Lỗi phát âm không trọng âm trên tất cả các âm tiết trong từ 1 Các từ đơn

Một phần của tài liệu Lỗi phát âm trọng âm từ tiếng Anh của học sinh Việt Nam (Trang 49)

2.3.2.2.1 Các từ đơn

-Từ đơn hai âm tiết

+Các từ 1, 2, 3, 7, 8, 9, 13, 14, 15 trong bảng 1, theo qui tắc 1 của từ đơn hai âm tiết đối với động từ, tính từ và trạng từ là tất cả các từ nêu trên nhận trọng âm ở âm tiết thứ hai. Số đối tượng phát âm không trọng âm trên tất cả hai âm tiết là: từ 1 (0%); từ 2 ( 0%); từ 3 ( 10%); từ 7 (0%); từ 8 ( 30%); từ 9 (0%); từ 13 ( 0%); từ 14 ( 50%); từ 15 ( 10%).

+ Các từ 4, 5, 6, 10, 11, 12, 16, 17, 18 trong bảng 1, theo qui tắc 2 của từ đơn hai âm tiết đối với động từ, tính từ và trạng từ. Các từ nêu trên được nhấn ở âm tiết thứ nhất. Số học sinh phát âm không trọng âm trên tất cả các âm tiết là : từ 4 ( 0%); từ 5 ( 0%) ; từ 6 ( 10%); từ 10 (0%); từ 11 ( 0%); từ 12 (0%); từ 16 ( 10%); từ 17 ( 0%); từ 18 ( 0%).

+ Các từ 19, 20 trong bảng 1 có trọng âm ở âm tiết thứ nhất. Số học sinh phát âm không trọng âm là: từ 19 ( 0%); từ 20 ( 0%).

+ Các từ 21, 22 trong bảng 1 khi phát âm trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. Số học sinh phát âm không trọng âm là: từ 21 ( 0%); từ 22 ( 10%).

Qua khảo sát 22 từ đơn hai âm tiết chúng tôi nhận thấy số từ không mắc lỗi phát âm không trọng âm là 15 từ chiếm 68,18%; số từ có tần suất lỗi thấp nhất là 05 từ chiếm 22,72%; số từ có tần suất lỗi trung bình là 01 từ chiếm 4,54%;

Nhìn chung lỗi phát âm không trọng âm của từ đơn hai âm tiết đối với học sinh Việt Nam là không đáng kể.

+ Các từ 1, 2 trong bảng 2, theo qui tắc 1 đối với động từ đơn 3 âm tiết, hai từ nêu trên có trọng âm ở âm tiết thứ hai. Số học sinh phát âm không trọng âm là: từ 1 ( 0%); từ 2 ( 0%).

+ Các từ 3, 4 trong bảng 2, theo qui tắc 2 đối với động từ đơn 3 âm tiết, hai từ nêu trên mang trọng âm ở âm tiết thứ 3. Số học sinh phát âm không trọng âm là: từ 3 ( 0%); từ 4 ( 20%).

+ Các từ 6, 7, 8 trong bảng 2, theo qui tắc 1 đối với danh từ của từ đơn 3 âm tiết, 3 từ nêu trên mang trọng âm ở âm tiết thứ 2. Số học sinh phát âm không trọng âm là: từ 6 ( 0%); từ 7 ( 30%); từ 8 ( 30%).

+ Các từ 9, 10 trong bảng 2, theo qui tắc 2 đối với danh từ của từ đơn 3 âm tiết, 2 từ này có trọng âm ở âm tiết thứ 1. Số học sinh phát âm không trọng âm là: từ 9 ( 0%); từ 10 ( 0%).

2.3.2.2.2 Các từ phức

(1) Từ được tạo thành do gốc từ thêm tiếp ngữ . - Tiếp vĩ ngữ

Qua khảo sát các từ ở bảng 3 chúng tôi có kết quả như sau:

+ Các từ phức được tạo thành do gốc từ thêm tiếp vĩ ngữ 1, 2, 3, 4, 5, 6 trong bảng 3 theo quy tắc 1, tất cả các tiếp vĩ ngữ của các từ nêu trên mang trọng âm. Tỷ lệ học sinh phát âm không trọng âm là: từ 1 (0%); từ 2 (20%); từ 3, 4 (0%); từ 5(30%); từ 6 (0%).

+ Các từ 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 trong bảng 3 theo quy tắc 2, tất cả các từ nêu trên nhận trọng âm ngay trước tiếp vĩ ngữ. Kết quả khảo sát cho thấy số đối tượng phát âm không trọng âm là: từ 7(0%); từ 8(20%); từ 9, 10, 11(10%); từ 12(0%); từ 13(30%); từ 14, 15(20%); từ 16(0%); từ 17, 18 (10%); từ 19 (0%); từ 20(30%); từ 21, 22 (0%).

+ Các từ 23, 24, 25 trong bảng 3 trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai trước tiếp vĩ ngữ. Tỷ lệ đối tượng phát âm không trọng âm cho cả 3 từ 23, 24, 25 là 0%.

+ Các từ 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40 trong bảng 3 theo quy tẵc 3, trọng âm của tất cả các từ nêu trên nằm ở từ căn. Tỷ lệ học sinh phát âm không trọng âm là: từ 26, 27, 28 (0%); từ 29(10%); từ 30, 31, 32(0%); từ 33, 34(10%); từ 35(20%); từ 36(0%); từ 37(10%); từ 38,39,40(0%).

Trong số 40 từ phức được tạo thành do gốc từ thêm tiếp vĩ ngữ ở bảng 3, số từ không bị lỗi phát âm không trọng âm là 23 từ chiếm 57,5%; số từ có tần suất lỗi thấp nhất là 09 từ chiếm 22,5%.

