sự nghiệp
Lương Phượng Nghi từng nói: “ Người phụ nữ tỏ ra mềm yếu nhất, chính là lúc phải đối mặt với tình cảm chân thành .Vì lúc đó ý chí kiên định phải chấp nhận thử thách lớn nhất, người phụ nữ tỏ ra bất lực đành chịu khuất phục, đầu hàng.
Trong con mắt đông đảo bạn đọc, thì Lương Phượng Nghi bất quá chỉ là một tác giả nổi tiếng về thể tài tiểu thuyết kinh tế tài chính ở Hồng Kông. Thực ra, đối với Lương Phượng Nghi, viết tiểu thuyết chỉ là hoạt động nghiệp dư của chị mà thôi. Nếu bạn xem danh thiếp của chị, thì sẽ đọc được hàng chữ “Nhà văn” không phải xếp ở hàng đầu, mà còn xếp sau nhiều chức danh khác. Là một phụ nữ ngoài 50 tuổi, nhưng chị đảm nhiệm hơn 20 chức vụ xã hội khác nhau, thực sự là con người bận rộn hơn ai hết.
Nếu liệt kê ra, thì trong cuộc sống, Lương Phượng Nghi đảm đương ba chức năng khác nhau, là nhà văn, thương gia, người vợ. Trong đó, công việc sáng tác hàng ngày chỉ chiếm của chị rất ít thời gian, phần lớn thời gian chị giành để phụ giúp chồng quản lý sự nghiệp kinh doanh về lĩnh vực quảng cáo, chứng khoán và bất động sản. Đòng thời, chị kiêm luôn vai trò nội trợ. Với bao nhiêu công việc tạp vụ không tên bộn bề, thật khó tưởng tượng chị đã xoay xở ra làm sao để cho ra đời ba bộ tiểu thuyết? “Ông trời ăn ở rất công minh, ai cũng được giành cho 24 giờ mỗi ngày, muốn làm được cái gì đấy để lại cho đời, thì hãy bớt chơi 2 tiếng, bớt ngủ 2 tiếng, thế là có thời giờ viết văn thôi!” Thì ra cách làm của chị là như vậy.
Dù trên văn đàn hay trên thương trường, Lương Phượng Nghi đều xứng đáng được tôn vinh là “ thành công mỹ mãn”. Gia đình hòa thuận êm ấm, vợ chồng thương yêu gắn bó, con cái hiếu thảo, trong nhà luôn tràn ngập tiếng cười. Thế nhưng con người được số phận cưng chiều đó lại giành cho đời một tấm lòng trắc ẩn, một tâm hồn đồng cảm sâu sắc.
Các tiểu thuyết của Lương Phượng Nghi đều do một tay thiết kế trang bìa, đó là Hà Văn Hối – chồng trước của chị.
Lương Phượng Nghi và Hà Văn Hối gặp gỡ lần đầu tại nhóm kịch của Trường đại họcTrung văn Hồng Kông, trai tài gái sắc nhìn thấy nhau đã xiêu lòng, họ nhanh chóng chìm đắm vào giòng sông tình ái. Năm 1972, hai người chấm dứt giai đoạn yêu đương để bước vào thiên đường hôn nhân.
Sau ngày cưới không lâu, Hà Văn Hối lên đường sang Anh quốc để học lấy học vị tiến sĩ, Lương Phượng Nghi theo chồng. Sau khi đặt chân lên mảnh đất Luân Đôn, chị trở thành người đàn bà nội trợ không hơn không kém, công việc hàng ngày của chị là đi chợ, quét dọn, nấu ăn giặt giũ, cuộc sống có thể gọi là an nhàn nhưng buồn tẻ vô vị.
Thời gian trôi đi, vốn là con người thông minh nhậy cảm, Lương Phượng Nghi linh cảm thấy nguy cơ đe dọa tan vỡ tình yêu nếu cứ tiếp diễn nhịp sống tẻ nhạt như thế này.
