Tình hình thực hiện các dự án BOT,BTO và BT

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CÔNG TƯ ĐỐI TÁC (PPP) TRONG ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI VIỆT NAM (Trang 33)

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:

1.4.1.Tình hình thực hiện các dự án BOT,BTO và BT

1.4.1.1.Tình hình thu hút đầu tư.

Việt nam có nhu cầu rất lớn về vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng. Trong gần 20 năm qua, Việt Nam đã thực thi rất nhiều những chính sách, giải pháp nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng và đầu tư công mà điển hình là chính sách BOT, BTO, BT và nhiều chính sách khác. Tuy nhiên những chính sách hiện hành chưa thu hút được các nguồn vốn tư nhân cũng như các nguồn vốn từ nước ngoài.

Các dự án đầu tư BOT, BTO, BT cho đến hiện nay cũng chưa có một báo cáo, một cơ chế cụ thể nào hay một cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào được chỉ định đánh giá, tổng kết đầy đủ về tình hình thực hiện các dự án đầu tư theo các hình thức này. Việc thu thập số liệu, tổng kết, đánh giá, diễn ra manh mún, nhỏ lẻ, gặp

nhiều khó khăn trong tiếp cận, phân loại, sử dụng số liệu và tài liệu, chưa phản ánh đầy đủ và đúng mực thực tế loại hình dự án này. Trong một lỗ lực cao nhất, năm 2012, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành thanh kiểm tra và tổng hợp số liệu từ các địa phương và các bộ ngành trong lĩnh vực này.

Theo đó tính đến thời điểm 31/12/2010 theo báo cáo từ 48 tỉnh, thành phố trực thuộc TW và một số Bộ, có 35 tỉnh, thành phố trực thuộc TW và 02 Bộ có dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT. Tổng số dự án là 384 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tưlà 1.114.663 tỷ đồng đã được cấp phép và kêu gọi đầu tư.

Bảng1.2. Phân loại các dự án đầu tư BOT, BTO, BT theo cấp quản lý

Cấp quản lý Số dự án Số vốn đầu tư (tỷ đồng) Tỉ trọng số dự án (%) Tỉ trọng vốn đầu tư (%) Địa phương 342 660.832 89,1 59,3 Bộ Giao thông 29 88.111 7,6 7,9 Bộ Công thương 13 365.720 3,4 32,8

(Nguồn Bộ Kế hoạch & Đầu tư)

Phân loại theo hình thức đầu tư:

Dự án BOT: 129 dự án với tổng số vốn đầu tư 604.389 tỷ đồng Dự án BTO: 02 dự án với tổng số vốn đầu tư 918 tỷ đồng Dự án BT: 211 dự án với tổng số vốn đầu tư 324.129 tỷ đồng

Dự án BT kết hợp với BOT: 42 dự án với tổng số vốn đầu tư 185.227 tỷ đồng.

Hình 1.1: Tỷ trọng số các dự án phân theo hình thức đầu tư (%) 0 10 20 30 40 50 60

BOT BTO BT BT+BOT

Tỉ lệ %

Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư

Phân theo lĩnh vực đầu tư:

Xây dựng công trình giao thông: 254 dự án với tổng vốn đầu tư 563.114 tỷ đồng

Xây dựng hệ thống cấp nước sạch: 08 dự án với tổng vốn đầu tư 4.490 tỷ đồng.

Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải và cải tạo môi trường: 50 dự án với tổng vốn đầu tư 139.403 tỷ đồng.

Xây dựng nhà máy điện, đường dây tải điện: 13 dự án với tổng số vốn đầu tư 365.720 tỷ đồng.

Xây dựng nhà làm việc, khu công nghiệp, khu đô thị và dịch vụ công cộng khác: 59 dự án với tổng vốn đầu tư 41.935 tỷ đồng.

