4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
3.4. xuất hình thức hợp đồng cho các dự án giao thông nông thôn và chính sách vì
Định hướng Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam là đúng đắn, hợp lòng dân và phù hợp với xu thế chung của thế giới. Xóa đói, giảm nghèo bền vững làsự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; Tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo tại Việt Nam là những thách thức đối với các bộ, ngành, các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân… trong quá trình thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo.
Theo cafef.vn, trong báo cáo gửi đại biểu Quốc hội khóa XIII của Bộ Lao động và Thương binh xã hội, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết:Tổng vốn bố trí cho Chương trình giảm nghèo trong 02 năm (2012-2013) là 10.130,207 tỷ đồng.
Trong đó năm là 2012 là 5.099 tỷ đồng, năm 2013 là 5.031,207 tỷ đồng. Số vốn này dùngđểđầu tư trên 1.000 công trình cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo; đầu tư trên 5.000 công trình hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc miền núi.
Có thể thấy các chính sách vì người nghèo cũng thu hút đáng kể ngân sách nhà nước, việc sử dụng ngân sách nhà nước phát triển các công trình hạ tầng ở các địa phương trong chương trình phát triển vì người nghèo là rất lớn. Những dự án này lại chủ yếu được thực hiện bởi các đơn vị chủ quản thuộc khối nhà nước. Như thực tế thấy rằng các công trình này tuy đã mang lại diện mạo mới cho nông thôn các xã... nhưng chất lượng của những công trình này thực sự không thể yên tâm và xuất phát nhiềutiêu cực, tham nhũng trong các công trình này.
Hơn nữa các dự án nông thôn vì người nghèo lại không đáp ứng được việc thu phí để hoàn vốn. Vậy giải pháp nào cho vấn đề này để vừa thúc đẩy phát triển hạ tầng nông thôn và các vùng nghèo lại vừa nâng cao chất lượng các công trình cũng như sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhà nước trong xây dựng các công trình giao thông nông thôn.
Tác giả xin đề xuất sử dụng mô hình hợp đồng dựa trên kết quả hoạt động
trong các công trình giao thông nông thôn và các công trình theo chiến dịch vì người nghèo.
Theo mô hình hợp đồng này, nhà nước và các tổ chức hỗ trợ có thể trực tiếp cơ cấu nguồn vốn của mình nhằm mang lại lợi ích cho người nghèo. Theo đó Nhà đầu tư nhận được các khoản thu hồi vốn đầu tư bằng cách đạt được những kết quả cụ thể. Chương trình hoàn vốncho Nhà đầu tư, nhà nướccó 3 hình thứclựa chọn:
(i) Hoàn vốn 1 lần: sau khi xây dựng xong, Nhà nước trả toàn bộ chi phí xây dựng 1 lần cho Nhà thầu, sau đó Nhà nước cho phép Nhà đầu tư vận hành và duy tu bảo dưỡng. Chi phí vận hành và duy tu bảo dưỡng được Nhà đầu tư thu hồi bằng việc đứng ra thu phí người sử dụng để chi trả cho các hoạt động vận hành dài hạn hơn và chi phí duy tu bảo dưỡng.
(ii) Hoàn vốn 1 phần: Nhà nước chi trả một phần cho Nhà đầu tư trong giai đoạn vận hành cho đến khi việc thu phí giúp thu hồi toàn bộ chi phí.
(iii) Hoàn vốn thường xuyên: Nhà nước sử dụng các nguồn thu thường xuyên của địa phương để chi trả thường xuyên cho Nhà đầu tư.
Trong các hình thức hoàn vốn trên thì phương án hoàn vốn 1 lần khả thi hơn trong điều kiện hiện nay tại Việt Nam vì các lý do:
•Nhà nước sử dụng vốn để thúc đẩy hệ thống giao thông nông thôn vào mô hình này hoàn toàn hợp lý
•Nhà nước có thể cải thiện chất lượng đường giao thông nông thôn một cách hiệu quả
•Thúc đẩy các nhà đầu tư địa phương tham gia hình thức PPP
Kết luận chương 3:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng cũng như kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và thí điểm thực hiện các dự án PPP theo quyết định 71/2010/QĐ-TTg, các dự án BOT, BTO, BT theo nghị định 108/2009/NĐ-CP tại Việt nam . Trong chương 3 của luận văn, tác giả đã đưa ra các giải pháp cơ bản trong khâu chuẩn bị dự án, thực hiện dự án. Đặc biệt là chuẩn bị dự án, tác giả đã đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình của Việt Nam hiện nay, phù hợp với tiêu chuẩn chung theo thông lệ quốc tế về PPP. Tác giả cũng có những giải pháp bổ xung để hoàn thiện các chính sách, thể chế trong bộ quy tắc ứng xử của nhà nước đối với tư nhân trong quan hệ
đối tác PPP, các mô hình quản lý, đánh giá giám sát của các bên trong khi thực hiện dự án.
