Các quy trình đánh giá, giám sát và báo cáo kết quả việc thực hiện mô

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CÔNG TƯ ĐỐI TÁC (PPP) TRONG ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI VIỆT NAM (Trang 110)

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:

3.3.2.Các quy trình đánh giá, giám sát và báo cáo kết quả việc thực hiện mô

mô hình công tư đối tác (PPP) trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam.

Hình 3.4: Mô hình quản lý dự án PPP

Nhà đầu tư có vai trò quyết định sự thành công của dự án PPP trong quá trình xây dựng hay vận hành dự án. Với các dự án PPP thường thành lập doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án. Doanh nghiệp dự án phải thành lập ban quản lý dự án để

Doanh nghiệp dự án.

Tự quản lý Dự án. Thuê tư vấn Quản

lý Dự án.

Ban quản lý Dự án.

Đơn vị Quản lý Dự án chuyên trách.

quản lý và giám sát công trình xây dựng hoặc sử dụng các phòng ban chức năng của mình để thực hiện quản lý dự án, doanh nghiệp dự án có thể thuê hoặc tự thực hiện nếu có đủ năng lực. Ban quản lý dự án có vai trò vận hành các công việc thực hiện dự án đảm bảo theo hợp đồng vừa có trách nhiệm báo cáo với văn phòng PPP trực thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư về chất lượng, tiến độ, khối lượng...của công trình. Lúc này doanh nghiệp dự án đóng vai trò là Chủ đầu tư trong đó cơ cấu, thểchế được Nhà nước và Nhà đầu tư quyết định.

3.3.2.1. Đề xuất phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây

dựng trong trường hợp áp dụng đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư (PPP).

a) Doanh nghiệp dự án có trách nhiệm:

Lựa chọn nhà thầu tư vấn, mua sắm hàng hóa, thi công xây dựng và nhà thầu khác để thực hiện dự án theo kế hoạch đấu thầu đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Kết quả lựa chọn nhà thầu phải gửi thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng PPP trong thời hạn theo quy định của pháp luật

Lập thiết kế kỹ thuật trên cơ sở báo cáo nghiên cứu khả thi và hợp đồng dự án, gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng PPP để giám sát, kiểm tra;

Tự quản lý, giám sát hoặc thuê tổ chức tư vấn độc lập để quản lý, giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu các hạng mục và toàn bộ công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng và thỏa thuận tại hợp đồng dự án;

Cử cán bộ có đủ năng lực hoặc thuê tư vấn thực hiện quản lý chất lượng tất cả các công tác tư vấn, thi công xây lắp, mua sắm hàng hóa và chịu trách nhiệm trước doanh nghiệp dự án.

Chuyển giao công nghệ, đào tạo, bảo hành, bảo trì công trình phù hợp với các yêu cầu của hợp đồng dự án và theo quy định của pháp luật có liên quan.

b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng PPP có trách nhiệm:

Tiếp nhận và kiểm tra kết quả lựa chọn nhà thầu của doanh nghiệp dự án so với yêu cầu của hợp đồng dự án và quy định của pháp luật có liên quan;

Giám sát, kiểm tra thiết kế kỹ thuật do doanh nghiệp dự án lập theo quy định hiện hành hoặc thẩm tra thiết kế theo quy định của Nghị định 15/2013/NĐ-CP trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng PPP đồng thời là cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng; xem xét, quyết định việc thay đổi thiết kế kỹ thuật so với báo cáo nghiên cứu khả thi;

Giám sát, đánh giá việc tuân thủ các nghĩa vụ của nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án trong việc thực hiện các yêu cầu về quy hoạch, mục tiêu, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng công trình, tiến độ huy động vốn và thực hiện dự án, bảo vệ môi trường và các vấn đề khác theo thỏa thuận trong hợp đồng dự án. Thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu công trình của doanh nghiệp dự án theo quy định của Nghị định 15/2013/NĐ-CP trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng PPP đồng thời là cơ quanquản lý nhà nước về xây dựng;

Tổ chức kiểm định chất lượng, giá trị, tình trạng công trình theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án, lập danh mục tài sản chuyển giao, xác định các hư hại (nếu có) và yêu cầu doanh nghiệp dự án thực hiện việc sửa chữa, bảo trì công trình;

Chỉ nhận chuyển giao khi công trình và các thiết bị, tài sản liên quan đến việc vận hành công trình đã được bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và các nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng dự án;

Phối hợp với doanh nghiệp dự án lập hồ sơ bàn giao công trình làm căn cứ pháp lý cho việc chuyển giao công trình;

Tổ chức quản lý, vận hành công trình theo chức năng, thẩm quyền hoặc giao cho nhà đầu tư quản lý vận hành theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án sau khi tiếp nhận công trình.

c)Trách nhiệm của doanh nghiệp dự án và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng PPP trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng phải được xác định rõ trong hợp đồng dự án PPP.

