Khinh thường khó khăn

Một phần của tài liệu 8 tố chất trí tuệ quyết định cuộc đời người phụ nữ (Trang 79)

Người phụ nữ nào dám coi thường khó khăn, thách thức với khó khăn , là người phụ nữ kiên cường đầy sức cuốn hút. Cho dù họ đang phải sống trong thế giới tối tăm, thì vẫn dám chịu trách nhiệm về mình. Họ không cam chịu cúi luồn xin xỏ lòng thương hại của kẻ khác, khi gặp khó khăn tổn thất, họ không tỏ ra tuyệt vọng, không tìm cách tự biện bạch né tránh.

Jones là cô gái xuất chúng lắm tài nghệ, tư duy nhanh nhậy, nhiệt tình nâng đỡ người khác, biết lắng nghe và biết ăn nói. Một hôm, cô cùng bạn bè đàm luận về đề tài: Những người phụ nữ ở trong hoàn cảnh khó khăn khắc nghiệt vẫn cống hiến to lớn cho xã hội và nhân loại. Jones nói : “ Bạn đã từng nghe kể về nhân vật Nasenil.Bowdichi chưa? ” các bạn hỏi lại: “ Người đó có phải là một nhà hàng hải tinh thông không ?”

“ Đúng vậy!” Jones kể : “Bowdichi sinh năm 1773, thọ 65 tuổi, từ năm lên mười, ông tự học tiếng La Tinh, nghiên cứu lý thuyết toán học của Newton. Đến năm 21 tuổi, ông đã trở thành một nhà toán học tên tuổi. Tuy nhiên ông lại đam mê ngành hàng hải, nên đã bỏ toán học chuyển sang nghiên cứu hàng hải. Nghe nói , ông giảng giải cho các thuyền viên kể cả đầu bếp trên tàu về phương pháp xác định phương vị của tàu thuyền bằng cách quan sát vị trí mặt trăng và sao trời. Sau này ông còn viết một cuốn sách về thuật hàng hải, một thời người ta đã coi cuốn sách đó là kinh điển. Với một người không được học hành chính quy như ông mà giành được thành tựu to lớn như vậy, quả là phi thường!”

Tất cả các bạn đều đồng tình với nhận xét của Jones. Có thể thấy rằng Bowdichi là con người dám coi thường khó khăn, có thể có ai đó từng khuyên can ông : “ Muốn trở thành nhà khoa học, thì ít ra cũng phải có lấy mảnh bằng đại học chứ! ” Khi nghe lời cảnh báo đó, ông vẫn không nhụt chí, trái lại ông lao vào tự học để tích lũy các mặt kiến thức cần thiết. Với con người không biết sợ là gì như Bowdichi , thì cụm từ “ khó khăn trở ngại ” chỉ mang ý nghĩa viễn vông. Nhưng với khá nhiều người, lại khôn khéo sử dụng khó khăn trở ngại làm vật che chắn, là lý do để né đùn đẩy trách nhiệm.

Từ xưa tới nay, đã có biết bao nhiêu phụ nữ kiệt xuất, đi qua chặng đường đầy chông gai hiểm trở để trở thành vĩ nhân, Chẳng hạn như Helen Keller từ nhỏ đã là một cô bé vừa mù vừa câm điếc. Danh ca Jene Floman không may bị thương nặng trong một vụ tai nạn máy bay, nhưng chị đã ngoan cường chống chọi với thương tật, phấn

đấu hồi phục sức khỏe và vươn lên đỉnh cao của nghệ thuật ca hát. Nữ diễn viên điện ảnh Susan Bawr rất đau khổ khi bị cưa mất một chân, nhưng không vì thế mà bỏ lỡ hạnh phúc hôn nhân và thành tựu trong giới điện ảnh.

Nữ diễn viên điện ảnh Susan Baenhath còn đáng khâm phục hơn, trước khó khăn chị không co mình lại, mà hiên ngang đối mặt và vượt qua. Hồi nhỏ, chị bị thiên hạ khinh thường dè bỉu chỉ vì chị là đứa con hoang xấu xí. Theo thói thường, người ta sẽ lấy cớ hoàn cảnh đặc biệt để biện hộ cho tính lười nhác, hư hỏng và thái độ bất cần đời của mình. Nhưng Susan đã không đi theo lối mòn đó, chị kiên cường chống trả số phận , hăng hái phấn đấu để cuối cùng trở thành một tên tuổi bất hủ trong bầu trời điện ảnh.

Tuổi thanh xuân là món tài sản vô giá, nhất là đối với người phụ nữ, món tài sản đó càng đáng quý hơn gấp bội và không gì có thể thay thế được, khi đã luống tuổi, nhiều chị em vô cùng hối tiếc vì đã phí hoài mất tuổi xuân, không biết tận dụng ưu thế của tuổi trẻ để phấn đấu, họ cảm thấy cuộc sống trống trải vô vị do bị thời đại bỏ rơi.

