Xuất các giải pháp bổ xung những quy định và chính sách phù hợp

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CÔNG TƯ ĐỐI TÁC (PPP) TRONG ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI VIỆT NAM (Trang 95)

4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:

3.1.2. xuất các giải pháp bổ xung những quy định và chính sách phù hợp

hợp.

Tham gia ý kiến về hoàn thiện khung pháp lý PPP:

Thống nhất hệ thống văn bản quy định về đầu tư: Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật Đầu tư công; Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002; Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ngày 03 tháng 6 năm 2008; Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013; Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003...

•Về mức trần tỷ lệ vốn nhà nước tham gia PPP, dự thảo nghị định mới đây cũng đang thảo luận và có sự thận trọng trước khi quyết định tỷ lệ mức trần vốn nhà nước tham gia PPP này. Thực tế hiện nay theo quyết định 71 thì mức trần tỷ lệ vốn nhà nước tham gia đang là 30%, trước khi quyết định 71/2010/QĐ-TTg có hiệu lực, theo nghị định 108/2009/NĐ-CP thì mức trần này lên đến 49% tức là còn hấp dẫn hơn nghị định 71/2010/QĐ-TTg. Giới hạn 30% làm cho một số nhà đầu tư băn khoăn nhưng căn cứ khoa học của việc tăng 30% lên mức 49% cũng không vững chắc. Việc tăng vượt mức 30% khiến nhà nước đang e dè do thâm hụt ngân sách nhà nước hiện tại đang rất cao nhưng cứ giữ ở mức 30% này thì các dự án không thể hấp dẫn các nhà đầu tư và nhà nước lại rơi vào vòng luẩn quẩn (thiếu vốn – cơ sở hạ tầng kém phát triển – tốc độ phát triển kinh tế chậm – thiếu vốn). Vì vậy đề xuất của tác giả là trong quá trình thí điểm thì không nên hạn chế mức trần tỷ lệ vốn nhà nước tham gia PPP. Tỷ lệ này có thể lên đến 49% theo như nghị định 108/2009/NĐ-CP, nhà nước tiếp tục nghiên cứu qua thực tiễn các công trình thí điểm để cân đôi mức trần tỷ lệ vốn này.

Tác giả xin đề xuất: Nhà nước cần mở rộng thêm các quy định về biện pháp khuyến khích đầu tư, các cam kết, đảm bảo của nhà nước về triển khai dự án...tạo sự linh hoạt cho quá trình đàm phán và thực hiện dự án.

Bổ xung chính sách để thực hiện thí điểm PPP thành công:

- Thiết lập các cơ chế hỗ trợ triển khai như Quỹ phát triển dự án PDF; Quỹ bù đắp tài chính VFG; Quỹ phát triển hạ tầng IFF...

- Ưu tiên lựa chọn các dự án có khả năng thu hồi vốn tốt, mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho Nhà đầu tư. Các dự án mẫu làm cơ sở để phân tích đánh giá mức độ hấp dẫn đầu tư như Dự án đường cao tốc Ninh Bình – Thanh Hóa; Nghi Sơn – Bãi Vọt; Biên Hòa – Vũng Tàu; Dự án tuyến đường trên cao số 1 ở TP.HCM; Dự án đường vành đai 4 từ Quốc lộ 2 đến Quốc lộ 32 và Dự án đường liên cảng Nhơn Trạch. Tuy nhiên các dự án này đang bị vướng mắc do các dự án liên quan chưa được hoàn thành. Vì vậy tác giả đề xuất: chính phủ cần có biện pháp đẩy nhanh các dự án liên quan đến các dự án nói trên để thực hiện các dự án nêu trên theo hình thức PPP.

- Bảo lãnh doanh thu tối thiểu cho nhà đầu tư: rủi ro trong các dự án cơ sở hạ tầng giao thông phụ thuộc vào hai đặc điểm đặc trưng đó là i) dự án có tổng đầu tư lớn; ii) vòng đời của dự án dài. Như vậy với các dự án theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BOO áp dụng cho đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông là những hợp đồng phức tạp, yêu cầu các bên cần có sự am hiểu sâu sắc về các hình thức hợp đồng này. Vai trò và năng lực của nhà nước trong các dự án này phải rất tốt. Nhà đầu tư sẽ không mấy hào hứng với các dự án dài hơi nếu như không nhận được sự tham gia góp vốn, và bảo lãnh doanh thu của khu vực nhà nước trong quá trình vận hành khai thác. Tác giả đề xuất nên đưa mức bảo lãnh doanh thu tối thiểu cần đưa vào trong nghị định về PPP sắp tới.

