* Đặc điểm sinh học : Ngoài hình thể bình thường, trực khuẩn lao còn có thể tồn tại dưới thể siêu lọc (kích thước nhỏ hơn trực khuẩn bình thường 20 lần), qua được các lưới lọc có kích thước 0,2-0,5 m có thể đó là biến đổi của trực khuẩn khi gặp điều kiện không thuận lợi. Cũng có thể đó là sự biến đổi của trực khuẩn khi điều trị thuốc chống lao kéo dài, là dạng thích ứng của trực khuẩn trong quá trình điều trị. Một số tác giả đã nêu ra nhận xét: nếu trong đờm người bệnh có thể siêu lọc của trực khuẩn lao thì tổn thương ở phổi thường lan tràn, có nhiều nốt loét và bệnh kéo dài hơn các bệnh nhân khác [1].
Ngoài thể siêu lọc, trực khuẩn lao còn tồn tại dưới thể L. Đó là các trực khuẩn lao mất một phần hoặc toàn bộ cấu trúc vỏ vi khuẩn, hạt nhân biến đổi nhìn không rõ, bào tương thuần nhất, ít các hạt hơn trực khuẩn lao thông thường, nhìn bề ngoài trên kính hiển vi điện tử thể L có dạng hình cầu, sinh sản theo kiểu nẩy chồi, không thể nuôi cấy ở môi trường thông thường.
Về mặt sinh học thể L chuyển hóa rất ít, hầu như không chịu tác dụng của các thuốc chống lao. Thể L thực chất có thể là hình thức tồn tại của loại trực khuẩn lao nằm vùng dai dắng trong cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc tái phát bệnh lao.
HVCH: Khổng Thị Minh Ngân 17 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thái Sơn
Theo dõi hình thể L có thể sẽ giúp cho công tác điều trị, có thể dự đoán khả năng tái phát của bệnh [4,5].
Ở điều kiện tự nhiên, vi khuẩn có thể tồn tại 3 – 4 tháng. Trong phòng thí nghiệm người ta có thể bảo quản vi khuẩn trong nhiều năm. Trong đờm của bệnh nhân lao ở phòng tối, ẩm sau 3 tháng vi khuẩn vẫn tồn tại và giữ được độc lực. Dưới ánh nắng mặt trời vi khuẩn bị chết sau 1,5 giờ. Ở 42 độ C vi khuẩn ngừng phát triển và chết sau 10 phút ở 80 độC; với cồn 90 độ vi khuẩn tồn tại được ba phút, trong acid phenic 5% vi khuẩn chỉ sống được một phút.
Khi phát triển vi khuẩn cần đủ oxy, vì vậy giải thích tại sao lao phổi là thể bệnh gặp nhiều nhất và số lượng vi khuẩn nhiều nhất trong các hang lao có phế quản thông.Trong điều kiện bình thường, trung bình 20 – 24 giờ/1lần, nhưng có khi hàng tháng, thậm chí “nằm vùng” ở tổn thương rất lâu (Persister), khi gặp điều kiện thuận lợi chúng có thể tái triển lại.
Có những quần thể vi khuẩn phát triển mạnh, nằm ngoài tế bào (Nhóm A ): có những quần thể vi khuẩn phát triển chậm, từng đợt (Nhóm B); có những vi khuẩn nằm trong tế bào (Nhóm C). Những quần thể vi khuẩn này chịu tác dụng khác nhau tuỳ từng thuốc chống lao [28,43].
* Đặc điểm nuôi cấy vi khuẩn lao : Trực khuẩn lao là vi khuẩn ưa khí bắt buộc, không mọc được ở điều kiện kị khí, nhiệt độ thích hợp để mọc là 370C, hầu như không mọc ở nhiệt độ dưới 370C hoặc trên 420C.
Trực khuẩn lao rất hiếu khí, phát triển tốt nhất khi pO2 là 100 mmHg và pCO2 là 40 mmHg. Đỉnh phổi và vùng phổi dưới xương đòn hay mắc lao nhất (pO2 120- 130 mmHg khi đứng) rồi đến thân xương và đầu xương (pO2 là 100 mmHg). Gan lách, dạ dày, thực quản ít mắc lao hơn vì pO2 thấp [4].
Không nuôi được vi khuẩn lao ở môi trường thông thường, phải nuôi ở môi trường đặc biệt, giàu chất dinh dưỡng, chứa trứng, khoai tây, xitrat, glixerol, asparagin, xanh malachit. Môi trường thường dùng là môi trường đặc Loewenstein được cải tiến bởi Jensen, hoặc môi trường lỏng Sauton.
HVCH: Khổng Thị Minh Ngân 18 GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thái Sơn
Trực khuẩn lao là vi khuẩn mọc chậm, thời gian một thế hệ của
Mycobacterium tuberculosis khoảng 18 giờ, phải 4-6 tuần sau mới hình thành khuẩn lạc điển hình, dạng R. Trong điều kiện tự nhiên vi khuẩn lao có thể tồn tại 3 đến 4 tháng nơi tối ẩm, trong điều kiện phòng thí nghiệm người ta có thể giữ và bảo quản chúng trong nhiều năm. Tuy nhiên dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp thì sau 30 phút vi khuẩn lao sẽ bị tiêu diệt. Dưới ánh sáng của tia cực tím, vi khuẩn lao chỉ tồn tại được 2 đến 3 phút. ở nhiệt độ 42o C vi khuẩn lao ngừng phát triển, ở nhiệt độ 800 C vi khuẩn lao chết sau 10 phút [4,5,47].