Thực trạng tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế phát triển Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH FSI Việt Nam (Trang 25)

Việc phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ hàng hoá theo mặt hàng cho thấy được mặt mạnh, mặt yếu của từng ngành hàng để có thể tăng cường lượng hàng hoá cho những mặt hàng có khối lượng bán ra chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng để từ đó đầu tư vào một cách đúng đắn hợp lý.

Qua biểu đồ 2.3, ta thấy mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 năm (2010 – 2012) của công ty là ngành hóa chất xử lý nước năm 2010 chiếm tỷ trọng là 50,96%, năm 2011 chiếm tỷ trọng là 49,08% năm 2012 chiếm tỷ trọng là 48,83%.

Biểu đồ 2.3: Tỉ trọng doanh thu các mặt hàng qua các năm

Như vậy tỷ trọng của ngành hàng này qua các năm 2010 đến 2012 có sự suy giảm nhưng năm sau giảm ít hơn năm trước nguyên nhân của sự giảm về tỷ trọng là do năm 2011 công ty chưa thực sự chú trọng vào khai thác thị trường mà chỉ dựa trên cơ sở khách cũ trong khi đó các công ty khác cùng ngành lại có sự khai thác thị trường liên kết rộng rãi với khách hàng làm lượng khách hàng của công ty có sự suy giảm. Trước tình hình đó, sang năm

2012 công ty đã có sự đầu tư cho khai thác thị trường nhằm lấy lại thị phần thì tỷ trọng ngành hàng này có xu hướng tăng. Đây là một dấu hiệu tương đối tốt cụ thể tổng doanh thu ngành hàng này năm 2010 là 52135 (triệu đồng) năm 2011 là 55762 (triệu đồng) về số tuyệt đối tăng 3627 (triệu đồng) ứng với số tương đối là 6,96% còn tổng doanh thu năm 2012 là 58020 (triệu đồng) tăng lên về số tuyệt đối so với năm 2003 là 2258 (triệu đồng) ứng với số tương đối là 4,05%, như vậy xét về doanh thu ngành hàng này tăng đều qua các năm.

Biểu đồ 2.4: Doanh thu các mặt hàng qua các năm

Sự tăng lên về doanh thu này là do trong năm 2011 và 2012 thời tiết nóng nắng kéo dài nên nhu cầu về mặt hàng này tăng giá đột biến do đó doanh số tăng mặc dù tỷ trọng giảm, vậy nguyên nhân chính là do giá ngành hóa chất ngành Sơn-Mực in, tỷ trọng qua các năm tăng, doanh thu tăng, cụ thể doanh thu năm 2010 là 10,019 (triệu đồng) năm 2011 là 14686(triệu đồng), tăng 4667 (triệu đồng) ứng với số tương đối là 46,58% còn năm 2012 doanh thu đạt 15722 tăng 1036 (triệu đồng) ứng với số tương đối là 7,05% sự tăng

càng được nâng cao, thu nhập bình quân tăng, do vậy lượng cầu về mặt hàng này tăng hơn nữa. Nguyên nhân chính làm tăng cả tỷ trọng lẫn doanh thu mặt hàng này là do chất lượng, điều này phản ánh được sự tăng lên về quy mô và trong đà này dự đoán trong các năm tới nhu cầu về mặt hàng này vẫn tiếp tục tăng mạnh, do đó công ty cần chú trọng đầu tư hơn nữa.

Ngược lại, ngành hóa chất ngành Xi-Mạ qua các năm có xu hướng giảm cả về tỷ trọng lẫn doanh số. Năm 2010 so với năm 2011 giảm về số tuyệt đối là 1.209 (triệu đồng) và giảm về số tương đối là 7,36%, nhưng do ngành hàng này chiếm tỷ trọng nhỏ nên không ảnh hưởng đến doanh số toàn công ty. Năm 2012 doanh thu ngành hàng này là 14.024 (triệu đồng) năm 2011 là 15.212 (triệu đồng). Về tỷ trọng giảm 1,59%, còn tỷ lệ giảm 7,81%, nguyên nhân chính của sự suy giảm này là do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các công ty khác, do đó giá thường được hạ thấp nhưng công ty không có sự khai thác tìm hiểu và liên kết với các bạn hàng làm cho giá nhập của công ty thường cao hơn các công ty khác nếu hạ thấp giá thành thì không những công ty không có lãi mà thậm chí còn lại lỗ, còn giữ giá đó, thì khách hàng chỉ lấy với số lượng ít, để giữ mối quan hệ với công ty do đó doanh thu mặt hàng này qua các chỉ tiêu đều giảm xuống trong thời gian tới, công ty nên có biện pháp thích hợp để làm sao mặt hàng này tăng lên.

Các mặt hàng khác nói chung đều có sự tăng lên về doanh số, mặc dù tỷ trọng có giảm ở một số ngành hàng nhưng không đáng kể nên tổng doanh thu bán hàng của toàn công ty tăng đều qua các năm cụ thể: tổng doanh thu năm 2010 là 102.314 (triệu đồng) năm 2011 tổng doanh thu là 113.624 (triệu đồng) tăng 11.310 (triệu đồng) ứng với số tương đối là 11,05% còn tổng doanh thu năm 2012 là 118.837 (triệu đồng) tăng 5.213 (triệu đồng) ứng với số tương đối là 4,59%. Đạt được kết quả này là do các mặt hàng chủ yếu của công ty đều tăng doanh số nên tổng doanh số của công ty tăng lên.

Nhìn chung tình hình kinh doanh của các ngành hàng của công ty là tốt, tuy nhiên từng ngành hàng cụ thể vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết như sự tăng về giá dẫn tới doanh thu tăng ở ngành hóa chất sử lý nước, sự giảm lượng làm giảm doanh số ở ngành hóa chất ngành Xi-Mạ, do vậy để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa thì công ty cần quan tâm hơn nữa những tồn tại trên.

Bảng 2.3. Tình hình tiêu thụ hàng hóa theo kết cấu mặt hàng kinh doanh

Các chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh

2011/2010 So sánh So sánh 2012/2011 Doanh thu (triệu đồng) TT (%) Doanh thu (triệu đồng) TT (%) Doanh thu (triệu đồng) TT (%) Gía trị (triệu đồng) TL (%) Gía trị (triệu đồng) TL (%) 1. Hóa chất ngành Sơn- Mực in 10.019 9,79 14.686 12,93 15.722 13,23 4.667 46,58 1.036 7,05 2. Hóa chất ngành Xi- Mạ 16.421 16,05 15.212 13,39 14.024 11,80 (1.209) (7,36) (1.188) (7,81) 3. Hóa chất ngành Nhựa-Cao su 20.628 20,16 23.992 21,12 24.802 20,87 3.364 16,31 810 3,38 4. Hóa chất sử lý nước 52.135 50,96 55.762 49,08 58.020 48,83 3.627 6,96 2.258 4,05 5. Các mặt hàng khác 3.111 3,04 3.972 3,48 4.269 5,27 861 27,68 297 7,48 6. Tổng doanh thu 102.314 100 113.624 100 118.837 100 11.310 11,05 5.213 4,59 Nguồn: Phòng kế toán

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế phát triển Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại Công ty TNHH FSI Việt Nam (Trang 25)