) Tổng 263 10.83 303 12.20 355 14.02

Biểu đồ 2.2: Doanh số L/C nhập khẩu và xuất khẩu qua các năm

(đơn vị triệu USD)

Qua bảng 2.6 và biểu đồ 2.6 ta thấy được vai trò của L/C nhập khẩu trong sự

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Saocmbank chi nhánh Đống Đa (Trang 39)