3.3.2.2.Đề xuất các nội dung quản lý dự án của ban quản lý dự án thuộc

doanh nghiệp dự án.

•Quản lý chất lượngxây dựng công trình.

•Quản lý khối lượng gồm quản lý chi phí và quản lý hợp đồng. •Quản lý tiến độ thi côngxây dựng công trình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

•Quản lý rủi ro trong quá trình xây dựng.

•Quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng.

•Các nội dung quản lý khác trong quá trình vận hành khai thác.

Đánh giá tình trạng hiện tại của việc thực hiện dự án và nắm rõ các quy trình thực hiện dự án để lập kế hoạch quản lý và kiểm soát dự án;

Đánh giá các thay đổi liên quan đến thiết kế , thi công xây dựng, mua sắm vật tư, thiết bị, an toàn lao động , vệ sinh mối trường và phòng chống cháy, nổ, chạy thử nghiệm thu và bàn giao công trình, đào tạo vận hành: đề xuất cho Chủ đầu tư (hay doanh nghiệp dự án) các biện pháp thích hợp để đảm bảo các thay đổi trên không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng và tiến độ thực hiện dự án;

Lập hồ sơ mời thầu, tư vấn lựa chọn nhà thầu phụ tham gia dự án.

Kiểm tra, điều hành tiến độ và chất lượng thực hiện hợp đồng của các nhà thầu theo đúng hợp đồng đã ký;

Xem xét, kiểm tra các tài liệu của các nhà thầu, các nhà tư vấn khác theo hợp đồng đã ký kết với Chủ đầu tư;

Giám sát và điều hành các nhà thầu thực hiện tiến độ do các nhà thầu khác lập và hiệu chỉnh, lập lại tiến độ thực hiện dự án (nếu cần thiết) phù hợp với tổng tiến độ và các mốc quan trọng đã được duyệt;

Theo dõi, đánh giá và báo cáo mức độ hoàn thành tiến độ của các nhà thầu. Xử lý khi có chậm trễ và có biện pháp xác thực nhằm hoàn thành đúng tiến độ đã cam kết với Chủ đầutư;

Giám sát và điều hành các nhà thầu thực hiện các công việc phù hợp với các mốc và các khoảng thời gian quan trọng của dự án;

Quản lý rủi ro liên quan đến dự án;

Lập, kiểm tra, điều hành kế hoạch và các điều kiện để tiến hành thí nghiệm, kiểm định, chạy thử, nghiệm thu cho phù hợp với tổng tiến độ;

Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc lập và thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy, nổ của các nhà thầu;

Quản lý và theo dõi công tác nghiệm thu theo các bước ( nghiệm thu công việc, nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hạng mục, nghiệm thu hoàn thành công trình) với những yêu cầu về điều kiện nghiệm thu, nội dung, quy trình nghiệm thu, hồ sơ nghiệm thu và thành phần nghiệm thu.

b) Đề xuất nội dung giám sát thi công xây dựng công trìnhcủa ban quản lý thuộc doanh nghiệp dự án:

Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 72 của Luật Xây dựng gồm: Mặt bằng xây dựng; giấy phép xây dựng; Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã phê duyệt; Hợp đồng, vốn; Thiết bị, máy móc...

Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm :

Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường;

Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình;

Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình.

Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thicông xây dựng công trìnhcung cấp theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm:

Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình;

Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng.

Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm : Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình; Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định;

Xác nhận bản vẽ hoàn công;

Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định của Pháp luật.

Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng;

Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng;

Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình.

Giúp Chủ đầu tư kiểm tra khối lượng thanh toán do Nhà thầu đề xuất và bảo lưu ý kiến các bên.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CÔNG TƯ ĐỐI TÁC (PPP) TRONG ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI VIỆT NAM (Trang 110)