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập, kinh tế Việt Nam có tốc độ phát triển cao nhưng cơ sở hạ tầng lại không thể theo kịp tốc độ phát triển này. Hơn nữa, Nhà nước lại đang rơi vào tình trạng nợ công nghiêm trọng vì vậy Nhà nước không đủ sức bao tiêu cho các dự án cơ sở hạ tầng giao thông, các nguồn tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế cũng ngày càng hạn hẹp. Vấn đề về vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông càng trở nên khó khăn. Trong tình hiện nay, việc áp dụng hình thức đối tác công tư là một hình thức tất yếu trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường và cũng là giải pháp tối ưu để thu hút vốn của khu vực tư nhân trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông. Các dự án BOT, BTO, BT đã thực hiện trong thời gian qua phần nào thu hút đầu tư và các dự án này có dáng dấp của các dự án PPP nhưng hệ thống luật ở Việt Nam chưa chặt chẽ nên đã bị lợi dụng kẽ hở để tạo ra cuộc diện có lợi cho khu vực tư nhân.
Vì đây là mô hình mới xuất hiện ở Việt Nam, vì vậy trong luận văn tác giả đã đi sâu vào phân tích kinh nghiệm của các nước đã thực hiện PPP từ trước và phân tích các cơ sở pháp lý cũng như kinh nghiệm áp dụng thí điểm theo quyết định 71/2010/QĐ-TTg. Tuy nhiên các dự án này chưa nhiều và chỉ mới bắt đầu ở giai đoạn báo cáo tiền khả thi và số ít đang báo cáo nghiên cứu khả thi. Tác giả đã hoàn thành những nội dung nghiên cứu sau:
Đã nghiên cứu, hệ thống hóa tình hình phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt nam và thực trạng áp dụng mô hình PPP trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam và trên thế giới
Đã nghiên cứu phân tích nguyên nhân, các cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và kinh nghiệm thực tiễn việc áp dụng PPP trong cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam.
Đề xuất một số các giải pháp nhằm hỗ trợ quá trình chuẩn bị dự án, các mô hình quản lý phân định trách nhiệm quản lý, giám sát và báo cáo việc thực hiện dự án PPP đối với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
Chủ động và sớm hoàn thiện danh mục dự án, đồng thời sớm hoàn thiện báo cáo về tình hình thực hiện nghị định 108/2009/NĐ-CP làm cơ sở dữ liệu giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có cái nhìn tổng thể, khách quan trong xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về PPP.
Đẩy nhanh tiến độ các dự án còn đang thực hiện theo các hợp đồng truyền thống đồng thời cũng xem xét, rà soát những dự án còn vướng mắc có thể chuyển đổi sang hình thức PPP được hay không.
Sớm hoàn thiện khung pháp lý và thể chế, chính sách ưu đãi đầu tư cho PPP một cách linh hoạt, chặt chẽ đủ hấp dẫn các Nhà đầu tư.
Thành lập và phát triển các quỹ hỗ trợ dự án trong giai đoạn thí điểm và trong tương lai. Tạo chính sách ưu đãi tốt nhất có thể cho các Nhà đầu tư tham gia các dự án thí điểm hiện nay.
2.2. Với khu vực tư nhân:
Các Nhà đầu tư phải có cái nhìn tổng thể để nhận thấy rằng PPP là một sự phát triển tất yếu trong nền kinh tế thị trường, là một cơ hội rất lớn của các Nhà đầu tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông.
Khuyến khích các Nhà đầu tư đề xuất dự án gửi lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, tích cực đóng góp ý kiến trong các cuộc tham luận, hội nghị về PPP.
Tăng cường hơn nữa năng lực về con người của công ty bắt kịp, thích nghi với mô hình đầu tư theo hình thức PPP để chủ động tham gia các dự án PPP một cách hiệu quả.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ, Dự thảo nghị định ngày 25/02/2014 về Hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
2. Chính phủ, Dự thảo nghị định ngày 7/3/2014 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
3. Chính phủ, Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/2009 về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao.
4.Chính phủ, quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09/11/2010 về việc ban hành quy chế thí điểm đầu tư theo hình thưc đối tác công – tư.
5. Bộ giao thông Vận Tải, năm 2012, Báo cáo tổng hợp: "Điều chỉnh chiến lược phát triên GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030". 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 24/10/2013, Tạp chí điện tử kinh tế và dự báo "PPP trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ"
7. Đoàn Minh Huấn, Báo cáo khoa học tổng kết đề tài "Nghiên cứu xây dựng cơ chế và mô hình hợp tác công tư phục vụ quá trình phá triển kinh tế - xã hội
thành phố Hà Nội", Mã số: 01X-10/01-2012-2 của sở Khoa học và Công
nghệ, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội.
8. Ngân hàng ADB, Mối quan hệ đối tác nhà nước – tư nhân, ADB_PPP_Các
hình thức hợp đồng _Handbook.pdf.
9. PGS.TS. Nguyễn Bá Uân (2012), Tập bài giảng quản lý dự án, Trường đại học Thủy lợi.
10. Quốc hội, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013. 11. Quốc hội, Luật đầu tư 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
13. Ủy ban kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam, ngày 10/12/2013, "Phương thức đối tác công - tư (PPP): Kinh nghiệm quốc tế và khuôn khổ thể chế tại Việt Nam", NXB Tri Thức.
14. Các website của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ GTVT, Bộ Xây dựng… 15. Các nguồn khác.