Xét về số dự án, chiếm chủ yếu là dự án xây dựng các công trình giao thông, chiếm 66,15%, tiếp đến là dự án xây dựng nhà làm việc, khu công nghiệp, khu đô thị và các dịch vụ công cộngkhác chiếm 15,36%, xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải và cải tạo môi trường chiếm 13,02%, xây dựng nhà máy điện, đường dây tải điện 3,39%; xây dựng hệ thống cấp nước sạch là 2,08%. Các tỉ trọng này được thể hiện theo hình sau:

Hình1.2: Tỷ trọng số dự án phân theo lĩnh vực đầu tư (%)

0 20 40 60 80

Giao thông Công nghiệp, DV công Nước thải Điện Nước sạch

Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư

Xét về tổng số vốn đầu tư:

Xây dựng công trình giao thông chiếm 50,52% tổng vốn đầu tư

Xây dựng nhà làm việc, khu công nghiệp, khu đô thị và các dịch vụ công khác chiếm 3,76% vốn đầu tư.

Xây dựng nhà máy điện, đường dây tải điện 32,81% tổng vốn đầu tư.

Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải , chất thải và cải tạo môi trường chiếm 12,51 tổng số vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng hệ thống nước sạch chiếm 0,4%

Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài: mặc dù khung pháp lý cho việc thu hút nguồn vốn này theo hình thức BOT, BTO, BT được ban hành không chậm hơn nhiều so với đầu tư trong nước, từ năm 1998 đến nay cũng chỉ có 10 dự án BOT được cấp phép và đang hoạt động, với tổng số vốn đầu tư 5,9 tỷ USD, một con số rấtkhiêm tốn so với nhu cầu.

Hình 1.3: Tỷ trọng vốn đầu tư phân theo lĩnh vực đầu tư (%)

0 10 20 30 40 50 60

Giao thông Công nghiệp, DV công Nước thải Điện Nước sạch

Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư

1.4.1.2.Tình hình triển khai thực hiện dự án.

(i) Tình hình triển khai dự án tại các địa phương:

Trong số 342 dự án hiện do địa phương quản lý có 38 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư là 25.675 tỷ đồng; có 79 dự án đang thẩm tra để cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đầu tư là 92.600 tỷ đồng.

Các địa phương đang kêu gọi đầu tư 185 dự án với tổng số vốn đầu tư 463.488 tỷ đồng và dự kiến kêu gọi đầu tư 40 dự án vơi tổng số vốn đầu tư 79.069 tỷ đồng.

(ii) Tình hình triển khai dự án tại các bộ ngành:

Bộ Giao thông quản lý 29 dự án, 07 dự án đã đưa vào khai thác với tổng vốn đầu tư 4.001 tỷ đồng, 10 dự án đang triển khai thi công với tổng vốn đầu tư 32.639 tỷ đồng, 04 dự án đang xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư 50.371 tỷ đồng, 01 dự án đang kêu gọi đầu tư với tổng số vốn 1.100 tỷ đồng.

Bộ công thương quản lý 13 dự án, 02 dự án đi vào khai thác với tổng vốn đầu tư 16.480 tỷ đồng, 01 dự án đang thi công với tổng vốn đầu tư 39.000 tỷ đồng, 01 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư 45.000 tỷ đồng; 06 dự án đang đàm phán ký kết hợp đồng với tổng vốn đầu tư 209.000 tỷ đồng; 03 dự án đang lựa chọn nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư dự kiến 59.240 tỷ đồng.

Sau 15 năm triển khai áp dụng hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT tới nay, cả nước đã cấp phép và lựa chọn được nhà đầu tư 155 dự án với tổng số vốn

514.765 tỷ đồng, đã đóng góp một phần đáng ghi nhận vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Một số công trình hoàn thành và đi vào hoạt động đã phát huy hiệu quả đối với việc cải thiện và nâng cao năng lực về giao thông, cấp điện... Ở một số địa phương như Bình Dương các công trình giao thông đầu tư theo hình thức nêu trên có tác động tích cực đến phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển các khu công nghiệp của địa phương.

Tuy nhiên, qua báo cáo của các địa phương, Bộ, Ngành cho thấy công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập trong khâu xây dựng Danh mục dự án kêu gọi đầu tư, xác định tổng mức đầu tư, thẩm định dự án, lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng dự án, tính toán giá trị sử dụng đất, quyết toán đầu tư, theo dõi, quản lý dự án...

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CÔNG TƯ ĐỐI TÁC (PPP) TRONG ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI VIỆT NAM (Trang 33)