Một bà cụ 74 tuổi, vóc người nhỏ nhắn rất lo nghĩ về cách sử dụng những năm tháng cuối đời của mình. Trước khi nghỉ hưu, bà từng là giáo sư, nhưng vốn liếng tích góp chẳng được bao nhiêu . Vì thế, nhiều người khuyên bà nên tiếp tục làm việc vừa tìm sự khuây khỏa vừa có thêm thu nhập. Bà kể, ngoài việc dạy học ra, bà còn biết kể chuyện cổ tích cho các cháu nhỏ nghe, khi kể chuyện bà khéo phối hợp với phim đèn chiếu, khiến cho các chấu rất thích thú.

Với khả năng sẳn có, bà đã không ngần ngại bắt tay làm lại từ đầu. Bà trở thành người dạy trẻ được các cháu mến yêu.

Tiếp thu lời khuyên của mọi người, ở tuổi 70, bà đã biết sử dụng có ích những năm tháng cuối đời của mình, bà không còn coi tuổi tác là vật chướng ngại trong cuộc sống nữa, thậm chí bà còn năng cao khả năng của mình lên cung bậc cao hơn thời trẻ tuổi, với vốn sống phong phú, bà kẻ chuyện rất hấp dẫn, các cháu nhỏ nghe thật say mê.

Bà còn chủ động liên hệ với hội quỹ Ford, một hội quỹ đã đóng góp to lớn vì mục đích thúc đẩy nền văn hóa nước Mỹ, nhờ họ tài trợ để triển khai chương trình “ Thời gian kể chuyện” do bà nghiên cứu đề xướng, nhằm phục vụ cho đối tượng nhỏ tuổi. Những người hầu chuyện bà đòi hỏi: “Hãy chứng minh cho chúng tôi xem đã!”, nên bà phải nổ lực phi thường, nâng cao trình độ kể chuyện, nhằm chứng minh giá trị đề án của mình, cuối cùng bà đã thắng. Những câu chuyện do bà sáng tác và kể thấm đậm tình người, giàu tính triết lý, chất hài hước, có tác dụng giáo dục gợi mở cao, nên vô cùng cuốn hút bạn nhỏ. Đó chính là lý do bà thuyết phục được hội quỹ Ford chấp nhận cả gói đề án của bà.

Nếu ai có dịp tiếp xúc với bà, sẽ không khỏi ngạc nhiên, vì bà sống như người trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết và niềm tin, bà đi khắp mọi miền đất nước để kể chuyện,

mang lại niềm vui cho hàng triệu trẻ em. Với bà, vấn đề tuổi tác không còn là trở ngại hoặc trở thành cái cớ để bà ca cẩm than vãn nữa. Bà không làm như các cụ cùng trang lứa, suốt ngày than vãn:“ Tôi già lão mất rồi, chẳng còn làm được tích sự gì nữa! ” Bà đánh giá lại tài năng kinh nghiệm của mình và vạch ra kế hoạch mới, nhằm thực hiện ý tưởng mới . Điều đáng mừng nhất là, khi bước sang tuổi 74, bà vẫn không có dấu hiệu mỏi mệt vì tuổi cao, trái lại có phần phấn chấn hơn. Trong con mắt người bình thường, tuổi cao chính là một trở ngại hàng đầu trong công tác, nhưng đối với bà, nó lại trở thành yếu tố khích lệ ý chí tiến thủ.

Bernard Shaw xưa nay rất xem thường những kẻ phải sống trong hoàn cảnh khó khăn chỉ biết than vãn oán trách số phận, đổ lỗi cho hoàn cảnh đã đẩy họ đến nông nỗi này. Ông nói: “ Tôi không tin vào kiểu đổ lỗi cho hoàn cảnh, vì trên thế gian đã có bao người thành đạt, đều là những người biết chủ động thích ứng với hoàn cảnh, nếu không có được môi trường như ý, thì họ sẽ tạo dựng ra môi trường “. Là một người phụ nữ kiên cường, kiên nhẫn, thì chẳng bao giờ đổ lỗi cho hoàn cảnh, khi phải sống trong khó khăn, họ không một lời oán thán kêu ca, mà chỉ tìm cách vượt qua.

Nói thực lòng, trong cuộc đời , nếu ai đó cố tình xét nét, thì có thể tìm ra vô số lý do để oán trách số phận. Nhưng bạn gái chớ làm như vậy, hãy luôn tự nhắc nhỡ mình, phụ nữ có những thế mạnh mà nam giới không thể có, những ưu điểm mà đàn ông phải ghen tỵ, vì thế bạn phải tự cường tự lập.

Một phần của tài liệu 8 tố chất trí tuệ quyết định cuộc đời người phụ nữ (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w