Nhìn chung lỗi phát âm không trọng âm đối với từ phức loại này tương đối thấp. Một số rất ít học sinh Việt Nam mắc lỗi này có thể là do ảnh hưởng của thói quen nói tiếng mẹ đẻ.

- Tiếp đầu ngữ

+ Từ 1 trong bảng 4 là từ phức có hai âm tiết, trong đó âm tiết đầu là tiếp đầu ngữ một âm tiết <a-> theo qui tắc 1 trọng âm luôn rơi vào âm tiết thứ hai. Số học sinh phát âm không trọng âm trên tất cả hai âm tiết là: từ 1 ( 10%).

+ Từ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 trong bảng 4 là các từ gồm gốc từ kết hợp với các tiếp đầu ngữ một âm tiết không mang trọng âm. Qua khảo sát số học sinh phát âm không trọng âm trên tất cả các âm tiết là: từ 2 ( 0%); từ 3 ( 10%); từ 4 ( 0%); từ 5 ( 10%); từ 6 ( 20%); từ 7 ( 20%); từ 8 ( 0%); từ 9 ( 10%); từ 10 ( 0%); từ 11 ( 0%); từ 12 ( 0%).

+ Từ 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22 trong bảng 4 là các từ được hình thành bởi tiếp đầu ngữ hai âm tiết kết hợp với gốc từ tạo thành từ ba âm

tiết. Trong trường hợp này thường thì trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên. Qua khảo sát số học sinh phát âm không trọng âm trên cả ba âm tiết là: từ 13 (50%); từ 14 ( 20%); từ 15 ( 10%); từ 16 ( 10%); từ 17 ( 10%); từ 18 ( 10%); từ 19 ( 10%); từ 20 ( 0%); từ 21 ( 0%); từ 22 ( 40%).

+ Các từ 23, 24, 25, 26, 27, 28 trong bảng 4 là các từ khi các tiếp đầu ngữ hai âm tiết kết hợp với các gốc từ hình thành từ bốn âm tiết hay nhiều hơn, thường trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3. Qua khảo sát số học sinh phát âm không trọng âm trên tất cả các âm tiết là: từ 23 (10%); từ 24 ( 20%); từ 25 ( 10%); từ 26 ( 40%); từ 27 ( 10%); từ 28 ( 20%).

(2) Từ ghép

Thực tế khảo sát bảng thử 5 cho thấy :

- Từ số 1 trong bảng từ thử là từ ghép thuộc kiểu 1 gồm hai danh từ đơn. Theo qui tắc 1 của từ ghép đối với kiểu 1 thì trọng âm rơi vào một trong những âm tiết của từ đầu. Số học sinh phát âm không trọng âm trên cả hai âm tiết là: 0%.

- Từ số 2 trong bảng từ thử 5 là từ ghép thuộc kiểu 2 gồm tính từ và danh từ. Theo qui tắc 2 thì trọng âm rơi vào một trong những âm tiết của từ thứ hai. Số học sinh phát âm không trọng âm trên tất cả các âm tiết là: 0%.

- Từ số 3 trong bảng từ thử 5 là từ ghép thuộc kiểu 3 gồm số và danh từ. Theo qui tắc 3 thì trọng âm rơi vào một trong những âm tiết của từ thứ hai. Qua khảo sát cho thấy số học sinh phát âm không trọng âm trên tất cả các âm tiết là: 0%.

- Từ số 4 trong bảng từ thử 5 là từ ghép thuộc kiểu 4 gồm tính từ và động từ thêm “ing”. Theo qui tắc 4 thì trọng âm rơi vào một trong những âm tiết của từ thứ hai. Qua khảo sát cho thấy số học sinh phát âm không trọng âm lên cả 2 âm tiết của từ là: 0%.

- Từ số 5 trong bảng từ thử 5 là từ ghép thuộc kiểu 5 gồm danh từ và số. Theo qui tắc 5 thì trọng âm rơi vào một trong những âm tiết của từ thứ hai. Qua khảo sát cho thấy số học sinh phát âm không trọng âm lên tất cả các âm tiết của từ là: 10%.

- Từ số 6 trong bảng từ thử 5 là từ ghép thuộc kiểu 6 gồm tính từ và động từ. Theo qui tắc 6 thì trọng âm rơi vào từ thứ hai. Qua khảo sát cho thấy số học sinh phát âm không trọng âm lên tất cả các âm tiết của từ là: 10%.

- Từ số 7 trong bảng từ thử 5 là từ ghép thuộc kiểu 7 gồm danh từ và động từ thêm “ing”. Qua khảo sát cho thấy số học sinh phát âm không trọng âm lên cả danh từ và động từ là: 0%.

- Từ số 8 trong bảng từ thử 5 là từ ghép thuộc kiểu 8 gồm danh từ và động từ quá khứ phân từ. Theo qui tắc 8 thì trọng âm rơi vào quá khứ phân từ. Qua khảo sát cho thấy số học sinh phát âm không trọng âm lên cả hai âm tiết là: 10%.

- Từ số 9 trong bảng từ thử 5 là từ ghép thuộc kiểu 9 gồm trạng từ và động từ quá khứ phân từ. Theo qui tắc 9 thì trọng âm rơi vào một trong những âm tiết của từ thứ hai. Qua khảo sát cho thấy số học sinh phát âm không trọng âm lên cả hai từ là: 20%.

Một phần của tài liệu Lỗi phát âm trọng âm từ tiếng Anh của học sinh Việt Nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)