+ Xác định mục tiêu đào tạo và phát triển nhân sự
Để sử dụng lao động một cách hiệu quả nhất và để thích ứng với sự thay đổi liên tục của môi trƣờng kinh doanh cũng nhƣ để nắm bắt đƣợc sự
phát triển của khoa học kĩ thuật thì mỗi công ty phải thƣờng xuyên chăm lo tới công tác đào tạo và phát triển nhân sự. Những lao động có trình độ chuyên môn cao là một nhân tố quý của quá trình sản xuất xã hội nói chung, nó quyết định việc thực hiện mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy phải thƣờng xuyên tiến hành đào tạo và đào tạo lại nhân sự.
Mục đích của việc đào tạo nhân sự trong Tổng công ty là nhằm khắc phục các tồn tại, nâng cao trình độ chuyên môn cho ngƣời lao động, tạo ra đội ngũ lao động có chất lƣợng chuyên môn cao, sử dụng lợi thế cạnh tranh thông qua việc sử dụng nguồn nhân lực.
Trong quá trình đào tạo mỗi cá nhân sẽ đƣợc bù đắp những thiếu sót trong kiến thức chuyên môn và đƣợc truyền đạt thêm các kiến thức, kinh nghiệm mới, đƣợc mở rộng tầm hiểu biết để không những hoàn thành tốt công việc đƣợc giao mà còn có thể đƣơng đầu với những thay đổi của môi trƣờng xung quanh ảnh hƣởng tới công việc.
Do xác định đƣợc tầm quan trọng của công tác này nên công ty thƣờng xuyên tiến hành công tác đào tạo và đào tạo lại nhân sự, đặc biệt là công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kĩ thuật cho ngƣời lao động. Do đó trong hơn 10 năm qua, đội ngũ lao động của Tổng công ty đã có bƣớc phát triển đổi mới cơ bản theo hƣớng thích nghi với cơ chế thị trƣờng cạnh tranh có sự quản lý của nhà nƣớc theo định hƣớng XHCN.
Mục tiêu đào tạo của công ty chỉ đƣa ra chung chung, không có mục tiêu cụ thể cho từng đối tƣợng hay cho từng thời kì nhất định.
Với khóa đào tạo kèm cặp cử nhân mới ra trường: mục đích để ngƣời lao động hội nhập nhanh với môi trƣờng làm việc; nâng cao trình độ, kiến thức, kĩ năng làm việc, đáp ứng nhiệm vụ trƣớc mắt, phát triển đội ngũ nhân viên lành mạnh.
Với khóa đào tạo nâng cao trình độ thì mục đích là nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân lực thông qua số lao động ĐH, CĐ…
Trong mỗi thời kì, giai đoạn khác nhau, cùng một khóa đào tạo cần có những mục tiêu cụ thể, rõ ràng khác nhau cho phù hợp. Việc xác định mục tiêu đào tạo không rõ ràng ảnh hƣởng đến việc xác định nội dung chƣơng trình giảng dạy cũng nhƣ hiệu quả học tập của ngƣời lao động.
+ Lựa chọn đối tượng đào tạo và phát triển nhân sự
Việc lựa chọn đối tƣợng đào tạo và phát triển nhân sự của công ty căn cứ vào bảng đánh giá năng lực cá nhân hàng năm của công ty, căn cứ vào sự đánh giá chủ quan của trƣởng các phòng ban. Những đối tƣợng đƣợc lựa chọn cho đi đào tạo theo nhu cầu công ty hay tự đề xuất chƣa đáp ứng nhu cầu công việc cụ thể với từng đối tƣợng :
Đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho đối tượng quản lý: một số cán bộ quản lý trong công ty còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu công việc.
Nâng cao trình độ chuyên môn, dài hạn, tại chức áp dụng cho những cán bộ, nhân viên có khả năng, nguyện vọng và nằm trong quy hoạch của công ty.
Đào tạo kèm cặp với các đối tượng: Cử nhân kinh tế mới ra trƣờng về nhận công tác tại công ty đã kí Hợp đồng lao động từ một năm trở lên; CBNV có trình độ, nghiệp vụ, kĩ năng làm việc chƣa đáp ứng với vị trí làm việc đƣợc phân công ( theo đánh giá năng lực CBNV hàng năm ).
Theo căn cứ và thực trạng lựa chọn đối tƣợng đào tạo dựa trên căn cứ đánh giá chủ quan của ngƣời quản lý và ngƣời lao động. Trong quá trình lựa chọn đối tƣợng đào tạo không quan tâm nhiều đến ý kiến đóng góp của tập thể đồng nghiệp, không chú ý xem xét cơ cấu tuổi, giới tính để phù hợp với từng khóa đào tạo.
Tùy theo nhiều khóa đào tạo khác nhau mà công ty có xây dựng chƣơng trình đào tạo, soạn thảo nội dung đào tạo hay gửi ra đào tạo bên ngoài.
