5. Bố cục của khóa luận
2.2.5. Axit axetic (CH3COOH)
Axit axetic, hay còn gọi là etanoic, là một axit hữu cơ, mạnh hơn axit cacbonic. Phân tử gồm nhóm metyl (-CH3) liên kết với nhóm carboxyl (-COOH).
Hình 2.6: Mô hình phân tử axit axetic
Axit axetic có thể ăn mòn các kim loại như sắt, mangan và kẽm sinh ra khí hiđro và các muối kim loại tương ứng gọi là các axetat. Nhôm khi tiếp xúc với oxy sẽ tạo thành một màng mỏng nhôm oxit trên bề mặt làm cho nó có khả năng chống lại một cách tương đối sư ăn mòn của axit, điều này cho phép các bình chứa bằng nhôm có thể dùng để vận chuyển axit axetic. Các axetat kim loại cũng có thể được điều chế từ axit axetic và một bazơ tương ứng, như phản ứng phổ biến là "natri bicacbonat + giấm". Chỉ trừ crôm(II) axetat, thì hầu hết các axetat còn lại đều có thể hòa tan trong nước.
Mg(r) + 2 CH3COOH(l) → (CH3COO)2Mg(dd) + H2(k)
NaHCO3(r) + CH3COOH(dd) → CH3COONa(dd) + CO2(k) + H2O(l)
Axit axetic có thể tạo các phản ứng hóa học đặc trưng của nhóm axit cacboxylic như tạo ra nước và etanoat kim loại khi phản ứng với kiềm; tạo ra etanoat kim loại khi phản ứng với kim loại; và tạo ra etanoat kim loại, nước và cacbon đioxit khi phản ứng với các cacbonat và bicacbonat. Phản ứng đặc trưng nhất là tạo thành etanol, và tạo thành các dẫn xuất như axetyl clorua bằng cách thay thế nhóm -OH bởi -Cl. Các dẫn xuất thay thế khác như anhydrit axetic; anhydrit này được tạo ra theo phản ứng trùng ngưng tách phân tử nước từ hai phân tử của axit
Khi nung trên 440 °C, axit axetic phân hủy tạo ra cacbon đioxit và metan, hoặc tạo ra etenon và nước.
Axit axetic có thể được nhận biết bởi mùi đặc trưng của nó. Phản ứng biến đổi màu đối với các muối của axit axetic là cho tác dụng với dung dịch sắt(III) clorua, phản ứng này tạo ra màu đỏ đậm sau khi axit hóa. Khi nung nóng các axetat với asen trioxit tạo ra cacodyl oxit, chất này có thể được nhận biết bởi các hơi có mùi hôi.