Năm 1974, Hà Văn Hối tiếp tục sang Mỹ theo học Trường đại học Wisconsin, chị lại một lần nữa lẻo đẻo theo chồng. Thời gian đó, đồng lương của Hà Văn Hối rất khiêm tốn, không nuôi nổi cả một gia đình. Để đắp đổi qua ngày, Lương Phượng Nghi đẫ từng xin làm một chân phục vụ tại nhà hàng ở bang Virginia ngót nghét một năm, thế nhưng cuộc sống vẫn vô cùng túng bấn. Cứ thế chèo chống đến năm 1975, bạn bè trong giới truyền hình ở Hồng Kông nhiều lần nhắn tin mời mọc, chị mới trở lại Hồng Kông, rồi được nhận vào làm việc tại Đài truyền hình Giai Nghệ Hồng Kông, với chức danh biên kịch và dàn dựng.
Là con người mang nhiều tham vọng, ngoài công việc chính ra, Lương Phượng Nghi còn thành lập ra “ Công ty giới thiệu việc làm” đầu tiên ở Hồng Kông, Mặc dù công ty này kiếm được khá nhiều tiền, nhưng điều đáng nói ở đây là nó đã gây tiếng vang lớn trên địa bàn Hồng Kông, Tiếng đồn lan đến tai Phùng Cảnh Hy -ông trùm của tập đoàn chứng khoán Tân Hồng Cơ khét tiếng, đứng hàng đầu trong giới tài phiệt ở Hồng Kông, ông này đánh tiếng mời Lương Phượng Nghi vào làm nhân viên cao cấp của tập đoàn này, phụ trách công việc mở quan hệ tìm thị trường và quảng cáo tiếp thị. Từ đó, chị chính thức bước chân vào giới tài chính Hồng Kông. Có thể nói chị đã bắt đầu từ con số không, nhờ năng nổ cần cù, chịu khó học hỏi, nhanh chóng trở thành cánh tay phải của Phùng Cảnh Hy, quảng đời này đã cung cấp cho chi chất liệu để sáng tác các bộ tiểu thuyết về thể tài kinh tế tài chính sau này.
Đúng vào thời gian Lương Phượng Nghi tỏa sáng trên bầu trời kinh tế tài chính, thì quan hệ hôn nhân bật đèn đỏ cảnh báo, vì Hà Văn Hối dậy học tận mãi bên nước Mỹ , đã tỏ ra bất bình khi Lương Phượng Nghi quá mải mê sự nghiệp xem nhẹ gia đình, chị rơi vào tâm trạng buồn khổ khó xử, đành đưa ra một quyết định đau đớn.
Chị kể rằng:“ Người phụ nữ tỏ ra mềm yếu nhất, chính là lúc phải đối mặt với tình cảm chân thành .Vì lúc đó ý chí kiên định phải chấp nhận thử thách lớn nhất , người phụ nữ tỏ ra bất lực đành chịu khuất phục, đầu hàng”.
Vì trân trọng mối tình đầu tiên, mong cứu vãn hôn nhân có nguy cơ tan vỡ, Lương Phượng Nghi quyết định từ chức ở tập đoàn Tân Hồng Cơ, những mong cùng chồng vun vén lai tổ ấm.
Khi được hỏi về tình yêu của người phụ nữ viên chức, Lương Phượng Nghi nói: “ Tình yêu của phụ nữ viên chức giống như nơi dừng chân nghỉ tạm sau trận đánh ácliệt trên bãi chiến trường , khi nào quá mệt thì hẵng nằm xuống xả hơi một lúc. Thi thoảng mới gặp được trạm dịch, phong cảnh nên thơ, thật đáng dừng chân ở lại, tính kế an cư lạc nghiệp lâu dài, chẳng còn muốn xông ra trận tiền nữa”.
Lương Phượng Nghi quyết định từ chức, để chuyên tâm thực hiện chức năng làm vợ, thể hiện quan điểm của chị rất coi trọng tình cảm vợ chồng, cũng chứng minh rằng, trong lòng chị tình yêu giữa chị với Hà Văn Hối sâu nặng đến nhường nào.