- Đào tạo kèm cặp: Thông thƣờng hàng năm, dựa trên nhu cầu tuyển dụng thƣờng xuyên của công ty, vào tháng 9 công ty sẽ có một đợt tuyển dụng mới tuỳ theo nhu cầu nhân sự từ các phòng ban, thƣờng sẽ tuyển từ 3-5 nhân viên mới. Sau quy trình tuyển dụng, nhân viên mới sẽ đƣợc học việc và thử việc trong 6 tháng đầu. Trong quá trình này, nhân viên mới sẽ đƣợc phòng HCNS, trƣởng phòng phân công ngƣời hƣớng dẫn và thông thƣờng sau khoảng 1 tháng, nhân viên mới sẽ đƣợc giao việc và tiếp xúc dần với công việc mới dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời kèm cặp.
- Khoá đào tạo tại công ty: Công ty chỉ tổ chức các khoá đào tạo tại công ty khi nhu cầu cấp thiết phải đào tạo với số lƣợng lớn nhân viên trong một phòng ban nào đó do kinh phí cho đào tạo và phát triển nhân sự còn hạn hẹp.Tháng 3/2008, khi thị trƣờng chứng khoán còn dấu hiệu khả quan, công ty đã tổ chức một khoá đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho Phòng kinh doanh và phát hành chứng khoán, mời chuyên gia là giảng viên trƣờng Học viện Tài chính.
- Bộ môn Kinh doanh chứng khoán về giảng dạy tại công ty, chuyên viên trong phòng và các phòng ban khác có thể đăng ký khoá học trong 3 ngày. Chuyên gia kinh tế đã trao đổi về thị trƣờng chứng khoán, hệ thống hoá bài bản các khái niệm cơ bản về kinh doanh chứng khoán và giới thiệu các chƣơng trình đào tạo mà nhân viên có thể tham gia học tập để lấy chứng chỉ nhƣ chứng chỉ môi giới chứng khoán, chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán... Nhờ những buổi trao đổi thực tế, nhân viên công ty có cái nhìn hệ thống và tầm nhìn rộng về thị trƣờng chứng khoán, khác với trƣớc kia là đầu tƣ theo số đông.
Công ty đã mở một khoá đào tạo cho nhân viên mới trong 1 tháng đầu (trung bình 2-3 buổi/tuần), do các trƣởng phòng trực tiếp hƣớng dẫn, đào tạo về nội quy công ty, quy trình tín dụng, các khung pháp chế quanh hoạt động tín dụng, kỹ năng làm việc, tìm kiếm khách hàng... kết hợp với đào tạo kèm cặp để phát triển nguồn nhân sự, tạo nên một đội ngũ nhân sự mới đƣợc đào tạo bài bản, cùng với đội ngũ sẵn có là nền tảng cho sự phát triển kinh doanh của công ty tại thời điểm hiện tại.
- Các khoá đào tạo bên ngoài: Do kinh phí hạn hẹp nên các khoá đào tạo ngƣời lao động tự đề xuất, công ty không chi trả chi phí. Dù nhu cầu thực tế cần đào tạo trong công ty là rất lớn, nhất là các vị trí nhà quản lý, nhƣng công ty vẫn chƣa tổ chức một chƣơng trình liên kết đào tạo nào với bên ngoài hoặc gửi nhân viên tới các khoá đào tạo ngắn hạn.
+ Đội ngũ giáo viên giảng dạy
Công ty chƣa có đội ngũ chuyên về mảng đào tạo và phát triển nhân sự nhƣng việc lựa chọn đội ngũ giáo viên cho từng chƣơng trình đào tạo có những quy định tƣơng đối cụ thể, khắt khe.
Đào tạo kèm cặp cử nhân kinh tế mới ra trường: Chuyên viên, nhân viên có từ 2 năm kinh nghiệm làm việc tại đơn vị.
Yêu cầu: Cán bộ hƣớng dẫn phải gƣơng mẫu trong quá trình kèm cặp nhân viên, phải có trách nhiệm xây dựng đề cƣơng hƣớng dẫn. Sau thời gian kèm cặp, trình độ của ngƣời đƣợc kèm cặp phải nâng lên về mọi mặt (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ năng giao tiếp, ý thức tổ chức, kỉ luật, văn hóa doanh nghiệp,..). Đảm bảo hoàn thành tốt công việc trong và sau quá trình hƣớng dẫn.
Với cán bộ giảng viên thuê bên ngoài: công ty thuê những giảng viên từ những trƣờng ĐH, CĐ chính quy, có trình độ, chuyên môn, có kinh nghiệm giảng dạy. Giáo viên đƣợc thuê về giảng dạy chịu trách nhiệm trong việc biên
soạn đề cƣơng đƣợc Phòng HCNS và Giám đốc thông qua. Trong quá trình giảng dạy, các giáo viên đƣợc xem xét về sự nhiệt tình cũng nhƣ khả năng truyền đạt, nội dung giảng dạy có phù hợp không. Nhìn chung với việc lựa chọn kĩ nhƣ vậy, các giảng viện đƣợc công ty mời nhìn chung có chất lƣợng tốt.
