Thực trạng dạy phát âm tiếng Anh ở trường PTTH

Một phần của tài liệu Lỗi phát âm trọng âm từ tiếng Anh của học sinh Việt Nam (Trang 27)

Qua các phiếu điều tra về tình hình dạy phát âm tiếng Anh cho học sinh bậc PTTH từ các giáo viên giảng dạy tại một số trường trên địa bàn thị xã Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, chúng tôi thu được kết quả như sau:

- Đa số giáo viên đều cho rằng việc dạy phát âm tiếng Anh cho học sinh bậc PTTH là rất quan trọng. Tuy nhiên, thực tế điều tra cho thấy thời gian dành cho phần luyện âm của từng đơn vị bài học của bộ sách giáo khoa từ lớp 10 đến lớp 12 là quá ít. Do đó, ở trường phổ thông thông thường giáo viên chỉ dành khoảng 15 phút/1bài học để luyện phát âm cho học sinh.

- Giáo viên thường luyện phát âm cho học sinh theo kiểu giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc đồng thanh từ 3 đến 4 lần sau đó học sinh đọc lại một lần. Có khi giáo viên yêu cầu một vài học sinh đọc lại từ. Hiếm có trường hợp giáo viên dùng thiết bị nghe, nhìn để dạy phát âm.

- Số lượng từ mới trong mỗi bài quá nhiều. Với thời gian theo phân phối chương trình thì học sinh sẽ không đủ thời gian thực hành. Trong khi đó học sinh lại không chú ý đúng mức đến việc luyện phát âm từ mà chỉ chú ý đến nghĩa của từ.

- Về cơ sở vật chất, đa phần học sinh sống trong những gia đình có thu nhập thấp, không có đủ phương tiện học tập ngoại ngữ như sách, báo, băng hình, băng tiếng . . .

- Một số giáo viên chú trọng nhiều tới khả năng học sinh có dùng đúng ngữ pháp trong câu và học thuộc nhiều từ trong bài hay không cho dù bài đó là kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Rất ít giáo viên phổ thông chú trọng tới luyện và sửa phát âm cho học sinh, hậu quả là học sinh phát âm tuỳ tiện, không thể giao tiếp bằng khẩu ngữ được.

- Bên cạnh những yếu tố trên, thực trạng dạy phát âm ở phổ thông còn bị ảnh hưởng bởi khả năng phát âm của giáo viên. Một số giáo viên không khuyến khích học sinh nói vì chính bản thân mình còn yếu về mặt này, không thể nhận ra cái sai của học sinh được. Chính nhược điểm này đã hạn chế rất nhiều đến chất lượng giao tiếp bằng tiếng Anh của học sinh. Bởi lẽ thông thường giáo viên không thể dạy cho học sinh biết cái mà mình không biết.

Tóm lại: Tình hình dạy phát âm hiện nay đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo học sinh theo yêu cầu đã đề ra. Chúng tôi cho rằng một phần là do chương trình, phương pháp dạy và học chưa thật sự phù hợp. Phần nhiều là vì chất lượng đội ngũ giáo viên đứng lớp và phương pháp truyền đạt của họ đã có ảnh hưởng đến chất lượng học tập và sử dụng tiếng

Anh của học sinh hiện nay.

Một phần của tài liệu Lỗi phát âm trọng âm từ tiếng Anh của học sinh Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)