Chị thật lòng muốn cứu vãn tình yêu giữa hai người, nhưng cuối cùng mọi cố gắng của chị đều thất bại. Trước đây chị gửi gắm bao nhiêu hy vọng vào tình yêu, nhưng kết cục đành chấp nhận chia tay, như bông hoa héo tàn thì phải rụng. Vụ ly hôn giữa Lương Phượng Nghi và Hà Văn Hối diễn ra theo phong cách quân tử, tỉnh táo và thản nhiên. Lương Phượng Nghi tâm sự : “ Tình cảm sống mãi nhưng quan hệ chấm đứt là hai mặt có thể xử lý một cách hài hòa, không triệt tiêu lẫn nhau. Nếu quả tình không thể hàn gắn, thì hai người vẫn có thể hôn nhau để chia tay”.
Sau khi hai người chia tay theo kiểu quân tử, thì mãi cho đến nay họ vẫn duy trì tình bạn rất mật thiết. Hà Văn Hối rất sở trường về thư pháp, nên sau này Lương Phượng Nghi trở thành nhà văn thì việc thiết kế tiêu đề tác phẩm là do Hà Văn Hối đảm nhiệm.
Lương Phượng Nghi thậm chí còn đem đóng khung các chữ đề đó, treo trên tường trong phòng làm việc của chị làm vật trang trí.
Quan điểm về tình yêu như thế chính là phong thái của người trí thức, rất bổ ích đối với các bạn độc giả.
Lương Phượng Nghi phát biểu: “ Đàn ông và đàn bà chưa bao giờ bình đẳng, trừ phi đàn bà không còn yêu đàn ông và không cần đàn ông nữa, hoặc giả trừ phi đàn ông tình nguyện đề cao người đàn bà ở bên họ lên”. Trong suy nghĩ của chị, đàn ông bao giờ cũng ở vị thế cao hơn.
Cuối năm 1985, con chim báo vận may bắt đầu đến hót trước mặt Lương Phượng Nghi. Hồi đó, người ta rục rịch thành lập Sở giao dịch liên hợp Hồng Kông, Trên cơ sở hợp nhất giữa bốn sở giao dịch chứng khoán vốn của người Hoa đó là: Kim Ngân, Cửu Long, Viễn Đông, Hương Cảng. Nhờ có thành tích xuất sắc thời hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ trước đây, nên Sở giao dịch liên hợp sẵn sàng mời chị trở về Hồng Kông làm việc,Và chính ở trong môi trường mới đó, chị đã làm quen với một người mà sau này sẽ làm thay đổi cuộc đời chị, thổi bùng lên ngọn lửa thanh xuân trong người chị.
Người mới quen của Lương Phượng Nghi hồi đó giữ chức phó chủ tịch hội đồng quản trị Sở giao dịch kiên hợp Hồng Kông, sau đó đề bạt lên cố vấn văn phòng sự vụ Hồng Kông trực thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc, nghị viên Viện lập pháp Hồng Kông, phó chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Tập đoàn giấy Vĩnh Cố Hồng Kông, tên là Hoàng Nghi Hoằng. Trước khi đến nhận công tác ở Sở giao dịch liên hợp Hồng Kông, Lương Phượng Nghi đã nghe danh tiếng của Hoàng Nghi Hoằng rồi. Thiên hạ khen ông là con người thông minh tài giỏi và khí phách, từ hồi nhỏ ông đã đi du học tại Mỹ, giành được học vị tiến sĩ về hai lĩnh vực là pháp luật và máy tính, xứng đấng là anh tài trong xã hội.
