Tâm trạng thông thoáng không những được coi là một thủ đoạn để phụ nữ điều khiển đàn ông, mặt khác cũng là điều kiện mang lại hạnh phúc và thành công cho đàn ông.
Bà vợ của nhà văn Nhật nổi tiếng Izumi Kagamihana chính là một ví dụ điển hình về người phụ nữ thông thoáng .Vì bà vốn xuất thân từ tầng lớp ca kỹ, nên ông thầy của nhà văn từng răn đe : “ Trước khi ta chết, nhất định không được lấy cô ta ” để tỏ ý kiên quyết phản đối. Karamihana không hề chống đối ý kiến của sư phụ, phải chờ đến khi sư phụ qua đời, ông mới chính thức kết hôn với bà, câu chuyện này trở thành bối cảnh khai thác ban đầu để viết cuốn : “ Phụ hệ đồ ”.
Nếu bà không phải là người phụ nữ thoáng đạt , bà sẽ trả lời ông rằng: “ Sư phụ là cái thá gì, chỉ cần anh yêu em, thì chúng ta cứ việc cưới nhau!” thì có lẽ cuộc đời Karamihana sẽ đi theo hướng khác, và biết đâu chúng ta sẽ không có cuốn sách “Phụ hệ đồ” để đọc. Thật may bà lại là một người thông hiểu đạo lý, đối nhân xử thế với thái độ nhún nhường chịu đựng, bà chấp nhận sống chung ông với thân phận không rõ ràng. Cũng chính vì thế, Kagamihana phải chuyên tâm xây dựng sự nghiệp văn chương, tạo dựng một vị trí cao trong văn đàn.
Nhà văn hóa bậc thầy sống dưới thời Minh Trị là KuroTaseika cũng có câu chuyện tương tự, bà vợ của ông là chất liệu xây dựng nhân vật chính trong cuốn sách“ Người đàn bà bên hồ” của ông, do hoàn cảnh khách quan, bà sẵn sàng chịu đựng suốt một thời gian dài cảnh quan hệ hôn nhân không rõ ràng. Kuro Taseika xuất thân từ giòng họ gia thế, khi đi du học bên Pháp với ý định học về môn pháp luật, nhưng rồi ông lại đam mê nền hội họa Châu Âu, nên sau khi về Nhật, ông nghiễm nhiên trở thành họa sĩ đầu tiên ở Nhật vẽ theo phong cách phương tây, Tuy nhiên hồi mới về nước, ông đã bị những người theo trường phái hội họa phương đông bài xích, ngăn cản ông du nhập trào lưu phương tây vào Nhật. Taseika cùng vời những người cùng chí hướng phải cố gắng đấu tranh suốt một thời gian dài, mới làm cho trào lưu hội họa
phương tây đứng chân được ở Nhật và sau này trở thành trường phái chính yếu ở Nhật.
Cuộc sống hôn nhân của ông cũng gập ghềnh trắc trở không kém con đường sự nghiệp, Mặc dù bà Kuro xuất thân từ gia đình võ sư, nhưng từ phong trào Minh trị Duy tân về sau, bà đành phải làm nghề ca kỹ để mưu sinh. Hai người dựa trên tình cảm yêu thương và tôn trọng lẫn nhau, mới có thể sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Thực tế là họ luôn phải đối đầu với búa rìu dư luận, họ phải sống trong đau khổ dằn vật, nếu không có nghị lực phi thươpng, thì không thể vượt qua được .
Không phải nghi ngờ gì nữa, hai dẫn chứng trên đây về hai người phụ nữ, nhờ hiểu nhẽ đời, biết suy nghĩ thông thoáng, biết nhìn xa trông rộng, nên đã vượt qua được sóng gió bão giông giữa cuộc đời, giữ gìn được hạnh phúc, bà hỗ trợ chồng chuyên tâm theo đuổi sự nghiệp, bản thân mình cũng gặt hái được nhiều niềm vui.
Chúng tađề xướng chủ trương nhìn sự đời với cặp mắt thông thoáng hoàn toàn không có nghĩa là biến phụ nữ thành ngững con ngốc, chẳng thèm biết đến sự đời, bất chấp tất cả, cũng không khuyến khích phụ nữ chỉ biết nhịn nhục chịu đựng và phục tùng vô điều kiện như bao người phụ nữ thời xa xưa, do không làm chủ được số phận của mình nên phải cam chịu thiệt thòi đau khổ. Mà chúng ta hô hào chị em sáng suốt nhìn nhận sự đời, hiểu rõ bản thân mình, chấp nhận hiện thực khách quan, không gượng ép, không so sánh với người khác một cách cố chấp, biết nhanh chóng điều chỉnh tâm trạng, như vậy mới có thể sống vui khỏe hồn nhiên .
Ngược lại, nếu không thấu tiình đạt lý, mù quáng theo đuổi hư danh, thì chẳng bao giờ có thể mang lại hạnh phúc chân chính cho đàn ông, cũng không tìm thấy ý nghĩa chân chính của cuộc đời mình.
Nếu phụ nữ là con người không bao giờ thỏa mãn, thì đôi khi quay ra oán hận chồng con vì cho rằng họ thua kém người đàn ông khác . Chị ta đay nghiến chồng:“ Anh không mở mắt ra mà xem, ông hàng xóm nhà mình là giám đốc cơ đấy, còn anh vẫn là nhân viên quèn!” và mắng nhiếc con : “Sau này mày chớ có theo gương bố mày, chẳng làm được trò trống gì cả !” Đó là mẫu phụ nữ không chịu an phận với những gì mình có, họ luôn luôn làm khổ chồng con, bản thân họ cũng phải sống trong tâm trạng day dứt khổ sở.