Trong thực tế, công tác lựa chọn giáo viên giảng dạy chi tiết, có quy định trách nhiệm cụ thể, về căn bản đội ngũ giáo viên giảng dạy đáp ứng đƣợc nhu cầu. Nhƣng việc đào tạo kèm cặp bởi những nhân viên có kinh nghiệm trong công ty, chủ yếu là kiêm nhiệm nên khả năng sƣ phạm không đƣợc đào tạo chuyên nghiệp, kiến thức kinh nghiệm truyền đạt nhiều khi mang tính chủ quan nên có nhiều kiến thức, quan điểm lạc hậu, không phù hợp. Các giáo viên thuê ngoài thì không có quá trình tham quan và tiếp cận thực tế với công ty để xây dựng chƣơng trình và cách giảng dạy cho phù hợp và có tính thực tế hơn.
+ Nguồn kinh phí đào tạo.
Hàng năm, phòng HCNS xây đựng kế hoạch đào tạo, căn cứ vào các yếu tố trong đào tạo để hạch toán, dự tính chi phí cho mỗi khóa đào tạo và toàn bộ, sau đó trình lên Giám đốc phê duyệt. Nguồn kinh phí đào tạo trích từ quỹ đào tạo của Công ty, trích từ lợi nhuận mà công ty thu đƣợc hàng năm, chi cho các khoản sau: tiền lƣơng giáo viên, biên soạn nội dung giảng dạy, sao lƣu tài liệu, chi phì thi cử: đề kiểm tra, thi, cấp chứng chỉ,…; chi phí quản lý, điều hành công tác đào tạo.
Với những cá nhân có nhu cầu tự đi đào tạo thì công ty không có bất kì khoản chi phì nào cho việc đào tạo đó mà chỉ có thể tạo điều kiện cho cá nhân đó đi học: cho nghỉ phép, về sớm…
Với cán bộ kiêm nhiệm trong công tác đào tạo thì có đƣợc hƣởng quyền lợi riêng nhƣ sau: Tất cả chuyên viên, nhân viên thực hiện kèm cặp
đều đƣợc hƣởng phụ cấp kèm cặp trong quá trình đào tạo. Các cán bộ đựơc hƣởng phụ cấp chức vụ trƣởng phòng, tổ trƣởng trở lên thì không đƣợc hƣởng thêm phụ cấp kèm cặp nữa.
Mức phụ cấp kèm cặp = Số ngày đào tạo x 15.000đ
Kèm cặp tại nơi làm việc với đối tƣợng mới ra trƣờng là từ 4-6 tháng.
Ngoài ra với những giáo viên thuê ngoài thì việc trả kinh phí do thỏa thuận giữa công ty và ngƣời đƣợc thuê nhƣng thƣờng với chi phí cao hơn rất nhiều so với kiêm nhiệm của cán bộ trong công ty nên việc thuê giáo viên ngoài là rất hạn chế.
Tổng kinh phí đào tạo hàng năm của công ty nhƣ sau:
Bảng 2.5: Bảng kinh phí đào tạo của công ty
Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2013 2013/2011
(%)
1 Tổng số ngƣời đƣợc đào
tạo Ngƣời 31 35 112,9
2 Tổng chi phí đào tạo Đồng 7.000.000 8.000.000 114,3
3 Chi phí đào tạo bình quân Đồng/
Ngƣời 225.806 228.571 101,2
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự.)
Nhƣ vậy hàng năm, công ty có quan tâm đến đào tạo, tốc độ tăng của chi phí dành cho đào tạo tăng tƣơng ứng với doanh thu của công ty. Nhƣng so với lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh thì mức chi phí này còn vô cùng nhỏ bé.
Do nguồn kinh phí có hạn, việc trả lƣơng cho giáo viên giảng dạy, kèm cặp còn quá ít, không kích thích đƣợc tinh thần làm viêc của giáo viên. Với cá nhân tham gia đào tạo, công ty không có chính sách khuyến khích cụ thể. Nhất là với đối tƣợng tự bản thân có nhu cầu đào tạo thì không có bất kì
nguồn kinh phí hỗ trợ nào mà chỉ hỗ trợ nhƣ cho nghỉ phép một thời gian ngắn hay dài tùy điều kiện, tình hình cụ thể.
+ Cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo
Cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo của công ty về cơ bản là đáp ứng đƣợc và phù hợp với các khóa đào tạo. Tại các phòng ban trong công ty, thƣờng xuyên trang bị các thiết bị máy móc hiện đại để nhân viên làm việc và phục vụ việc kèm cặp tại chỗ nhƣ: vi tính, máy fax, điện thoại, mạng internet… Các phòng học đƣợc trƣng dụng từ phòng họp, có các thiết bị nhƣ máy chiếu, micro, .. để học tập và giảng dạy.