Khi đã ổn định công việc tại Tập đoàn giấy Vĩnh Cố, thì Lương Phượng Nghi bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn học với bầu nhiệt huyết sục sôi, thời gian đầu, chị viết tùy bút, phụ trách một vài chuyên mục trên mặt nhiều tờ báo. Hồi đó tờ “ Minh Báo” thường kỳ đăng tải ký sự tùy bút do chị viết, họ muốn đặt tên cho một chuyên mục. Chị liền đi tìm gặp ông Kim Dung hồi đó giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị của tờ “ Minh Báo”. Kim Dung hân hoan đón chào chị, ông chẳng nói chẳng rằng, ngẫm nghĩ một lúc, cầm bút viết ngay lên tờ giấy tuyên thành mấy chữ : “ Cần thập duyên “( nghĩa là 10 điều may cho kẻ chuyên cần). Loạt bài phóng sự tùy bút trong chuyên mục “ Cần thập duyên” được đông đảo bạn đọc hoan nghênh nhiệt liệt, điều đó càng thổi bùng thêm tham vọng của chị. Từ đó về sau, chị viết rất chăm chỉ, nhưng thể loại phóng sự tùy bút, không khiến chị thỏa mãn, thế là nẩy ra dự định viết tiểu thuyết. Tháng 4 năm 1989, chị cho ra chào đời cuốn: “ Tất cả trong im lặng ”, đó là đứa con đầu lòng trong loạt tiểu thuyết về thể tài kinh tế tài chính của chị, chị viết với tốc độ kinh người, và sáng tác một cách có hệ thống.
Năm 1990, Lương Phượng Nghi viết 6 bộ tiểu thuyết dài hơi ví dụ như: “Túy hồng trần” (nghĩa là say bụi hồng).
Năm 1991, Lương Phượng Nghi vươn lên một tầm cao mới, mạnh dạn cho xuất bản chùm sách, ví dụ: Trong đó có cuốn mang tựa đề: “ Hoa Xí ” ( nghĩa là lá cờ hoa). Hồi đó tiểu thuyết về thể tài kinh tế tài chính của Lương Phượng Nghi được phát hành với khối lượng đầu sách rất lớn, mang lại khoản thu nhập đáng kể cho các nhà xuất bản sách của chị. Tham vọng của Lương Phượng Nghi càng được thôi thúc hơn, chị cho rằng: Tiểu thuyết của mình được độc giả hoan nghênh đón nhận như vậy, mang
lại cho mình hiệu quả kinh tế lơn như vậy, tại sao mình không thành lập nhà xuất bản để tự xuất bản lấy? Nghĩ sao làm vậy, chị liền thành lập nhà xuất bản mang tên “Cần thập duyên Hồng Kông”, và chị đích thân đảm nhiệm chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc.
Có thể nói vận may liên tiếp bén duyên với chị, không những nhà xuất bản “ Cần thập duyên” của chị gây được tiếng vang rất lớn, mà cũng tạo ra hiệu quả kinh tế to lớn. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi một năm rưỡi sau khi thành lập, nhà xuất bản đã thu hồi được khoản vốn đầu tư tám con số, và hai năm sau đó nghiễm nhiên trở thành một trong ba nhà xuất bản có doanh thu cao nhất ở Hồng Kông.
Tháng 5 năm 1992, thông qua môi giới, Lương Phượng Nghi đem tiểu thuyết kinh tế tài chính của mình giao cho Nhà xuất bản Văn học Nhân dân ở Đại Lục. Sau đó mấy tháng Nhà xuất bản Văn học Nhân dân quyết định cho xuất bản ba bộ tiểu thuyết dài hơi là “ Túy hồng trần”, “Hoa khôi kiếp” (nghĩa là kiếp hồng nhan), “ Hào môn kinh mộng” (nghĩa là ác mộng trong danh gia vọng tộc).
Có vẻ như chỉ trong vòng một đêm, tiếng tăm của nhà tiểu thuyết Lương Phượng Nghi vang vọng đến tận mọi hang cùng ngõ hẻm.
Tháng 12 năm 1995, người phụ nữ thành đạt Lương Phượng Nghi đón chào “mùa xuân thứ hai” trong cuộc đời, chị bén duyên với người bạn thân thiết gắn bó nhiều năm Hoàng Nghi Hoằng.