- Tăng cường bảo lãnh của chính phủ về ngoại hối: có cơ chế bảo lãnh ổn định của chính phủ là yếu tố căn bản để thu hút cho vay nước ngoài vào các dự án cơ sở hạ tầng. Các bên cho vay nước ngoài đang quan ngại về việc nhà nước xem xét giảm mức bảo lãnh về ngoại hối dưới mức 100% như hiện nay. Sự lo ngại này xuất phát từ tình trạng áp dụng thiếu thống nhất các nguyên tắc bảo lãnh trong những dự án đã được cấp phép và những dự án trong quá trình đàm phán hay các dự án sau này. Trong bối cảnh thị trường tín dụng thương mại khó khăn hiện nay thì các bên cho vay nước ngoài sẽ chỉ cấp vốn cho những dự án tốt nhất ở Châu Á. Khi đó bảo lãnh ngoại hối sẽ là yếu tố quyết định khi mà các yếu tố khác là tương đồng.

Phải có sự thống nhất trong các quy định về hình thức đầu tư PPP, mặc dù các dự án đầu tư sử dụng hợp đồng BOT, BT theo quy định tại nghị định 108/NĐ- CP cũng là một hình thức đầu tư PPP. Tuy nhiên, môi trường đầu tư sẽ có sự biến dạng do các nhà đầu tư tìm cách lách các quy định để tránh cạnh tranh, công khai thông tin (Ví dụ: trong thực tế đã có trường hợp đã dùng hình thức BOT để tránh đấu thầu mặc dù bản chất đó là dự án sử dụng phần lớn nguồn ngân sách nhà nước hoặc dự án giao thông kết hợp với dự án bất động sản mà nhìn nhận chung có thể coi dự án giao thông là một phần của dự án bất động sản). Kẽ hở này một phần cũng kéo theo sự khó khăn, bối rối khi lựa chọn hình thức đầu tư. Các quy định chưa thống nhất và chặt chẽ, các thuật ngữ cũng chưa rõ ràng khiến cho việc thi hành luật, nghị định khó khăn. Các hợp đồng PPP thường có độ chi tiết cao vì vậy việc

ban hành hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ và chi tiết, dễ hiểu là một yêu cầu tất yếu nếu muốn thực hiện tốt các dự án PPP và hấp dẫn các nhà đầu tư.

- Tạo sự đồng thuận trong toàn hệ thống về các chủ chương, đường lối, chính sách đối với việc huy động sự tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông bằng một chương trình truyền thông hiệu quả tới từng đối tượng liên quan

- Cần có sự cam kết từ các cấp lãnh đạo cấp cao nhất của cơ quan nhà nước có thẩm quyềnvà sự vào cuộc của các đơn vị trực thuộc với chương trình PPP để có thể triển khai các dự án tại Bộ, Ngành, địa phương.

- Cần xây dựng và tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan đầu mối như Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Trao đổi và hỗ trợ các cơ quannhà nước có thẩm quyềnbằng các biện pháp cử chuyên gia đến các đơn vị có dự án tập huấn, nâng cao năng lực cán bộ, xây dựng và hướng dẫn các tiêu chí xác định và lựa chọn dự án, hỗ trợ trong việc tuyển chọn tư vấn giao dịch trong nước và quốc tế, xây dựng hồ sơ mời thầu, tư vấn chấm thầu và các công đoạn khác trong quá trình phát triển dự án.

- Tiếp tục xây dựng năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên trách về PPP tại Bộ Kế hoạch và đầu tư nhằm đảm bảo khả năng quản lý, dẫn dắt và hỗ trợ hiệu quả các cơ quan nhà nước có thẩm quyềnthực hiện thành công các dự án thí điểm.

3.1.3. Tham vấn các tổ chức tư vấn trong quá trình thực hiện dự án PPP.

Các cố vấn chuyên môn cần được tham gia sớm vào qui trình thực hiện PPP. Trong sơ đồ liên kết văn phòng PPP, văn phòng PPP và tổ công tác liên ngành PPP cần liên hệ chặt chẽ với các tổ chức tư vấn để hoàn thiện các quy trình thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức PPP xuyên suốt quá trình từ chuẩn bị đến khi đưa công trình vào vận hành khai thác.

Tổ chức trao đổi với các chuyên gia, các cố vấn có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư theo hình thức PPP. Ngoài ra, các cán bộ địa phương cần nâng cao năng lực qua việc thực hiện các dự án thí điểm ở địa phương.

Thành công trong các dự án PPP thì năng lực thực hiện dự án của các cấp là yếu tố quan trọng quyết định. Việc nâng cao năng lực không thể một sớm một chiều nhưng cần có kế hoạch cụ thể về đào tạo năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về PPP.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CÔNG TƯ ĐỐI TÁC (PPP) TRONG ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI VIỆT NAM (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)