Lương Phượng Nghi vừa thành đạt trong sự nghiệp, vừa mãn nguyện trong tình yêu, đúng như chị đã mô tả trong một cuốn tiểu thuyết của mình – mở đầu bằng bi kịch, kết thúc bằng hài kịch.
Chương 3: Kiên cường khoáng đạt
1. Tính cách kiên cường có thể thay đổi số phận người phụ nữ
Không đi qua giông bão, thì làm sao được ngắm cầu vồng, nếu chưa từng trải thất bại cay đắng, thì con người đó chưa được coi là đã sống cuộc đời trọn vẹn. Nói chung, sự trưởng thành của phụ nữ được tích lũy bằng nhiều lần vấp váp. Đúng như câu quảng cáo về kẹo cao su : "Mộng mơ chính là bước khởi đầu của trưởng thành“
Có một thiếu phụ xinh đẹp nhảy xuống sông tự vẫn, may được ông lão tóc bạc đang chèo thuyền trên sông cứu sống.
Lão thuyền chài hỏi chị:“ Sao cháu lại hành động nông nổi như vậy?” Chị trả lời: “Cháu lấy chồng chưa đầy hai năm, nhưng ông chồng đã bỏ cháu, còn con cháu lại bị ốm chết, cháu sống tiếp phỏng có ý nghĩa gì! ”
Ông già nói: “ Hai năm trước, cháu đã từng có chồng có con phải không ?” “Đâu có, hai năm về trước, cháu còn son rỗi, sống tự do vui vẻ biết bao!”
“ Thế thì bây giờ cháu cũng đang sống một mình như cách đây hai năm về trước đấy thôi! cháu hoàn toàn có quyền sống tự do thoải mái như ngày trước phải không nào?”
Thiếu phụ chợt hiểu, như bừng tỉnh cơn mê. Từ đó chị không còn nghĩ khôn nghĩ dại như trước nữa.
Hãy coi những thứ mất đi cầm bằng như ta chưa bao giờ có, thay vì ngồi mà hối tiếc bằng nổ lực phấn đấu để giành lấy những thứ chưa có.
Tuổi thơ của Mari đi qua trong cô đơn buồn tẻ, lớn lên cô vội vã lấy chồng, do nông nỗi thành lập gia đình, nên chẳng bao lâu, tổ ấm đó cũng tan vỡ. Cô đành một mình cáng đáng việc nuôi dạy hai đứa con. Cho dù kiếm được việc làm, nhưng với đồng lương bèo bọt, cô chẳng thể đắp đổi qua ngày.
Mari bắt đầu thấp thỏm lo sợ cho tương lai của mình, cô thường tự hỏi :“ Phải chăng số trời đã định mình phải nuôi con một mình, phải khó khăn bươn chải , căn cơ từng xu để sống vật vả qua ngày? Tại sao không đứng lên làm chủ số mệnh ? Và cô quyết định lựa chọn sống theo cách thứ hai, tự vượt lên chính mình, dựa vào sức mình thay đổi hiện trạng.
Việc đầu tiên là, cô theo học một lớp kế toán, sau khi tột nghiệp, cô tìm được một việc làm tử tế, với đồng lương bảo đảm. Suốt ngày đi làm, buổi tối cô theo học lớp đại học ban đêm, ngày chủ nhật cũng không nghỉ.
Rồi đến nột ngày, Mari phát hiện mình có cảm hứng về nghề trang trí nội thất, cô liền từ bổ công việc kế toán, chuyển địa bàn hoạt động về ngay tại nhà mình, đầu tiên cô trang trí nhà ở của mình thật trang nhã, rồi thường xuyên tổ chức các buổi họp mặt. Khi hoạt động tương đói rôm rả, cô giới thiệu với mọi người các mẫu thiết kế nội thất của mình. Tiếp đó, cô đứng ra tự thành lập công ty nhập khẩu bách hóa, rao bán